Tuyên truyền, phổ biến quy định của Luật HN&GĐ 77 

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 84 - 86)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA

2.2 Giải pháp đối với việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao

2.2.2.1 Tuyên truyền, phổ biến quy định của Luật HN&GĐ 77 

Việc tuyên truyền cần phải đặc biệt chú trọng những điều kiện cần thiết để một giao

dịch do một bên vợ, chồng thực hiện có hiệu lực và những giao dịch nào chỉ có hiệu lực khi hai người cùng tham gia. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc phần lớn người dân Việt Nam hiện nay không hiểu biết về chế định TNLĐ của vợ chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện nói riêng và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng nói chung.

Thứ nhất, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh tàn phá và việc thực hiện chính sách bao cấp trong thời gian dài, cho đến nay, Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Đời sống của các cặp vợ chồng Việt cịn nhiều khó khăn, tài sản cũng khơng có nhiều, hầu hết đều bắt đầu xây dựng gia đình từ hai bàn tay trắng. Do đó, đa số họ không quan tâm, mặn mà với việc                                                              

xem xét xem tài sản nào là của ai hay việc một bên lập giao dịch đó thì sau này trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ sẽ là của ai. Tranh chấp hầu như chỉ xảy ra khi hai bên có mâu thuẫn, khơng cịn sự tin tưởng cần thiết đối với nhau để cùng quản lý tài sản của gia đình và phải đưa nhau ra tòa để chấm dứt cuộc hơn nhân. Có thể thừa nhận rằng đến hơn 90% các cặp vợ chồng Việt Nam xác lập các quan hệ tài sản giữa vợ chồng một cách tự phát hơn là do có sự hiểu biết về luật135. Họ thậm chí khơng hay biết về việc luật đã nói rằng thứ này là của chung, thứ kia là của riêng; rằng vợ hoặc chồng có quyền tự mình định đoạt tài sản này, nhưng sự đồng ý của vợ chồng là cần thiết trong việc định đoạt tài sản kia. Bởi vậy, khi tranh chấp về tài sản phát sinh, vợ chồng thường gặp khó khăn trong việc tìm ra bằng chứng để chứng minh tài sản trong tranh chấp đó là của chung hay của riêng bởi vì cuộc sống hàng ngày cũng như sự không ý thức của vợ chồng đã làm mờ nhạt đi những ranh giới giữa chung và riêng. Kết cục thường thấy là việc xác định tài sản là của chung. Điều đó khiến những giao dịch vốn được thực hiện với tài sản riêng (có tồn quyền định đoạt) nay trở thành giao dịch đối với tài sản chung, có thể bị tuyên vô hiệu và tự bên vợ (chồng) thực hiện giao dịch đó phải gánh chịu trách nhiệm đối với hậu quả của giao dịch vô hiệu.

Thứ hai, sự chưa hoàn thiện của hệ thống các quy phạm pháp luật hơn nhân gia đình cũng tạo ra nhiều khó khăn khi xác định TNLĐ của vợ chồng. Nếu chỉ nhìn vào luật, thật khó cho vợ, chồng cũng như bên thứ ba để biết được tài sản mà họ muốn đem ra giao dịch có thuộc trường hợp bắt buộc có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng hay khơng…Mặc dù cịn nhiều thiếu sót nhưng khi điểm lại, liên quan đến chế định TNLĐ của vợ chồng, chúng ta chỉ thấy hai văn bản là Luật HN&GĐ và Nghị định 70/2001/NĐ-CP. Đặc biệt, trong những văn bản này số lượng các điều luật liên quan đến chế định này cũng rất khiêm tốn. Ngoài ra, những quy định của luật khi đem vào áp dụng trong thực tế làm phát sinh rất nhiều vướng mắc, bất hợp lý. Ví dụ như trường hợp một bên vợ (chồng) khơng có khả năng thể hiện ý chí của mình nhưng gia đình cần gấp một số tiền và bên cịn lại phải bán một tài sản có giá trị lớn. Giao dịch này có thể bị tun vơ hiệu, bên thực hiện giao dịch phải chịu trách nhiệm với hậu quả giao dịch vơ hiệu và thực tế tình huống này đã xảy ra rất nhiều. Pháp luật đã khơng dự liệu hết những tình huống có thể xảy ra.

Thứ ba, việc giám sát của các cơ quan nhà nước đối với giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt là tài sản được quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ- CP còn lỏng lẻo136. Việc một bên vợ (chồng) giả mạo chữ ký của người còn lại để tiến hành giao dịch rất phổ biến hiện nay. Các cơ quan chức năng chỉ xem xét sự tồn tại của văn bản thỏa thuận mà khơng xác minh chữ ký có đúng hay không. Việc thẩm định chỉ diễn ra một khi giao dịch đã được xác lập, thực hiện hay đã xảy ra tranh chấp.

                                                             

135 Xem thêm Nguyễn Ngọc Điện, “Bình luận khoa học Luật Hơn nhân và gia đình” – Tập 2 – Các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, NXB Trẻ, 2004, tr. 13-15.

137Phạm Thị Hiền, Luận văn cử nhân, “Giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng. Thực tiễn giải quyết tranh chấp”, 2011.

Qua các phân tích trên đây, có thể thấy rằng, việc vợ chồng nắm được các quy định của pháp luật về các quyền và nghĩa vụ của mình về tài sản trong hơn nhân chính là chìa khóa làm giảm bớt số lượng các vụ tranh chấp cũng như đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân là một phương pháp không mới, tuy nhiên, giá trị của nó thì khó mà chối bỏ. Một khi vợ chồng đã hiểu rõ trường hợp nào họ cùng phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với giao dịch do một bên vợ (chồng) thực hiện, trường hợp nào họ có quyền u cầu Tịa án tun giao dịch vơ hiệu để bảo vệ lợi ích của gia đình thì tác giả có thể khẳng định các tranh chấp sẽ giảm đi đáng kể. Giải pháp này có thể giải quyết từ gốc rễ nguyên nhân của vấn đề một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)