CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA
1.3 Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện
1.3.2.2 Theo quy định của pháp luật 27
a. Giao dịch hợp pháp.
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự50. Giao dịch dân sự là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định. Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, không phải bất cứ giao dịch nào được xác lập cũng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ thể mà chỉ những giao dịch hợp pháp mới có thể tạo ra. Về nguyên tắc, chủ thể nào tham gia xác lập giao dịch thì chủ thể đó là người có quyền và nghĩa vụ gắn liền với giao dịch. Quy định này xuất phát từ những đặc điểm rất đặc thù của quan hệ HN&GĐ mà chúng ta đã phân tích ở trên. Trước khi kết hôn, vợ và chồng là những công dân độc lập, có tài sản riêng và thực hiện những nghĩa vụ của mình bằng tài sản đó. Người thứ ba cũng chỉ biết đến họ như những cá nhân, là người duy nhất có quyền cũng như nghĩa vụ trong quan hệ với mình. Nhưng trong thời kỳ hơn nhân, vợ chồng bị ràng buộc với nhau bởi nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm. Tất cả tài sản của vợ chồng, dù là của chung hay của riêng, đều phải được khai thác, sử dụng trước hết là nhằm bảo đảm sự suy trì và phát triển của gia đình. Do đó, trong một số giao dịch dân sự, dù chỉ có một bên vợ chồng đứng ra xác lập, thực hiện vẫn phát sinh TNLĐ đối với người còn lại khi giao dịch đó nhân danh lợi ích gia đình.
Về nguyên tắc, chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Một giao dịch hợp pháp phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, nghĩa là phải có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 122 BLDS 2005, bao gồm:
- Năng lực của các bên tham gia giao dịch: Người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự
Sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí giữa chủ thể tham gia giao dịch là bản chất của giao dịch dân sự. Chỉ những người có năng lực hành vi mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đồng thời phải tự gánh chịu trách nhiệm mà giao dịch mang lại. Do đó, giao dịch chỉ có giá trị một khi được thực hiện bởi một người có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Tình trạng mất năng lực pháp luật, ta đã biết, ln có tính chất đặc biệt và chỉ được ghi nhận ở một vài quan hệ được xác định (thường là các quan hệ trong lĩnh vực gia đình). Người khơng có năng lực pháp luật không được phép xác lập giao dịch làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ mà người đó khơng thể có. Ngay cả đối với những người có năng lực pháp luật khơng nhất thiết đều có năng lực hành vi, nghĩa là khơng nhất thiết có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà mình có. Trẻ dưới 6 tuổi có năng lực pháp luật ngang với người đủ 18 tuổi, nhưng mọi giao dịch của trẻ dưới 6 tuổi đều chỉ có thể được xác lập và thực hiện thông qua vai trò của người đại diện51.
- Điều kiện phát sinh từ yêu cầu bảo vệ trật tự xã hội và các giá trị của cộng đồng:
Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Mục đích của giao dịch, suy cho cùng, là động cơ khiến đương sự xác lập giao dịch; cịn nội dung của giao dịch có thể được hiểu như đối tượng của giao dịch đó. Mục đích và nội dung của giao dịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Pháp luật và đạo đức xã hội nói trong điều luật là tập hợp các quy tắc pháp lý, quy tắc đạo đức (được hoặc không được ghi nhận trong luật thực định) phải được tuyệt đối tơn trọng mà khơng có ngoại lệ. Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Chỉ những tài sản được phép giao dịch, những công việc được phép thực hiện không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của giao dịch dân sự.
- Sự tự nguyện của bên giao dịch: người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
Điều kiện này được pháp luật dự liệu nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí của bên giao dịch. Nói rõ hơn, ý chí của người giao dịch phải được tơn trọng nhưng với điều kiện đó phải là ý chí được bày tỏ bởi một người có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình. Vi phạm sự tự nguyện của chủ thể là vi phạm pháp luật. Vì vậy, giao dịch dân sự thiếu sự tự nguyện không làm phát sinh hậu quả pháp lý. Cụ thể, người bị bệnh tâm thần không thể xác lập giao dịch một cách tự nguyện, bởi ở người này khơng hề có ý chí và khơng thể có sự bày tỏ ý chí. Có nhiều trường hợp ý chí tồn tại và được bày tỏ một cách tự nguyện nhưng sự tự nguyện đó là khơng hồn hảo: người bày tỏ ý chí có thể chấp nhận xác lập giao dịch do nhầm lẫn, do bị lừa dối hoặc bị đe dọa. Một khi sự tự nguyện trong việc bày tỏ ý chí khơng hồn hảo, giao dịch có thể bị tun vơ hiệu, cũng như trong trường hợp giao dịch được xác lập bởi một người khơng có năng lực hành vi.
- Điều kiện về hình thức: hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định pháp luật. Để được cơng nhận là có giá trị và có thể phát sinh hiệu lực, giao dịch phải được xác lập dưới một hình thức nào đó phù hợp với quy định của pháp luật. Trong luật thực định Việt Nam phần lớn các giao dịch quan trọng đều phải được lập thành văn bản (mua bán, tặng cho, cho vay, thế chấp, cầm cố...). Cá biệt, có những giao dịch không những phải được ghi nhận bằng văn bản mà cịn phải bằng một văn bản có hình thức phù hợp với các quy định cụ thể của luật viết (ví dụ: di chúc). Một khi việc lập văn bản là điều kiện để giao dịch có giá trị thì giao dịch được xác lập mà khơng có văn bản là giao dịch vô hiệu. Mặt khác, một số giao dịch còn phải đăng ký theo quy định của pháp luật. Ý nghĩa của việc đăng ký giao dịch được người làm luật xác định tùy theo tính chất, tầm quan trọng của giao dịch đối với các bên giao dịch cũng như đối với người thứ ba. Có trường hợp việc đăng ký được coi là điều kiện để giao dịch có giá trị, như khi cầm cố, thế chấp tàu biển (Điều 35, Bộ luật Hàng hải 2005); có trường hợp giao dịch có giá trị một khi được xác lập phù hợp với các quy định của luật, nhưng chỉ phát sinh hiệu lực đối với người thứ ba kể từ ngày được đăng ký, như trường hợp thế chấp bất động sản (Điều 343 BLDS 2005).
Như vậy, để giao dịch dân sự do một bên vợ (chồng) xác lập có thể làm phát sinh nghĩa vụ chung về tài sản cho vợ chồng thì u cầu đặt ra là nó phải hợp pháp. Rõ ràng, một hành vi trái pháp luật xuất phát từ một phía khơng thể địi hỏi sự cùng chịu trách nhiệm từ phía người cịn lại, dù cho nó có nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của gia đình, ví dụ như trường hợp người chồng đi ăn trộm để ni gia đình. Các nhu cầu của gia đình phải được đáp ứng trong khn khổ của pháp luật chứ không thể bằng hành vi gây thiệt hại cho người khác. Có trường hợp nghĩa vụ được phát sinh từ một hành vi trái pháp luật được thực hiện trong quá trình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Ví dụ một người chồng đi mua một cái tủ đựng quần áo cho gia đình, trong quá trình chở cái tủ này về nhà thì do cái tủ nặng quá làm xe bị nghiêng và gây tai nạn cho một người đi đường. Ở đây chúng ta có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người chồng. Tuy nhiên, đây là nghĩa vụ gắn liền với hành vi gây tai nạn, chứ không gắn với giao dịch mua tủ. Vì vậy, đó là nghĩa vụ riêng của người chồng52.
54 Nguyễn Ngọc Điện - Bình luận khoa học Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam – Tập 2 – Các quan hệ tài sản của vợ chồng, NXB Trẻ, 2004, tr. 121-122.
Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Về nguyên tắc, chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch. Giao dịch dân sự khơng có một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch theo quy định của pháp luật được xem là giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch dân sự không tuân theo quy định của pháp luật được xem là giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch dân sự vơ hiệu khơng có hiệu lực pháp luật và về nguyên tắc không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Căn cứ vào mức độ vi phạm của các chủ thể, đối tượng mà các bên xâm phạm khi xác lập giao dịch, có thể chia giao dịch dân sự vô hiệu thành giao dịch dân sự vơ hiệu tồn bộ và giao dịch dân sự vơ hiệu từng phần. Giao dịch dân sự vô hiệu vô hiệu tồn bộ là giao dịch dân sự có tồn bộ nội dung vô hiệu hoặc một phần bị vô hiệu nhưng ảnh hưởng đến toàn bộ giao dịch, do đó giao dịch này khơng có hiệu lực pháp lý. Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần là khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến những phần còn lại của giao dịch, trong trường hợp này, chỉ phần của giao dịch bị Tịa án tun bố là vơ hiệu khơng có hiệu lực pháp luật, cịn các phần cịn lại vẫn có giá trị pháp lý. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu được giải quyết tại Điều 137 BLDS 2005. Theo quy định này thì khi Tịa án tun bố giao dịch vô hiệu theo yêu cầu, nếu các bên đã xác lập mà chưa thực hiện giao dịch thì khơng được thực hiện giao dịch đó nữa; nếu các bên đã thực hiện một phần giao dịch thì khơng được tiếp tục thực hiện nữa, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu giao dịch dân sự đã được thực hiện xong thì các bên hồn trả cho nhau những gì đã nhận và khơi phục lại tình trạng ban đầu. Đối với trường hợp đối tượng của giao dịch là hiện vật mà không trả được bằng hiện vật thì hồn trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại. Thời hạn tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là hai năm, kể từ ngày giao dịch được xác lập đối với các giao dịch dân sự được xác lập do người không đủ năng lực hành vi, do nhầm lẫn, đe dọa, lừa dối, do không tuân thủ các quy định bắt buộc về hình thức. Những giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, thời hạn tuyên bố không bị hạn chế. Thẩm quyền tuyên giao dịch vô hiệu chỉ thuộc về Tòa án.
b. Giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Một giao dịch dân sự được xác lập và thực hiện chỉ bởi một bên vợ, chồng vẫn có thể ràng buộc bên cịn lại bằng TNLĐ nếu giao dịch đó được thiết lập vì lợi ích chung của gia đình. Lợi ích chung đó được biểu hiện cụ thể trong Điều 25 Luật HN&GĐ 2000. Người nam và người nữ đến với nhau trong quan hệ hôn nhân, tự nguyện nhận lãnh những nghĩa vụ và trách nhiệm mà hôn nhân mang lại nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc. Xuất phát từ tính chất cộng đồng của hơn nhân, chế định quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ và chồng được quy định trong Luật HN&GĐ với một ý định rất rõ ràng: đảm bảo sự tồn tại bền vững của hôn nhân. Trong đời sống hàng ngày của gia đình, có rất nhiều giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện nhằm duy trì và phát triển đời sống chung của gia đình.
Các giao dịch này có thể liên quan đến tài sản chung của gia đình, tài sản riêng của vợ chồng hoặc tài sản của người thứ ba. Đó có thể là những cơng việc rất đơn giản như đi chợ hay mua sắm đồ gia dụng. Có những giao dịch địi hỏi sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng một cách rõ ràng. Nhưng cũng có những giao dịch được pháp luật mặc nhiên thừa nhận sự đồng thuận. Những giao dịch đó chỉ được xác định là nghĩa vụ chung của vợ và chồng với điều kiện mục đích của nó là nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Thuật ngữ “nhu cầu thiết yếu của gia đình” chưa được làm rõ trong luật thực định. Một tác giả cho rằng đây là “những nhu cầu về ăn, ở, đi lại, nâng cao nghề nghiệp, chữa bệnh, học hành, nuôi dạy con…Nghĩa là, việc chi dùng cho những nhu cầu sinh hoạt là hết sức cần thiết để đảm bảo cho cuộc sống chung của cả gia đình được diễn ra một cách bình thường và phải được bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng”53. Quan điểm này khá hợp lý nhưng cần được làm rõ hơn nữa để việc áp dụng pháp luật hiệu quả hơn.
“Nhu cầu thiết yếu của gia đình” phải được hiểu là các nhu cầu về cuộc sống vật chất và tinh thần, đó là những cái cần thiết để thỏa mãn sự địi hỏi thơng thường về vật chất hoặc tinh thần của con người bình thường. Trong chừng mực đó, có thể hiểu nhu cầu của gia đình như là những nhu cầu gắn với cuộc sống vật chất và tinh thần hàng ngày của các thành viên trong gia đình như ăn, mặc, ở, điện, nước, đi lại thường xuyên, vui chơi, giải trí, học hành, thơng tin cần thiết cho cuộc sống và cho công việc, điện thoại, chữa bệnh…Ngồi ra, đó cịn có thể là chi phí cần thiết cho việc giáo dục con cái như chi phí học chính khóa, học phụ đạo, sách vở, quần áo…và chi phí cho việc nâng cao năng lực nghề nghiệp của vợ, chồng như chi phí học tập nâng cao, học tin học, ngoại ngữ…Các tiêu chí của “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu” có thể thay đổi cùng với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội. Có thể thấy rằng, có những nhu cầu cơ bản tồn tại ở mọi nơi và trong mọi thời đại như ăn, mặc, ở, đi lại, chữa bệnh…Cũng có những nhu cầu là cơ bản với người dân ở vùng miền này nhưng lại vô nghĩa ở một nơi khác. Ví dụ như nhu cầu internet đối với người dân thành phố đối với người dân miền núi cón xa lạ với đường dây điện. Tính chất thiết yếu của nhu cầu sinh hoạt phải gắn với sự hợp lý của nhu cầu đó cũng như khả năng chi tiêu của gia đình54. Hay nói cách khác, việc thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của gia đình phải được giới hạn trong phạm vi quỹ tài chính ổn định của gia đình. Rõ ràng là, người chồng không thể lấy lý do là mua một chiếc ti vi phục vụ cho nhu