Về các giao dịch do một bên vợ (chồng) thực hiện đối với các tài sản chung của

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA

2.2 Giải pháp đối với việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao

2.2.1.2 Về các giao dịch do một bên vợ (chồng) thực hiện đối với các tài sản chung của

nhiệm cùng thực hiện nghĩa vụ hay không. Với cách sử dụng thuật ngữ này, có vẻ như pháp luật đã để mở những khả năng cho phép một bên vợ (chồng) thực hiện những hành vi vì lợi ích của mình hoặc gây bất lợi cho gia đình. “Nguồn sống duy nhất” có nghĩa là hoa lợi, lợi tức từ tài sản đó hoặc tài sản đó là cơng cụ duy nhất có thể ni sống gia đình, ngồi tài sản đó ra gia đình khơng cịn khoản thu nhập hay nguồn thu hoa lợi, lợi tức từ tài sản nào khác. Cách hiểu này khá hẹp và dường như hiếm gặp trong xã hội ngày nay. Chẳng hạn, trường hợp người chồng có tài sản riêng là một chiếc xe máy để chạy xe ôm và đây là nguồn thu nhập chính trong gia đình. Người vợ bn bán nhỏ, bữa được bữa khơng. Ví dụ người chồng muốn bán chiếc xe này để phục vụ lợi ích cá nhân như cờ bạc, rượu chè thì anh ta vẫn có thể làm được. Bởi vì nguồn thu nhập từ chiếc xe không phải là nguồn sống duy nhất mặc dù nó là thu nhập chính của gia đình. Do đó, thiết nghĩ, nếu thay “nguồn sống duy nhất” bằng cụm từ “nguồn sống chính (chủ yếu) của gia đình” sẽ hợp lý hơn bởi vì lợi ích của gia đình sẽ được bảo vệ trọn vẹn hơn.

2.2.1.2 Về các giao dịch do một bên vợ (chồng) thực hiện đối với các tài sản chung của vợ chồng. của vợ chồng.

a. Giao dịch dân sự đối với các tài sản được quy định tại Điều 4 Nghị định

70/2001/NĐ-CP.

 Về hình thức của giao dịch.

Khi xác định TNLĐ của vợ chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện, không nhất thiết phải có sự thỏa thuận của vợ chồng được thể hiện bằng văn bản có chữ ký của cả hai. Bởi vì, điều đó sẽ gây bất lợi cho bên vợ (chồng) thực hiện trong nhiều trường hợp, khi mà bên cịn lại khơng tham gia xác lập giao dịch nhưng lại có những hành vi cho thấy họ biết và chấp nhận việc giao dịch đó. Về vấn đề này, theo Tham luận báo                                                              

cáo tổng kết năm 2008 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2009 của Tịa dân sự TANDTC thì cần chấp nhận những căn cứ xác định đã có sự đồng ý của đồng chủ sở hữu là: Những chủ sở hữu chung biết việc chuyển nhượng và không phản đối ; những chủ sở hữu chung có tham gia vào một giai đoạn nào đó của việc chuyển nhượng như nhận tiền; tuy không biết nhưng sau khi biết đã sử dụng chung tiền chuyển nhượng hoặc được chia tiền chuyển nhượng…131Do đó, về sự đồng ý của bên vợ, chồng còn lại đối với những giao dịch đòi hỏi sự thỏa thuận của vợ chồng, trên thực tế, không phải mọi trường hợp đều có sự đồng ý bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực hay chữ ký của cả vợ chồng mà sự đồng ý cịn có thể được thể hiện và được xác định thơng qua những hình thức khác. Điều này nên được pháp luật thừa nhận và áp dụng thống nhất vì nó phù hợp với thực tế và bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong việc thiết lập những giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp, vợ chồng có thể vin vào cớ khơng có văn bản thỏa thuận (dù hai người đều tham gia giao dịch) để yêu cầu tuyên giao dịch vơ hiệu vì những lý do khơng chính đáng.

 Về việc tuyên giao dịch vô hiệu.

Những giao dịch được đề cập trong phần này địi hỏi có sự thỏa thuận của vợ chồng khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự132. Không giống trường hợp được quy định tại Điều 25 Luật HNGĐ 2000, những giao dịch này dù có đáp ứng nhu cầu của gia đình cũng vẫn bị tun vơ hiệu nếu khơng có sự thỏa thuận của vợ chồng (với yêu cầu của bên còn lại). Tuy nhiên, những giao dịch này có thể được thực hiện với những lý do chính đáng, có thể xuất phát từ việc một người chồng (vợ) bỏ bê, không quan tâm, chăm sóc gia đình hay bỏ đi nơi khác khơng thể liên lạc…Điều đó khiến việc thực hiện giao dịch vì một nhu cầu cấp bách hay một lợi ích chính đáng của gia đình là khơng thể. Nhiều năm sau khi giao dịch đã được thực hiện, họ trở về và yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu, yêu cầu được lấy lại tài sản của mình và yêu cầu người vợ (chồng) đã thực hiện giao dịch phải tự mình chịu trách nhiệm đối với hậu quả của giao dịch vô hiệu. Yêu cầu này rõ ràng không hợp lý. Theo quan điểm của tác giả, trong những trường hợp xác định được mục đích của giao dịch là hợp pháp, nhằm phục vụ cho lợi ích chung của gia đình và việc khơng có sự thỏa thuận là do những trở ngại khách quan thì bên vợ (chồng) dù khơng tham gia vào giao dịch cũng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả phát sinh từ giao dịch đó.

Như vậy, đối với giao dịch được thực hiện với các tài sản được quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP, nếu khơng có sự thỏa thuận giữa vợ chồng thì sẽ bị tun vơ hiệu với yêu cầu của bên vợ (chồng) còn lại. Đồng thời, người thực hiện giao dịch sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả của giao dịch vô hiệu. Tuy nhiên, nếu thỏa mãn hai điều kiện sau đây giao dịch đó sẽ làm phát sinh TNLĐ đối với bên không tham gia:

                                                             

131 Xem thêm Lê Thị Hồng Vân, “Chương IV: Một số vấn đề pháp lý về chuyển nhượng quyền sử dụng

đất của vợ chồng” – Pgs. Ts. Đỗ Văn Đại chủ biên, “Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về

quyền sử dụng đất”, NXB Lao động, 2012, tr. 95.

132

- Giao dịch được thực hiện nhằm phục vụ lợi ích chung của gia đình.

- Việc khơng có sự thỏa thuận giữa vợ chồng là do những trở ngại khách quan.

Điều kiện thứ nhất được đặt ra là để tránh trường hợp một bên vợ (chồng) nhân lúc người kia không thể hiện được ý chí của mình mà tự ý thực hiện giao dịch đối với các loại tài sản vốn có vai trị rất quan trọng đối với sự tồn tại của gia đình. Cịn lý do để đặt ra điều kiện thứ hai nhằm hạn chế trường hợp một bên vợ (chồng) nhận thức một cách chủ quan về lợi ích chung của gia đình. Xuất phát từ vai trị của các tài sản tại Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP pháp luật mới địi hỏi vợ chồng cần có sự thống nhất ý chí khi xác lập giao dịch. Chỉ trong những trường hợp bất khả kháng, khơng thể có được sự thỏa thuận giữa vợ chồng như trường hợp bệnh hiểm nghèo…, khi đó giao dịch do một bên thực hiện mới có hiệu lực. Nếu khơng có điều kiện này, rất dễ xảy ra tình trạng một bên lợi dụng bên cịn lại khơng có điều kiện thể hiện ý chí của mình để lập ra những giao dịch khơng có lợi cho gia đình. Quy định này phù hợp với mục đích của việc kết hơn, đó là xây dựng gia đình hạnh phúc.Cho nên, những giao dịch chỉ do một bên xác lập nhưng có ích cho sự tồn tại và phát triển của gia đình cần được thừa nhận bằng việc cùng chịu trách nhiệm của bên còn lại, bảo đảm quyền lợi cho các thành viên trong gia đình.

 Giao dịch vơ hiệu về hình thức hay nội dung.

Để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của bên vợ (chồng) không tham gia vào giao dịch dân sự liên quan đến các tài sản được quy định tại Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP, các nhà làm luật nên xem xét khả năng tuyên giao dịch vô hiệu về nội dung đối với các giao dịch cần có sự thỏa thuận của vợ chồng nhưng lại do một bên tự ý thực hiện. Căn cứ để xác định giao dịch vơ hiệu đó là: “Giao dịch dân sự vơ hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật”133. Cụ thể là bên vợ (chồng) tự ý thực hiện giao dịch đã không tuân thủ quy định của pháp luật, đó là khơng bàn bạc, thỏa thuận với vợ (chồng) họ khi xác lập những giao dịch mà pháp luật địi hỏi sự thỏa thuận này.

 Giao dịch vơ hiệu tồn bộ hay vơ hiệu phần tài sản của người vợ (chồng) không tham gia giao dịch.

Đối với vấn đề này, mặc dù thực tiễn còn nhiều quan điểm, tuy nhiên theo ý kiến của tác giả, nên được giải quyết theo hướng sau đây:

- Trường hợp giao dịch được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân và tranh chấp cũng xảy ra trong thời kỳ hơn nhân thì nên tuyên vơ hiệu tồn bộ để bảo vệ lợi ích của một gia đình. Nếu tranh chấp xảy ra khi ly hôn và vợ chồng quyết định chia tài sản, việc tuyên vô hiệu đối với phần tài sản của người vợ (chồng) không tham gia giao dịch là phù hợp. Trường hợp vợ chồng khơng có ý định chia tài sản: giao dịch có thể bị tun vơ hiệu hoặc không                                                              

phụ thuộc vào yêu cầu của bên vợ (chồng) khơng tham gia giao dịch có u cầu tun vơ hiệu hay khơng. Nếu có u cầu, giao dịch nên được tun vơ hiệu tồn bộ, do tài sản sau khi ly hơn nhưng chưa chia vẫn thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất.

- Trường hợp giao dịch được thực hiện với tài sản có giá trị lớn sau khi ly hôn mà chưa chia tài sản: được giải quyết tương tự trường hợp giao dịch được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân, tranh chấp xảy ra khi ly hôn nhưng vợ chồng không chia tài sản chung.

b. Giao dịch được thực hiện với tài sản chung vì mục đích đầu tư kinh doanh134.

Luật HN&GĐ cần có những quy định rõ hơn khi quy định về hậu quả của những giao dịch do một bên thực hiện liên quan đến tài sản chung để đầu tư kinh doanh. Theo quan điểm của tác giả, giữa pháp luật hôn nhân và gia đình và pháp luật thương mại cần có sự phối hợp để quy định một cách phù hợp về việc Tòa án sẽ phải giải quyết như thế nào khi có tranh chấp liên quan đến việc một bên dùng tài sản chung của vợ chồng tham gia những giao dịch nhằm phục vụ mục đích đầu tư kinh doanh. Vợ, chồng khi thành lập doanh nghiệp hay góp vốn liệu có cần chứng minh nguồn gốc tài sản là tài sản chung hay khơng, sau khi bên cịn lại có u cầu Tịa án giải quyết tranh chấp thì có nên để người đã đem tài sản đó hồn lại phần tài sản của người kia hay không?...Rất nhiều vấn đề cần được giải quyết, tuy nhiên, việc tun giao dịch vơ hiệu thì rõ ràng là khơng nên. Bởi vì, việc đầu tư kinh doanh liên quan đến nhiều người, nhiều giao dịch khác nữa. Do đó, nếu tun vơ hiệu giao dịch này sẽ kéo theo những hệ lụy không mong muốn và vô cùng phức tạp, không bảo đảm quyền lợi cho những người cùng hợp tác đầu tư với bên vợ (chồng) tự ý thực hiện giao dịch. Nhà làm luật cần đưa ra những giải pháp vừa bảo đảm quyền lợi của các bên, vừa phù hợp với những nguyên tắc của ngành luật HN&GĐ cũng như luật thương mại.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 81 - 84)