Về các thuật ngữ có liên quan 71 

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 79 - 81)

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI CỦA

2.2 Giải pháp đối với việc xác định trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao

2.2.1.1 Về các thuật ngữ có liên quan 71 

a. “Nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”.

Đây là một trong những thuật ngữ rất quan trọng trong việc xác định TNLĐ của vợ và chồng và được quy định tại Điều 25. Tuy vậy, Luật HN&GĐ 2000 cũng như các nghị định hướng dẫn sau này đã không hề hướng dẫn về nội dung của thuật ngữ này dẫn đến hậu quả là mỗi tịa có một cách hiểu và áp dụng khác nhau. Điều này khơng hề có lợi cho cơng tác hồn thiện hệ thống pháp luật. Do đó, cần có quy định cụ thể về nội dung của thuật ngữ này. Theo quan điểm của tác giả thì thuật ngữ “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình” là các chi phí thơng thường và cần thiết về ăn, ở, học hành, khám chữa bệnh và các chi phí thơng thường cần thiết khác nhằm bảo đảm cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Những chi phí này phù hợp với nguồn thu nhập ổn định cũng như phong cách sống của gia đình. Để xác định một giao dịch có được xác lập nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu gia đình hay khơng, cần phải thiết lập các điều kiện của nhu cầu. Thơng qua việc tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu, tác giả đưa ra hai điều kiện như sau:

 Đảm bảo sự cần thiết.

Để xác định một giao dịch nào đó là gắn hay không gắn với nhu cầu của gia đình, chúng ta khơng thể nhìn vào giá trị của giao dịch, cái chúng ta nên xem xét đó là lợi ích mà giao dịch đó mang lại và sự thiết thực của lợi ích đó đối với gia đình. Nhu cầu của gia đình khơng chỉ gắn với các hoạt động mang tính chất tiêu dùng hàng ngày hoặc chi tiêu nhỏ. Việc mua một chiếc xe máy để sử dụng làm phương tiện đi lại chủ yếu trong gia đình cũng là một giao dịch cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của gia đình. Tuy nhiên, hiện nay giao dịch này vẫn được xem là giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn trong một số trường hợp. Một giao dịch khơng có giá trị lớn nhưng khơng cần thiết thì rõ ràng không được xem là nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình, trái lại, một giao dịch liên quan đến tài sản có giá trị lớn nhưng tỏ ra cần thiết cho gia đình thì vẫn được xem là đáp ứng nhu cầu của gia đình. Một sự thật là, chúng ta nên hiểu cụm từ “cần thiết” theo nghĩa rộng. Nếu hiểu “cần thiết” theo những điều rằng nếu khơng có chúng, con người khơng thể sống và phát triển được cũng như không thể sống một cách thoải mái thì chắc là khơng cần phải xây dựng tiêu chí “nhu cầu và sự hợp lý”. Bởi vì, hiểu như vậy nghĩa là ai

cũng có nhu cầu như nhau trên tồn thế giới, những nhu cầu như ăn, mặc, ở…Sự cần thiết nghĩa là khi đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu được gọi là cần thiết đó, con người có thể duy trì và phát huy những khả năng của mình về trí tuệ, sức khỏe và nhân cách và từ đó xây dựng cuộc sống tốt hơn về nhiều mặt.

 Đảm bảo sự hợp lý.

Tất cả các nhu cầu thiết yếu trước hết phải đảm bảo sự hợp lý với cách sống của gia đình, hay nói cách khác, so với mức chi tiêu, với quỹ tài chính ổn định của gia đình thì đó là một khoản hợp lý. Có những nhu cầu xuất hiện ở gia đình này nhưng lại khơng xuất hiện ở gia đình khác, cũng có những nhu cầu là riêng biệt, đặc thù129. Sự đa dạng của nhu cầu xuất phát từ hoàn cảnh nghề nghiệp, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, từ đặc điểm này sẽ tạo ra sự đa dạng về cách sống cũng như cách tiêu dùng ở mỗi gia đình. Ví dụ, một vận động viên thể hình sẽ có khẩu phần ăn khơng giống người bình thường, do đó, nhu cầu ăn uống của gia đình người này là khác biệt so với những gia đình khác. Một bác sĩ cần có tạp chí chuyên ngành hàng tháng để nâng cao nghiệp vụ nhưng một người thợ mộc thì khơng có nhu cầu này. Mặt khác, đối với những nhu cầu tồn tại trong mọi gia đình như ăn, mặc, ở…thì vẫn có sự khác biệt về mức độ ở các gia đình, do sự khác biệt trong cách sống và hồn cảnh sống. Tuy nhiên, những sự khác biệt này vẫn được xem là hợp lý bởi vì đều xuất phát từ sự cần thiết. Gia đình giàu có thì ở ngơi nhà lớn, thoải mái trong khi gia đình khó khăn ở trong ngôi nhà nhỏ, chật hẹp và điều này là hợp lý với cách sống của hai gia đình.

b. “Tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng” .

Khoản 3 Điều 4 Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định: “Tài sản chung có giá trị lớn được xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung.” Pháp luật HN&GĐ khơng có quy định gì thêm về tỷ lệ cụ thể là bao nhiêu cũng như cách thức xác định tỷ lệ đó. Đó là một khó khăn mà các Tịa án khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ và chồng phải tự mình xác định. Khơng chỉ ngành Tòa án mà kể cả các bên tham gia giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng cũng không biết tài sản được giao dịch có phải là tài sản chung có giá trị lớn hay khơng. Do đó, quyền lợi của các bên tham gia như bên vợ (chồng) thực hiện giao dịch và bên thứ ba hay bên vợ (chồng) cịn lại đều khơng được đảm bảo. Trong trường hợp giao dịch bị Tịa án tun vơ hiệu thì bên vợ (chồng) tự mình thực hiện giao dịch có thể phải bồi thường, bên khơng tham gia có thể không nhận lại được tài sản (tài sản đã bị hủy hoại, mất mát) cịn bên thứ ba khơng thực hiện được giao dịch mà mình mong muốn. Tác giả cho rằng, cần bổ sung vào Khoản trên một tỷ lệ xác định, cụ thể là tài sản có tỷ lệ 40% trở lên trong khối tài sản chung của vợ chồng thì được xem là tài sản có giá trị lớn. Mặc dù mỗi gia đình có hồn cảnh riêng, tuy nhiên, tỷ lệ này trong bất cứ gia đình nào, cũng đã có thể                                                              

129

Xem thêm Nguyễn Ngọc Điện, “Bình luận khoa học Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam” - Tập 2 – Các quyền tài sản của vợ chồng, NXB Trẻ, 2004, tr. 117-119.

được xem là một tài sản lớn, ảnh hưởng lớn đến đời sống chung gia đình và địi hỏi phải có sự cân nhắc, bàn bạc khi đem đi giao dịch. Đồng thời, tỷ lệ này cũng không làm cản trở hoạt động giao lưu dân sự bởi việc luôn luôn phải thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng và đòi hỏi cả vợ và chồng phải tham gia giao dịch.

c. “Nguồn sống duy nhất của gia đình”

Các giao dịch liên quan đến tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình hay giao dịch mang tính chất định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình phải có sự thỏa thuận giữa vợ và chồng khi xác lập, thực hiện130. Tuy nhiên, thuật ngữ “nguồn sống duy nhất của gia đình” cũng khơng được các nhà làm luật giải thích trong khi nó có vai trị rất quan trọng đối với việc xác định TNLĐ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch dân sự do một bên thực hiện (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)