Huy động các nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 93 - 104)

3.4.1. Cơ sở biện pháp.

Bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn. Vốn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực tế các doanh nghiệp ngày nay, nhất là các doanh nghiệp nhà nước rất thiếu vốn. Trong tiến trình hội nhập hầu hết các doanh nghiệp chuyển sang cổ phần hoá do đó nhanh chóng huy động một số lượng

lớn vốn nhàn rỗi thông qua việc huy động bằng bán cổ phiếu, trái phiếu hay các chứng từ có giá. Xét về nguồn hình thành thì vốn được chia làm hai loại là vốn tự có và nguồn vốn vay.

 Vốn tự có là nguồn vốn thường do ngân sách nhà nước cấp, vốn tự bổ xung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh..

 Vốn vay là nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vay từ các cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp.

Tuy nhiên vốn do NSNN cấp chủ yếu đầu tư cho TSCĐ, còn trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tự xoay sở để phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Hiện nay, để thực hiện sản xuất một lô hàng thì doanh nghiệp phải tiến hành vay ngân hàng để trang trải các khoảng nhưng ngân hàng lại có các thủ tục khá ràng buộc như thế chấp tài sản và vay trong ngắn hạn với lãi suất cao làm cho chi phí sản xuất tăng cao. Với lý do trên thì việc bỏ một khoảng chi phí lớn cho hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng là việc thật sự khó khăn. Do đó doanh nghiệp cần có các chính sách huy động vốn thật sự có hiệu quả nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

3.4.2. Nội dung của biện pháp.

Để quá trình sản huy động vốn thông qua các hình thức khác nhau như:

Liên doanh, liên kết: Trước sự cạnh tranh gay gắt xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không bị gián đoạn do thiếu vốn hằng năm Xí nghiệp phải lập kế hoạch tài chính để biết được năng lực hiện tại và kế hoạch cho sản xuất kinh doanh trong tương lai, xí nghiệp cần một lượng vốn bao nhiêu để trang trải cho các hoạt động của xí nghiệp trong thời gian tới, tránh hiện tượng lãng phí và thất thoát vốn hay gián đoạn vốn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.

 Ngoài hình thức vay vốn từ ngân hàng như hiện nay, xí nghiệp có thể vay vốn bằng cách trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ riêng xí nghiệp mà còn nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thuỷ sản nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Để khắc phục những khó khăn này các công ty cần tận dụng sự thông thoáng của chính phủ để liên kết và hỗ trợ lẫn nhau, nhờ đó xí nghiệp vừa có thể tranh thủ

tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến và vừa học tập kinh nghiệm kinh doanh của công ty khác nhằm tăng doanh thu thu lợi nhuận cho xí nghiệp.

 Huy động vốn nhàn rỗi của công nhân viên trong Xí nghiệp

 Chiếm dụng vốn của các đối tác kinh doanh.

3.4.3. Kết quả dự kiến.

Xí nghiệp sẽ có số vốn lớn để có thể thực hiện các hợp đồng lớn với chi phí cao.

Giúp Xí nghiệp có số vốn để cải tiến trang thiết bị nhằm mở rộng quy mô lẫn thị trường.

Tận dụng các nguồn vốn nhàn rỗi trong đội ngũ công nhân viên của xí nghiệp từ đó tạo ra lợi nhuận ( tiền lãi) cho chị em trong xí nghiệp giúp họ có thêm khoảng thu nhập góp phần cải thiện đời sống.

3.5. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA. 3.5.1. Cơ sở biện pháp.

Trong cơ cấu phát triển ngành và nhu cầu của thị trường thì thị trường nội địa chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Với tình hình kinh doanh của xí nghiệp trong những năm qua thì thị trường nội địa hầu như là bỏ ngỏ, với lợi thế là một đất nước có bờ biển dài và truyền thống ẩm thực của người Việt Nam thì tại sao chúng ta không phát triển ở thị trường nội địa, một thị trường được cho là giàu tiềm năng nhưng cũng lắm thách thức.

Trong tình hình thế giới siết chặc các hàng rào thuế quan cũng như các hàng rào về kỹ thuật thì việc tìm ra thị trường nội địa lúc này có lẽ là một giải pháp hợp lý. Chúng ta đã quá quan tâm đến lợi nhuận mà quên đi một thị trường ngay tại sân nhà đang bị bỏ ngõ, chúng ta chỉ tập trung vào xuất khẩu nên các doanh nghiệp chế biến thủy sản đã không còn nhiều thời gian để quan tâm đến thị trường nội địa. Như Phó tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) Trương Đình Hòe khẳng định: "Chưa có chính sách nào buộc doanh nghiệp phải dành một phần sản phẩm để cung cấp cho nội địa, mà hoạt động doanh nghiệp đi theo hướng nơi nào có thị trường thì tập trung đầu tư". Do đó theo ông Hòe, khi các bạn hàng xuất khẩu lớn gia tăng nhu cầu đặt hàng thì đương nhiên doanh nghiệp phải đáp ứng. "Đối với doanh nghiệp, xuất khẩu mới là thị trường chính mang lại nhiều lợi nhuận".

Với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường xuất khẩu nước ngoài thì việc tìm kiếm thị trường nội địa trong nước là một giải pháp tốt để hạn chế rủi ro mà trong quá trình xuất khẩu mang lại. Ngoài ra công nghệ của xí nghiệp thực sựđã cũ kĩ và có thể nói là lạc hậu nên việc tìm kiếm thị trườngđầu ra ở nội địa là một tầm nhìn chiến lược. Một thực tế đáng quan tâm là nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề xuất khẩu và đề cao kim ngạch xuất khẩu nên các doanh nghiệp thuỷ sản luôn chú trọng tiêu thụ xuất khẩu mà bỏ ngỏ thị trường nộiđịa nên lại là cơ hội cho các thị trường bạn xâm nhập làm cho chúng ta mất thị trường sân nhà này, đây là mộtđiều hết sứcđáng tiếc. Cho nên việc xâm nhập vào thị trường nội địa của xí nghiệp nhằm củng cố thế mạnh của ngành thuỷ sản trong nước tránh nhữngđối thủ xâm nhập vào thị trường bỏ ngỏ này.

Tuy nhiên việc xâm nhập thị trường trong nước cũng cần phải hết sức chú ý các vấn đề sau:

+ Các cơ quan quản lý chưa định hướng được khách hàng nên người tiêu dùng trong nước chưa thực sự thích tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam. Chẳng hạn như con cá tra, cá ba sa thì phần lớn người tiêu dùng chưa quen và thích ăn con cá này nhưng nó lại là sản phẩm chủ lực của thuỷ sản Việt Nam. Thực tế này cộng với tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việtđã khiến sức mua của thị trường nộiđịa có phần hạn chế.

+ Người tiêu dùng trong nước luôn thích tiêu dùng những sản phẩm thuỷ sản tươi sống nhưng sản phẩm chủ lực của xí nghiệp là sản phẩm đông lạnh đây là điều mà doanh nghiệp cần chú ý.

3.5.2. Nội dung của biện pháp.

Việc đầu tiên cần làm bây giờ là đem các sản phẩm của xí nghiệp vào các siêu thị và các hội chợ hàng thuỷ sản Việt Nam để người tiêu dùng trong nước biếtđến sản phẩm của xí nghiệp và có một cái nhìn chính xác về sản phẩm của xí nghiệp.

Cải tiến mẩu mã bao bì nhưng quan trọng nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm của xí nghiệp thực sự thấy thích thú hay an tâm khi tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản của xí nghiệp.

Cải tiến máy móc trang thiết bị kỷ thuật và nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, đây là việc làm khá quan trọng.

Xí nghiệp cần xây dựng các hệ thống tiếp thị bán lẻ, hình thành các siêu thị bán lẻ, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tăng thương hiệu cho các sản phẩm của xí nghiệp.

Một thực tế là các sản phẩmđông lạnh chỉ có thể tập trung chủ yếuở các siêu thị của các thành phố lớn mà không thể xâm nhập vào các chợ tập trung kênh tiêu thụ chủ yếu hiện nay vì không có dụng cụ bảo quản sản phẩmđông lạnh. Còn các sản phẩm tươi sống thì các chủ vựa cá tư tỏ ra chiếm ưu thế vì họ có tổ chức chặc chẽ đến từngđiểm bán lẻ. Đây là một khó khăn có thể nhìn thấyđược.

3.5.3. Kết quả dự kiến.

Với việc xâm nhập được thị trường nộiđịa thì doanh thu của xí nghiệp sẽ tăng lên rõ rệt kèm theo đó là việc giảm đi rủi ro do thị trường xuất khẩu mang lại.

Một lợi thế mà doanh nghiệp thu được là việc xâm nhập thị trường nội địa sẽ là vô hình chung lợi thế cho việc xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản của xí nghiệp. Hàng loạt đơn đặt hàng của các bạn hàng quốc tế sẽ tìm đến xí nghiệp vì tiếng vang của xí nghiệp trong thị trường nội địa. Đó là một lợi thế mà công ty nên xem xét trong quá trình phát triển thị trường trong nước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .

A. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

1. Đối với Nhà nước.

Cần cấp thêm vốn và ngân hàng phải tạo điều kiện cho xí nghiệp vay vốn thuận lợi theo kế hoạch sản xuất của đơn vị để xí nghiệp hoàn thành kế hoạch cấp trên giao.

Nhà nước cần hỗ trợ mạnh hơn cho ngư dân để đội ngũ tàu thuyền hoạt động tốt nhằm cung cấp cho ngành chế biến được nguồn nguyên liệu dồi dào và đa dạng.

Nhà nước cần có nhiều chính sách ưu đãi thích đáng cho ngành chế biến cũng như khai thác nhằm chung lưng gánh vát những khó khăn tạm thời mà ngành thủy sản đang gặp phải.

2. Đối với Xí nghiệp.

Cần quan tâm thích đáng cho đội ngũ thu mua nguyên liệu cũng như các cán bộ tham gia vào hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới.

Tập trung xem xét chất lượng, mẫu mã để đưa sản phẩm đứng vững trên thị trường cũ và khai thác mở rộng thị trường mới nhằm tạo thế ổn định cho đầu ra của sản phẩm.

Dùng ngân sách của Nhà nước mua máy móc thiết bị và đầu tư nhà xưởng cho xí nghiệp.

Trong thời gian tới Xí nghiệp cần tiến hành cổ phần hóa nhằm thay máu cho xí nghiệp cũng như tăng tính nhạy bén cho đội ngũ nhân viên của Xí nghiệp. Tuy vậy, vấn đề này cần xem xét vì đây là vấn đề nhạy cảm và phải tính toán kỷ lưỡng.

B. KẾT LUẬN.

Sau một thời gian thực tập tại Xí nghiệp Khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa và với kiến thức tích lũy ở trường với sự giúp đỡ tận tình của thầy Phạm Xuân Thủy em có một số kết luận sau:

Hoạt động mở rộng thị trường của Xí nghiệp là chưa tốt, nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là Xí nghiệp chưa thật sự tự chủ trong kinh doanh, công nghệ của Xí nghiệp lạc

hậu không còn phù hợp với thời đại. Ngoài ra đội ngũ phụ trách mảng kinh doanh xuất khẩu chưa thực sự chuyên nghiệp.

Nguồn vốn kinh doanh của Xí nghiệp còn hạn chế, Xí nghiệp đang trông chờ nguồn ngân sách từ TW cấp nên hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều lúc gặp rất nhiều khó khăn và chậm chạp.

Đội ngũ nhân viên của Xí nghiệp hầu hết đã trải qua thời gian công tác khá lâu nên nhìn chung sức ỳ rất lớn ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp.

Với những vấn đề này Xí nghiệp cần phải tăng cường huy động vốn, hoàn thiện công tác lập kế hoạch, công tác thu mua nguyên vật liệu, nâng cao trình độ đội ngũ nguồn nhân lực…

Một lần nữa em chân thành cám ơn thầy Hoàng Xuân Thủy và các cô chú trong Xí nghiệp hoàn thành tốt đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các bài viết:

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, “Cơ hội và thách thức của ngành thủy sản khi Việt

Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới”, Viện kinh tế và quy hoạch thủy sản.

PV - Nghĩa Hoài, “Thủy hải sản chế biến: Trầy trật trở lại thị trường nội địa”,

Sài Gòn tiếp thị.

2. Philip Kotler (1994), Marketing căn bản, Nhà Xuất Bản Thống Kê – Hà Nội.

3. TS Nguyễn Thị Hiển (2007), Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nha Trang.

6.Vũ Thế Phú (1998), Marketing căn bản, NXB Giáo dục.

7. Trần Kim Xuân (1994), Nghiên cứu tiếp thị, Đại Học Bán Công Tp.HCM. 4. Các báo cáo tổng kết của xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản Khánh Hòa. 5. Các luận văn tốt nghiệp khóa trước.

8. Website:

- http://www.rimf.org.vn/bantin/news.asp?cat_id=8&news_id=1744&lang=1.

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG. -

1 -

1.1. Những vấn đề cơ bản về thị trường...- 4 -

1.1.1. Khái niệm thị trường... - 4 -

1.1.2. Vai trò của thị trường... - 5 -

1.1.3. chức năng của thị trường... 2

1.1.4. phương pháp nghiên cứu thị trường... 4

1.1.4.1 nội dung cơ bản của công tác nghiên cứu thị trường trong kinh doanh xuất nhập khẩu... 4

1.1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thị trường... 6

1.2. Nội dung và ý nghĩa của việc mở rộng thị trường xuất khẩu... 11

1.2.1. Các chiến lược cơ bản nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... 11

1.2.1.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung... 12

1.2.1.2. Chiến lược tăng trưởng bằng cách đa dạng hoá... 16

1.2.2. Các chỉ tiêu về đánh giá việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm... 17

1.2.2.1. Sản lượng và doanh thu hàng hoá:... 17

1.2.2.2. Sản phẩm mới...17

1.2.2.3. Thị trường mới:... 18

1.2.2.4. Thị phần hay phân xuất thị phần... 18

1.2.2.5. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận... 19

1.2.3. Mục tiêu và ý nghĩa của việc mở rộng thị trường... 20

1.2.3.1. Mục tiêu của việc mở rộng thị trường... 20

1.2.3.2. Ý nghĩa của việc mở rộng thị trường... 20

1.2.4. Một số chính sách hỗ trợ hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu... 21

1.2.4.1. Chiến lược sản phẩm... 21

1.2.4.3. Chiến lược phân phối... 26

1.2.4.4. Chiến lược xúc tiến... 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHAI THÁC VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN KHÁNH HÒA.... 29

2.1. KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP KHAI THÁC VÀ DỊCH VỤ THỦY SẢN KHÁNH HÒA - KHASPEXCO... 30

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển....- 32 -

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của Xí nghiệp. ... - 33 -

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Xí Nghiệp... - 34 -

2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy...- 34 -

2.1.3.2.Chức năng quyền hạn của các phòng ban...- 35 -

2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Xí nghiệp.... - 36 -

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất....- 36 -

2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong Xí nghiệp... - 37 -

2.1.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới...- 39 -

2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP...- 41 -

2.2.1. Phân tích tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán...- 41 -

2.2.2. phân tích khả năng thanh toán của công ty:... 45

2.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:... 47

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty... 49

2.3.1. Các nhân tố khách quan... 49

2.3.2. Nhân tố chủ quan... 53

2.4. Thực trạng thị trường xuất khẩu của Xí nghiệp Khai thác và dịch vụ thuỷ sản Khánh Hoà trong năm 2005 – 2007... 60

2.4.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của Xí nghiệp... 61

2.4.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu... 65

2.4.4. Nghiên cứu một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của xí nghiệp... 69

2.5. Nội dung mở rộng thị trường... 78

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 93 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)