Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 53 - 104)

2.3.2.1. Nhân tố về vốn, lao động, máy móc thiết bị công nghệ.

Lao động, vốn và khoa học công nghệ là 3 yếu tố cơ bản quyết định thắng lợi trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các nhân tố này sẽ quyết định một phần đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Trước tình hình hiện nay sự thay đổi về khoa học công nghệ đến chóng mặt, một sự chậm trể về công nghệ hay tư duy của doanh nghiệp vô hình chung là con đường đi đến sự diệt vong của doanh nghiệp. Do đó trong tình hình hiện nay ngoài yếu tố con người thì yếu tố công nghệ phải đưa lên hàng đầu. Việc nhập các máy móc công nghệ cao là cần thiết giúp doanh nghiệp có những mặt hàng chất lượng cao đáp ứng những nhu cầu khó tính của khách hàng và hạn chế các lô hàng bị trả lại do thiếu sót trong công nghệ.

Nhân tố về vốn.

Vốn là mạch máu của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường rất cần có vốn để tổ chức nghiên cứu thị trường, thực hiện các chiến lược Marketing thu hút khách hàng, thu mua nguyên vật liệu… với tầm quan trọng không thể phủ nhận của vốn kinh doanh, xí nghiệp cần phải có những biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Nguồn vốn hình thành của Xí nghiệp từ các nguồn sau:

+ Nguồn vốn ngân sách cấp + Nguồn vốn tự bổ sung + Nguồn vốn vay

+ Nguồn vốn khác

Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy thì trong tổng nguồn vốn của công ty tăng qua các năm từ 2005- 2007 nhưng cần chú ý ở phần nợ phải trả của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn chứng tỏ doanh nghiệp còn đi vay nhiều. Nguồn vốn vay của doanh nghiệp là một trong những áp lực cho doanh nghiệp do đó cần chú ý quản lý nguồn vốn nhằm hạn chế các rủi ro trong việc sử dụng vốn.

Bảng 2.4. Bảng tổng hợp về nguồn vốn của công ty.

ĐVT: 1000 VNĐ.

(Nguồn: Phòng kinh doanh).

Phần nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm tăng nhưng đặc biệt là tăng nhanh trong năm 2007 chứng tỏ trong năm 2007 doanh nghiệp đã kinh doanh có hiệu quả thu được nhiều lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn và các quỹ. Nhưng cũng cần chú ý vào số lượng hàng tồn kho của công ty là trong năm 2007 số lượng hàng tồn kho của công ty là khá lớn do đó cần xem xét việc giải phóng nguồn hàng tồn kho đảm bảo cung cấp vốn phục vụ cho vòng quay vốn diễn ra nhanh và đều đặn.

2.3.2.1.2 Nhân tố về lao động

Yếu tố con người là một bộ phận không thể thiếu của mọi hệ thống sản xuất dù đó là một bộ phận lao động chân tay hay một dây chuyền có trình độ tự động hoá cao. Đối với công tác mở rộng thị trường, nhân tố con người càng trở nên vô cùng quan trọng, người phụ trách công tác nghiên cứu thị trường phải có đầu óc vô cùng nhanh nhạy, nắm bắt mọi biến động trên thị trường, xem xét nhu cầu trên thị trường cần gì để có những điều chỉnh trong sản xuất. Mặt khác, do đặc điểm của ngành thuỷ sản là lao động thủ công chiếm đa số và có một thị trường đòi hỏi cao về mẫu mã, hình thức nên việc quản lý lao động trong khâu sản xuất đòi hỏi phải nghiêm túc chặt chẽ nhằm nâng cao uy tín của Xí nghiệp. Do đó việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên có trình độ và tay nghề cao là cực kì quan trọng và vô cùng cấp thiết.

B. NGUỒN VỐN 26,629,683.25 100.00 29,742,521.99 100.00 31,827,401.10 I.NỢ PHẢI TRẢ 19,401,819.23 72.86 22,395,673.34 75.30 23,414,778.88 1.Nợ ngắn hạn 17,394,110.38 65.32 20,898,857.14 70.27 22,150,811.32 2.Nợ dài hạn 1,398,612.59 5.25 1,305,860.20 4.39 1,117,860.41 3.Nợ khác 609,096.25 2.29 190,956.00 0.64 146,107.15 II.NGUỒN VỐN CSH 7,227,864.03 27.14 7,346,848.65 24.70 8,412,622.22 1.Nguồn vốn và quỹ 6,773,262.03 25.44 6,932,152.60 23.31 7,914,233.17 2.Nguồn kinh phí 454,602.00 1.71 414,696.05 1.39 498,398.05

Bảng 2.5. Bảng thống kê số lượng lao động của công ty.

ĐVT: Người.

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh

2006/5005 So sánh 2007/2006 Trình độ SL % SL % SL % +/- % +/- % ĐH và CĐ 46 10,00 50 11,11 55 12,08 4 108,69 5 110 Trung cấp 25 5,43 27 6,00 29 6,37 2 108 2 107,40 Công nhân Kỹ thuật 104 22,61 101 22,44 103 22,63 -3 97,11 2 101,98 Lao động phổ thông 285 61,96 272 60,45 268 58,92 -13 95,43 -4 98,52 Tổng 460 100 450 400 455 100 (Nguồn: Phòng tổ chức – lao động).

Nhìn chung, lao động phổ thông trong Xí nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể chiếm trên 60% ở các năm 2005 và 2006, chiếm trên 58% năm 2007. Cơ cấu này là tương đối phù hợp bởi vì đặc thù của ngành chế biến thủy sản là cần nhiều lao động trực tiếp để thực hiện những công đoạn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu, những công đoạn này chỉ là phân loại cá, rữa cá, bóc võ tôm, filet cá các loại là những công đoạn đơn gian, vận hành máy móc không khó nên không đòi hỏi phải có trình độ cao. Tuy nhiên, để công tác quản lý được thực hiện một cách khoa học và hiệu quả thì cũng cần phải có đội ngũ lao động có trình độ.

Trong xu thế hội nhập của Xí nghiệp, yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao thì trình độ tay nghề, trình độ quản lý ngày càng đòi hỏi cao hơn. Chính vì vậy, trong mấy năm gần đây tỷ lệ lao động có trình độ đại học cao đẳng luôn tăng dần qua 3 năm, cụ thể năm năm 2005 là 46 người, năm 2006 là 50 người tăng thêm 4 người, năm 2007 là 55 người tăng thêm 5 người so với năm 2006, chiếm tỷ lệ 12,08% tổng lao động của Xí nghiệp. Bên cạnh đó tuy lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm.

Qua đây ta thấy cơ cấu lao động theo trình độ trong Xí nghiệp là tương đối tốt, Xí nghiệp đã chú trọng đến việc thu hút đội ngũ lao động có trình độ vào làm việc điều này chứng tổ Xí nghiệp luôn quan tâm đến trình độ của đội ngũ nhân viên, từ đó sẽ có những sắp xếp vị trí công tác phù hợp với trình độ của mỗi nhân viên.

Nhân tố về máy móc thiết bị.

Nhân tố về tư liệu lao động thể hiện ở trình độ trang bị kỹ thuật công nghệ, máy móc thiết bị ở xí nghiệp khai thác và dich vụ Thuỷ sản khánh Hoà là cơ sở vật chất của xí nghiệp. Sự hiện đại của máy móc thiết bị thể hiện ở sự đổi mới và cải tiến công nghệ là nhân tố quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và chế biến ra các sản phẩm mới thích hợp với yêu cầu và thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời là nhân tố thúc đẩy giảm chi phí trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Ngoài ra nó là nhân tố quan trọng làm tăng năng suất lao động trong xí nghiêp.

Hiện nay, việc nâng cao năng suất lao động được thể hiện trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học mới và đảm bảo có hiệu quả nhằm giải quyết bớt phế liệu giảm bớt tỷ trọng lao động sống và lao động vật hoá và đối với ngành chế biến thuỷ sản cũng vậy.

Mức độ ảnh hưởng của máy móc thiết bị thật sự lớn đến vậy nhưng máy móc thiết bị của xí nghiệp thì sao?

Nhìn chung, hầu hết máy móc thiết bị của Xí nghiệp là những thiết bị cũ trong thời gian bao cấp để lại, chủ yếu được nhập từ những máy cũ đã qua sử dụng, giá trị còn lại khoảng 70- 80%. Mặc dù được nhập từ Nhật nhưng đây là những máy cũ của họ về thời gian hết sức lạc hậu. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của sản phẩm, hao phí lao động, sản phẩm thủ công sơ chế không có khả năng cạnh tranh cao với các doanh nghiệp chế biến của nước ngoài. Đây là khó khăn không những đối với Xí nghiệp mà cả những doanh nghiệp khác trên lãnh thổ Việt Nam. Để khắc phục tình trạng này thì không phải ở tầm vi mô là các doanh nghiệp mà còn ở các cấp các ngành ở cấp vĩ mô mà ở đây là Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp của mình vốn để có những thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của cả nước.

Bảng 2.6. Tình hình máy móc thiết bị của xí nghiệp

Tên Máy móc thiết bị

Công suất thiết kế Công suất sử dụng Năm bắt đầu sử dụng Thời gian trích khấu hao I. Tủ đông 1. Tủ đông số 1 500 kg/mẻ(6h) 72% 1994 7 2. Tủ đông số 2 400 kg/mẻ (4h) 75% 2004 10 II. Hầm đông 1. Hầm đông số 1 1000 kg/mẻ 60% 1994 10 2. Hầm đông số 2 1500 kg/mẻ 65% 1999 10 III. Tiền đông 1. Tiền đông số 1&2 1000kg/mẽ 60% 1994 10 2. Tiền đông số 3&4 1500kg/mẽ 65% 1999 10 IV. Kho lạnh và kho

tàng 1. Kho lạnh 50 tấn 50 tấn 70% 1994 8 2. Kho lạnh 100 tấn 100 tấn 68% 1995 7 3. Kho lạnh 90 tấn 90 tấn 65% 2004 7 4. Kho lạnh 150 tấn 150 tấn 70% 2004 7 5. Kho hàng lẻ 10 tấn 10 tấn 75% 1998 8

6. Kho nguyên liệu 4 tấn 75% 1994 10

7. Kho lạnh 120 tấn 120 tấn 70% 2000 7

V. Máy móc thiết bị

1. Máy nén cấp 1 10 KW 80% 1994 7

2. Máy phát điện 100 KWA 85% 1994 10

4. Máy giải nhiệt và bộ sang 7.5 hp 80% 1995 7 5. Dàn lạnh 275 85% 1995 7 6. Cooling tower 30 85% 1995 7 7. Hệ thông Panel 80% 1995 7 8. Máy nén My com N62w 75% 1996 7 9. Máy Fax KXF230B panasonic 1995 5 10. Máy đóng chai bán tự động 70% 2004 5 11. Thiết bị khử cặn IES 70% 2004 7 12. 3 bộ máy nén lạnh My Com 22 KWA 75% 2004 7 13. Máy sản xuất đá

vây 330 cây/ ngày 80% 1998 7

14. Máy sản xuất đá

cây 500 kg/ ngày 80% 2000 5

15. Hệ thống tự động

tiếp xúc 5 2005 5

16. Máy đóng chai 80% 2005 5

17. Máy dò kim loại 85% 2005 5

VI. Nhà xưởng- Kho

tàng

1.Nhà làm việc 2 tầng 1977 25

2. Nhà kho 225 m2 70% 1977 8

4. Nhà chế biến cải tạo 303,54 m2 1994 8 5.Nhà chế biến sạch 2005 6 6. Nhà tiền chế 50 Võ Thị Sáu 11x 97m2 2004 7 7. Nhà tiếp nhận nguyên liệu 33.55 m2 2004 7 8. Nhà căn tin 2004 7 9. Nhà bao che hệ thống lò sấy 2005 5 10. Nhà làm việc Ban GĐ - KCS 2005 6 11. Nhà làm việc tổ nghiệp vụ 2005 6 12. Nhà tiếp nhận BTP và phân loại sản phẩm 2005 5 ( Nguồn: Phòng kỹ thuật).

Xí nghiệp không sử dụng tối đa hiệu xuất của máy móc thiết bị, đa số máy móc thiết bị không làm hết công suất sử dụng gây lãng phí trong sản xuất. Do đó lãng phí nhiên liệu làm tăng giá thành sản phẩm và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhân tố về nguồn nguyên liệu.

Do đặc tính của các sản phẩm thuỷ sản là dễ ươn thối, hư hỏng nên việc thu mua, bảo quản nguyên liệu thuỷ sản phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp, nghiêm túc đảm bảo chất lượng và chủng loại sản phẩm nhằm cung cấp đúng lúc và kịp thời cho hoạt động chế biến. Mặc khác chất lượng cao thì hoạt động xuất khẩu cũng diễn ra dễ dàng, người tiêu dùng dễ chấp nhận và công tác mở rộng thị trường sẽ đạt hiệu quả cao.

Hệ thống cung ứng của Xí nghiệp bao gồm 2 bộ phận. Thứ nhất là bộ phận thu mua cố định và còn lại là bộ phận thu mua lưu động. Nguyên liệu được thu mua trực tiếp lẫn ngoài tỉnh và từ các hệ thống nậu vựa, ngoài ra còn mua gián tiếp thông qua bộ phận thu mua.

Các hình thức thu mua.

Xí nghiệp thực hiện thu mua nguyên liệu qua 2 hình thức: Mua qua nậu vựa và thu mua trực tiếp.

o Hình thức thu mua qua nậu vựa: Do quan hệ làm ăn lâu dài giữa các ngư dân và nậu vì thế ngư dân thường bán hàng cho các chủ nậu làm đẩy giá nguyên liệu lên cao. Các doanh nghiệp hiện nay thì chủ yếu phải mua qua các nậu, sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp về nguyên liệu là cơ hội để các chủ nậu tăng giá. Nhưng các nậu vựa có ưu điểm là cung cấp các nguồn nguyên liệu là tương đối đồng đều và đầy đủ kích cỡ.

o Hình thức mua trực tiếp ngư dân: Theo hình thức này ngư dân khai thác được nguyên liệu sẽ đem đến Xí nghiệp bán, khi nguyên liệu được đem đến các phân xưởng có các nhân viên thu mua có nhiệm vụ tiếp nhận, phân loại, đánh giá nguyên liệu để xác định giá thu mua cho hợp lý cả đôi bên. Nhưng mua theo hình thức này nguyên liệu thường nhỏ lẽ, mức nhiều thời gian và khó khăn trong bảo quản.

Giá cả thu mua và phương thức thanh toán.

Xí nghiệp thường mua theo giá thị trường nên giá cả nguyên liệu thường xuyên biến động, mùa thu hoạch thì giá cả của nguyên liệu thường có xu hướng giảm, còn đến trái mùa thì có xu hướng tăng. Xí nghiệp tính giá thu mua nguyên liệu như sau

Giá mua nguyên liệu = 95%* FOB(CFR) * tỷ giá – Chi phí chế biến.

Khi thu mua nguyên liệu, cán bộ thu mua phải rất linh động trong việc định giá theo chất lượng của từng loại nguyên liệu nhưng không phải vì ham rẻ mà quên chất lượng.

Xí nghiệp mua nguyên liệu theo hợp đồng nên một phần tiền phải trả trước, thanh toán bằng tiền mặt đối với các nguyên liệu có số lượng nhỏ và thanh toán một lần sau khi nhận hàng. Hầu hết sản lượng nguyên liệu thu mua được của Xí nghiệp chủ yếu là các tỉnh: Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, Vũng Tàu, Quảng Ngãi. Các mặt hàng quen thuộc như: Mực, cá , tôm và hải sản khác, các sản phẩm của Xí nghiệp hầu hết được đem xuất khẩu chiếm ¾ tổng sản lượng sản xuất còn lại là tiêu thụ nội địa.

2.4. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP TRONG NĂM 2005 – 2007.

2.4.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản của Xí nghiệp.

Đối với ngành thuỷ sản nói chung và Xí nghiệp khai thác và dịch vụ Thuỷ sản Khánh Hoà nói riêng thì kim ngạch xuất khẩu là một chỉ tiêu đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển ngành, nó thể hiện sự lớn mạnh cũng như sự suy yếu của Xí nghiệp. Hơn nữa xuẩt khẩu đóng vai trò chính yếu trong cơ cấu ngành kinh doanh. Hoàn thành và cố gắng nâng cao kim ngạch xuất khẩu, luôn là mục tiêu hàng đầu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án chiến lược của xí nghiệp. Chính vì thế trong thời gian vừa qua tập thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp luôn cố gắng, nổ lực hết mình để hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu do nhà nước giao và luôn đề ra phương hướng nâng cao kim ngạch XK trong tương lai.

Bảng 2.7. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Xí nghiệp từ năm 2005 – 2007

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chênh lệch 2005/2006 Chênh lệch 2006/2007 Chỉ tiêu Giá trị (USD) Giá trị (USD) Giá trị (USD) ± % ± % KNXK 7,439,207.51 10,610,568.12 14,540,537.50 3,171,360.61 42.63 3,929,969.38 27.03

(Nguồn: Phòng kinh doanh).

Qua bảng 6 ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Xí nghiệp năm 2006 là 10,610,568.12 USD tăng là 3,171,360.61 USD tương ứng với 42.63%, đây là một tỉ lệ tăng rất đáng kể thể hiện bước tiến nhảy vọt của Xí nghiệp. Trong năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của xí nghiệp là 14,610,568.12 USD tăng 3,929,969.38 USD tương ứng với 27.03%, tuy tỉ lệ tăng không cao nhưng giá trị tăng là khá lớn. Nhưng tỉ lệ tăng này chủ yếu là tăng do trị giá của các lô hàng xuất khẩu uỷ thác, trong năm 2007 tỷ lệ giá trị hàng uỷ

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 53 - 104)