Nghiên cứu một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của xí nghiệp

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 69 - 104)

Các mặt hàng của xí nghiệp có mặt ở nhiều nước nhưng chủ yếu là ở Đài Loan và Nhật Bản, sắp tới đây xí nghiệp sẽ tích cực mở rộng xuất khẩu sang thị trường Úc, Đức, Trung Quốc. Năm 2007 sự suy giảm của thị trường Đài Loan đã được bù đắp bởi thị trường mới nổi là thị trường Úc và thị trường Hàn Quốc nên kim ngạch xuất khẩu của công ty vẫn được duy trì ở mức độ ổn định và tăng hơn năm trước. Do đó hai thị trường này cần phải được quan tâm trong tình hình hiện nay. Nghiên cứu thị trường để có những chiến lược phù hợp với từng thị trường và các chính sách, quy định của nhà nước là điều quan trọng trong vấn đề nghiên cứu chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản.

2.4.4.1. Thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản là đảo quốc có diện tích 377.800 Km2 với dân số khoảng 125 triệu người. Tổng thu nhập quốc dân là 2.800 tỷ USD. Là quốc gia nghèo tài nguyên nhưng là cường quốc có kim ngạch xuất khẩu lớn khoảng 300 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu khoảng 220 tỷ USD, mang lại cho đảo quốc này một khoảng thặng dư khổng lồ hằng năm khoảng 80 tỷ USD. Nhật nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu và xuất khẩu các loại máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng.

Trong chính sách mậu dịch, Nhật Bản ưu tiên nhập khẩu từ các nước Châu Á do vị trí địa lý gần nhau, sự hợp tác mở rộng trong khu vực và nhu cầu xuất khẩu của các nước trong khu vực cao.

Nhật Bản là một trong 3 thị trường tiêu thụ thuỷ sản mạnh nhất thế giới bên cạnh Mỹ và EU. Trong quá trình thâm nhập vào thị trường Nhật cần chú ý các câu hỏi sau Thị trường Nhật Bản cần gì? Người Nhật và các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu gì? Đây chính là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt nếu muốn thành công và chiếm lĩnh được thị trường “khó tính” này. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tăng hơn so với năm 2006, đạt 5,2 tỷ USD. Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Mặc dù hàng xuất khẩu Việt Nam ngày càng tiêu thụ mạnh tại thị trường Nhật Bản nhưng thị phần còn khá khiêm tốn, hiện mới chỉ đạt khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Malaysia: 2,7%, Thái Lan: 2,9%, Indonesia: 4,2% và Trung Quốc hơn 20%).

Một điều đáng nói ở đây là hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm được đặc trưng, văn hoá thị trường Nhật. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này chính là việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được đặc trưng, văn hoá của thị trường và thị hiếu của người Nhật Bản. Người Nhật hoạt động trên cơ sở tin tưởng, lấy chữ tín làm đầu, đã nói là làm. Thị trường Nhật Bản luôn luôn có sự cải tiến, đổi mới về kỹ thuật. Nhật Bản đang hướng tới các nước đang phát triển trong khu vực châu Á, mở rộng môi trường kinh doanh theo chủ trương “Trung Quốc + 1”, trong đó có thể là Ấn Độ hoặc Việt Nam. Theo ông Nguyễn Bảo, Vụ trưởng Vụ châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Do mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản không đòi hỏi tất cả các sản phẩm nhất thiết phải có độ bền lâu năm. Các sản phẩm có vòng đời ngắn nhưng chất lượng phải tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng... sẽ rất phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nhật hiện nay.

Bên cạnh đó, Nhật Bản là nước có dân số già. Giai đoạn năm 2007- 1010, Nhật Bản sẽ có trào lưu về hưu. Thị trường Nhật Bản sẽ hướng tới phục vụ nhu cầu và sự hưởng thụ của những người già. Đây có thể sẽ là cơ hội nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết nắm bắt. Một điều các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm được khi làm việc chính là phong cách làm việc, giao dịch của các doanh nghiệp Nhật Bản rất nghiêm chỉnh, lễ nghi, tôn trọng nhau. Trong khi làm việc các doanh nghiệp Nhật Bản yêu cầu đòi hỏi các doanh nghiệp đối tác nghiêm khắc và nghiêm chỉnh tới từng cử

chỉ, hành động, cách ăn mặc, lễ nghi chào hỏi... Trong văn hoá kinh doanh giao tiếp của người Nhật, có 4 vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý coi trọng, đó là cách chào hỏi nghiêm túc, đúng giờ, làm việc ngoài giờ và phải có danh thiếp. Thiếu 1 trong 4 yếu tố trên mà đặc biệt là thiếu danh thiếp vì lý do quên không mang hoặc không có, coi như việc hợp tác làm ăn sẽ chắc chắc gặp khó khăn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Nhật luôn tìm hiểu trước khi hợp tác làm ăn. Nếu nóng vội, “mì ăn liền” thì khó có thể hợp tác thành công.

Ngoài ra đây là thị trường rất coi trọng vấn đề an toàn thực phẩm. Do đó vấn đề tiêu chuẩn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm siết chặt. Theo ông Takano Koichi - Phó trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), người Nhật Bản có ý thức bảo vệ môi trường rất lớn. Các sản phẩm kinh doanh phải tuân thủ yếu tố thân thiện với môi trường. Hiện nay, chất lượng và sự an toàn nhiều sản phẩm hàng hoá không đảm bảo vì sử dụng nhiều chất độc hại. Nhật Bản đang xem xét đến khả năng dừng nhập một số mặt hàng không đảm bảo chất lượng. Do đó, nếu doanh nghiệp nào có ý định sang thị trường Nhật Bản mà các sản phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn này sẽ rất khó. Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu các mặt hàng nông thuỷ sản, đặc biệt là vào thị trường Nhật. Từ năm 2006, Nhật Bản đã thực hiện Luật vệ sinh an toàn thực phẩm sửa đổi với tất cả các lô hàng thực phẩm nhập khẩu, thắt chặt quy định và bổ sung một số loại dư lượng hoá chất không được phép có trong thực phẩm và tiếp tục nâng mức hạn chế dư lượng hoá chất cho phép. Mặt hàng tôm và mực xuất khẩu của Việt Nam từ chỗ kiểm tra một phần đã bị kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm 100% với toàn bộ lô hàng xuất vào Nhật Bản do có dư lượng chất cloramphenicol không được phép có trong thuỷ sản. Ông Bảo khẳng định: việc kiểm tra 100% các lô hàng tôm và mực xuất khẩu vào Việt Nam đã và đang tác động đến uy tín ngành chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, làm tăng chi phí, giảm tính cạnh tranh của hàng hoá. Bởi trong số 200 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã có 30 doanh nghiệp bị vi phạm quy định của Nhật. Hiện nay, Nhật Bản cũng như các nước ngày càng thắt chặt các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối các hàng hoá nhập khẩu. Các mặt hàng khi đến thị trường Nhật Bản không thể thiếu bởi người Nhật đưa ra 5 yếu tố (5S) gần như đã thành quy chuẩn gồm: sạch sẽ, sàng lọc, cắt bỏ những thứ không cần thiết, môi trường trong sạch và để đồ đạc ngăn lắp. Người Nhật nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản coi trọng đảm bảo yếu tố chất lượng, giá cả và sự chuyển giao hàng đúng thời hạn (QCD- Quality, Cost và Delivery). Theo đó, các sản phẩm khi sang thị trường Nhật phải đảm bảo chất lượng đồng loạt tương đương nhau. Cùng với đó, giá cả hàng hoá

cũng là vấn đề sống còn bởi người Nhật luôn luôn mong muốn các mặt hàng có xu hướng càng ngày càng giảm giá.

Bảng 2.12 Giá trị các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật của xí nghiệp năm 2005 – 2007.

(Nguồn: Phòng kinh doanh).

Nhìn chung sản lượng xuất khẩu trong năm 2007 có xu hướng giảm. Các mặt hàng truyền thống có xu hướng mất dần đi thị phần. Trong đó các sản phẩm như cá đông và cá khô vẫn còn giữ nguyên thị trường còn các mặt hàng khác hầu như mất đi thị phần.

Thuận lợi và khó khăn trong quá trình xuất khẩu sang thị trường Nhật:

* Thuận lợi:

- Nhu cầu người Nhật tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản là rất lớn.

- Thị trường Nhật là thị trường tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản với số lượng lớn. - Tiêu chuẩn xuất khẩu hàng sang Nhật không bị cản trở bởi hàng rào mậu dịch. - Uy tín của các công ty Nhật rất cao, nhất là vấn đề thanh toán.

- Sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật rất đa dạng với mẫu mã đẹp.

* Khó khăn

- Đòi hỏi chất lượng hàng hoá phải ổn định

- Độ khó của sản phẩm: Họ thích những sản phẩm có sự sáng tạo cao, độ tinh xảo cực kỳ lớn, sản phẩm thủ công.

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Sản phẩm SL (tấn) Giá trị (USD) SL (tấn) Giá trị (USD) SL (tấn) Giá trị (USD) 1. Tôm đông tẩm bột 22.06 138,441.18 0.00 0.00 0.00 0.00 2. Cá đông 309.75 1,086,609.71 391.10 1,187,611.50 273.97 869,777.00 3. Mực đông 1.30 6,890.00 0.00 0.00 0.00 0.00 4. Cá khô 0.00 0.00 152.36 699,060.80 171.25 895,109.00 Tổng cộng 333.11 1,231,940.89 543.46 1,886,672.30 445.22 1,764,886.00

- Sản phẩm có giá trị gia tăng cao. - Yêu cầu sản phẩm phải có quanh năm

- Nghiêm ngặt trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.4.4.2. Thị trường Đài Loan.

Đài Loan là một nước có diện tích 35.751 km2 với dân số khoảng 25 triệu dân, thu nhập bình quân khoảng 90.000 USD/năm. Có tốc độ phát triển khoảng 6% được mệnh danh là con rồng châu Á.

Đài Loan - Trung Quốc là thị trường đa dạng, tiềm năng, có thể nhập khẩu rất nhiều mặt hàng của Việt Nam. Tuy nhiên, để thâm nhập được hệ thống này, yêu cầu bắt buộc với DN Việt Nam là phải nhanh chóng nâng cao chất lượng hàng hóa, mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Đài Loan.

Hàng nông sản của Việt Nam chưa xuất khẩu (XK) nhiều sang thị trường Đài Loan vì chất lượng không ổn định, giá thành cao, vệ sinh an toàn (VSAT) thực phẩm chưa đảm bảo. Khi đã là thành viên của WTO, các DN Việt Nam vẫn tái diễn tình trạng kém chất lượng thì sẽ không tồn tại được trong sân chơi chung của WTO và tại Đài Loan. Để tránh tình trạng trên, các DN cần có các giải pháp hỗ trợ nông dân ngay trong khâu sản xuất hoặc tổ chức vùng nguyên liệu an toàn để tạo thế đứng trong quá trình tham gia hội nhập.

Yêu cầu đầu tiên nhằm đẩy mạnh XK sang thị trường Đài Loan là DN Việt Nam phải tự đổi mới mình, đặc biệt đối với các DN nhỏ và vừa. Không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh, thay đổi cách quản lý, làm ăn manh mún, mà còn phải cải tiến chất lượng hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Các DN chú trọng hơn nữa đến công tác xúc tiến thương mại, đánh giá đúng và hiểu rõ những đặc điểm của thị trường Đài Loan, từ đó định hướng đúng cho việc cung ứng hàng hóa phù hợp. Hàng năm Đài Loan tổ chức nhiều hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu hàng hóa của các nước, vì vậy các DN nên tìm hiểu kỹ và tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành phù hợp với ngành nghề để vừa tiết kiệm, vừa có hiệu quả cao trong quảng bá sản phẩm.

DN Đài Loan luôn đánh giá cao các sản phẩm được chuẩn bị tốt ở khâu đóng gói cũng như tính thuận tiện của bao bì mỗi sản phẩm. Đây là những nhược điểm của hàng hóa Việt Nam, vì vậy các DN phải hết sức quan tâm đến đặc điểm này. Hiện nay, mẫu mã bao bì của bánh kẹo Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về kiểu dáng, màu sắc, trang trí nhưng vẫn chưa thực sự bắt nhịp được với thị trường, đơn cử là màu sắc và ngôn ngữ

in trên bao bì (tiếng Anh và tiếng Trung). Ngoài ra, trên bao bì phải in thành phần, định lượng của hàng hóa, đây là quy định bắt buộc... Nên chăng các DN Việt Nam kết hợp với Việt kiều để tổ chức các quán ăn Việt Nam và các siêu thị hàng Việt Nam, từ đó đẩy mạnh XK các mặt hàng của ta. Nếu tổ chức thống nhất sẽ mang lại hiệu quả cao và thiết thực hơn. Dự kiến, từ nay đến năm 2010, kim ngạch XK của Việt Nam sang Đài Loan đạt từ 2 đến 5 tỉ USD.

Tình hình xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Đài Loan của Xí nghiệp

Đài Loan là thị trường truyền thống của Xí nghiệp, là bạn hàng thân thiết lâu năm từ khi xí nghiệp vừa mới tham gia vào hoạt động chế biến xuất khẩu thuỷ sản ra thị trường thế giới…Thị trường Đài Loan yêu cầu về sản phẩm tương đối dễ, những yêu cầu về sản phẩm không quá khắc khe.

Bảng 2.13. Giá trị mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan từ 2005 - 2007

(Nguồn: Phòng kinh doanh).

Nhìn chung số lượng các sản phẩm nhập sang Đài Loan là khá lớn với đầy đủ chủng loại và số lượng tương đối cao. Trong đó số lượng và giá trị xuất khẩu của mặt hàng cá khô sang thị trường Đài Loan là lớn nhất, tuy vậy trong năm 2007 thì mặt hàng này sụt giảm nghiêm trọng về số lượng và giá trị. trong năm 2007 số lượng xuất khẩu của cá đông là có tăng về cả số lượng và giá trị đem lại một lượng ngoại tệ khá lớn.

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Sản phẩm Sản lượng(tấn) Giá trị(USD) Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Tôm đông 45.27 185,590.27 72.44 310,020.47 0.00 0.00 Ốc, ghẹ 143.23 113,369.34 34.90 38,794.11 18.64 33,084.40 Cá đông 265.41 487,224.14 88.55 175,605.00 165.38 381,625.77 Mực đông 72.65 215,936.03 115,32 344,602.92 74.70 289,779.59 Mực khô 15.18 116,231.60 5.10 32,205.10 0.00 0.00 Cá khô 652.23 780,651.55 506.32 712,454.87 452.74 600,286.57 Tổng cộng 1,148.70 1,713,412.66 634.87 1,303,662.00 711.46 1,304,776.33

Trong năm 2007 sản lượng mực khô không còn thị phần ,nguyên nhân chính của việc này không phải là do cầu của hàng này giảm mà là do chất lượng của mực khô của công ty không được đảm bảo ảnh hưởng đến khối lượng quá trình nhập hàng của xí nghiệp.

2.4.4.3. Thị trường Ôxtrâylia.

Ôxtrâylia diện tích khoảng 7.686.850 km2, không thua kém gì mấy so với diện tích của nước Mỹ. Dân số khoảng 19.15 triệu người, đứng thứ 51 thế giới. Nước Ôxtrâylia không hề có biên giới giáp ranh mà được bao bọc bời 1 bờ biển dài 25.769 km. Về địa hình của Ôxtrâylia là những cao nguyên thoai thoải gồm xa mạc và vùng đồng bằng màu mở ở phía Đông Nam. Tuy vậy đây không phải là quốc gia có thế mạnh về các sản phẩm thuỷ sản. Do đó,Ôxtrâylia - thị trường NK thủy sản đầy tiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu và thâm nhập mạnh vào thị trường này.

Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu thụ thủy sản nhập khẩu tại thị truờng Ôxtrâylia đang ngày một tăng. Theo Bộ Thủy sản, mỗi năm Ôxtrâylia phải NK tới 50% lượng thủy hải sản cho tiêu dùng nội địa. Trong 5 năm tính đến năm 2005 - 2006, giá trị nhập khẩu thủy sản của Ôxtrâylia tăng 8% lên 1,26 tỷ AUD (1,06 tỷ USD).

Tính đến tháng 10/2007, New Zealand, Nam phi, Trung Quốc và các nước Ðông Nam Á đang là những quốc gia cung cấp thủy sản lớn nhất cho Ôxtrâylia. Tuy nhiên, xuất khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc sang Ôxtrâylia tăng mạnh trong những năm gần đây.

Trong 5 năm kể từ năm 2002 - 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Ôxtrâylia không ngừng tăng trưởng và đã tăng hơn 4 lần từ 29,24 triệu USD năm 2002 lên 126,5 triệu USD năm 2006. Về khối lượng, XK thủy sản sang thị trường này cũng tăng hơn 4 lần từ 6.077 tấn lên 24.303 tấn.

Các mặt hàng thủy sản chính xuất khẩu sang Ôxtrâylia trong những năm qua gồm: tôm đông lạnh, cá tra, basa, mực, bạch tuộc, cá đông lạnh, cá ngừ, hàng khô và các hải sản khác, trong đó tôm đông lạnh luôn đứng đầu về giá trị, tiếp đến là cá tra, basa, cá

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 69 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)