Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 49 - 53)

2.3.1.1. Nhân tố về tự nhiên:

Việt Nam nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải quốc tế từ các nước Đông Nam Á sang các nước Nam Á, Trung Đông và Châu phi.

Với chiều dài bờ biển 3260 km với nhiều cảng có mực nước sâu, khí hậu tốt, thuận lợi cho tàu bè đi lại.

Biển Trung Bộ là vùng biển sâu, độ sâu tối đa ở vùng này đã được biết là 1500m với chiều dài bờ biển khoảng 6000km với nhiều đảo và quần đảo. Biển Trung Bộ đa dạng và phong phú về các loại hải sản như tôm cá, mực và các loại hải sản khác.

Ngoài ra, Miền Trung thuận lợi về khí hậu, địa hình phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy năm 2001 nhận định được tiềm năng sẵn có này các cơ quan chức năng đã chuyển dịch mục tiêu sử dụng đẩt nông nghiệp sản xuất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản có năng suất cao.

Nguồn lợi hải sản Khánh Hoà theo kết quả của viện nghiên cứu biển Nha Trang và Vụ nguồn lợi khai thác thuộc Bộ Thuỷ sản trữ lượng khoảng từ 92 – 100 ngàn tấn/ năm trong khi hiện chỉ mới khai thác gần 40 ngàn tấn/ năm. Như vậy, ta thấy khả năng phát triển của ngành khai thác thuỷ sản ở Khánh Hoà là còn rất lớn, bởi vì trong khi sản lượng khai thác thực tế của nước ta gần bằng với sản lượng có thể khai thác nhưng với tỉnh ta thì sản lượng khai thác thực tế chỉ khoảng 50% sản lượng có thể khai thác.

Bên cạnh đó, ngành khai thác thuỷ sản Khánh Hoà có 5.720 tàu thuyền đánh bắt cá trong đó có 4.216 chiếc có gắn máy với tổng công suất trên 170.971 mã lực chiếm tỷ lệ 8% trên cả nước. Tuy nhiên với chương trình khuyến khích nghề cá xa bờ của Nhà nước, hàng năm số lượng tàu đánh bắt có công suất lớn với trang bị hiện đại tăng nhanh, tăng lên từ 100 đến 200 chiếc đưa tổng sản lượng khai thác của tỉnh hàng năm đạt từ 50-60 ngàn tấn/ năm. Nghề cá của tỉnh Khánh Hoà đang phát triển với tốc độ nhanh, ngoài việc cung ứng cho các nhà máy đông lạnh trong tỉnh còn cung ứng cho các nhà máy hoạt động ngoài tỉnh.

Cùng với sự phát triển của nghề nuôi trồng thuỷ sản cả nước nói chung và miền Trung nói riêng, nghề nuôi trồng thuỷ sản của Khánh Hoà phát triển rất mạnh mẽ, chủ yếu là tôm. Sự ưu đãi của thiên nhiên cộng với trình độ của đội ngũ cán bộ khoa học.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, các Công ty chế biến thuỷ sản tại tỉnh Khánh Hoà nói chung và xí nghiệp khai thác và dịch vụ Thuỷ sản nói riêng có điều kiện thuận lợi trong việc thu mua nguyên vật liệu về giá cả cũng như số lượng và chất lượng, góp phần mở rộng quy mô hoạt động chế biến thuỷ sản xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và từ đó góp phần tạo ưu thế cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản.

Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh Khánh Hoà còn phải đương đầu với những khó khăn về khai thác bừa bãi của các ngư dân, họ đánh bắt bằng xung điện, thuốc nổ và chất độc, không theo quy định của Bộ Thuỷ sản về kích cỡ mắc lưới và cỡ cá. Hơn nữa sự ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp từ các công ty, nhà máy làm cho tài nguyên biển bị cạn kiệt, một số loài không còn khả năng tái sinh và mất dần đi, chất lượng thuỷ sản ngày càng giãm với dư lượng các chất kháng sinh ngày càng vượt mức cho phép. Do đó cần có sự can thiệp của chính phủ nhằm đảm bảo mọi diễn biến trong hoạt động khai thác, chế biến, nuôi trồng có hiệu quả.

2.3.1.2. Nhân tố xã hội.

Theo báo cáo của quỹ dân số thế giới thì mỗi năm dân số thế giới có xu hướng tăng khoảng 77 triệu người và theo dự đoán dân số thế giới sẽ là 9 tỷ vào năm 2050. Dân số tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng lên đáng kể.

Trong thế kỷ qua, mức sống của người dân trên thế giới tăng lên rõ rệt. Họ không còn chỉ biết đến ăn no mặc ấm mà có cách nhìn xa hơn là ăn ngon mặc đẹp. Nhu cầu được hưởng thụ và chăm sóc sức khoẻ ngày càng được đòi hỏi nhiều. Theo nguyên cứu của Bộ y tế thì trong thành phần thịt hải sản đặc biệt là thịt cá không chứa các chất Cholesteron, các chất gây béo phì mà chứa nhiều chất có lợi cho cơ thể đặc biệt là chứa rất nhiều các Vitamin. Khi nghiên cứu này được công bố thì xu hướng dùng các loại thịt khác giảm đi, cộng với những năm gần đây dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ngày càng nhiều nên nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt cá chất lượng cao ngày càng rõ rệt.

2.3.1.3. Nhân tố Chính phủ.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp tích cực tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu thuỷ sản để thu ngoại tệ cho đất nước. Bộ thuỷ sản vừa chủ trì phối hợp chặc chẽ với các bộ thương mại, ngoại giao trong công tác xúc tiến thương mại và tăng cường công tác thông tin thị trương tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, để giữ vững và ổn định thị trường truyền thống đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đồng thời mở rộng hơn nữa các mặt hàng Việt Nam có khả năng phát triển để đề xuất ra các thị trường liên minh châu Âu, Mỹ, Trung Quốc...đối với thị trường Nhật Bản thì cần tăng trưởng tỷ trọng các mặt hàng thuỷ sản tinh chế và hàng phân phối cho các siêu thị nhỏ, tôm sống, cá ngừ tươi và đông.

Còn thị trường Bắc Mỹ và Châu Á xúc tiến việc công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và Mỹ về kiểm soát và chấp nhận chất lượng hàng thuỷ sản, bàn để thảo luận cơ chế

thanh toán chính thức và mở rộng thị trường chính ngạch với Trung Quốc nhất là các tỉnh ở phía Tây Nam và Đông Bắc Trung Quốc.

Còn thị trường khối liên minh Châu Âu và một số thị trường mới khác cần nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của các thị trường này.

Với những chương trình khuyến khích, ưu đãi của Chính phủ đã đem lại cho Xí nghiệp khai thác và dịch vụ thuỷ sản Khánh Hoà những thuận lợi sau :

+ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xâm nhập vào các thị trường trên thế giới nhất là thị trường khó tính như Nhật, Úc...

+ Nuôi trồng và khai thác phát triển mạnh đảm bảo đầy đủ nguồn nguyên liệu chế biến cho xí nghiệp ngay cả lúc trái vụ.

+ Mở rộng quan hệ hợp tác tạo điều kiện liên doanh liên kết với các Công ty chế biến thuỷ sản khác, một mặt thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mặt khác xí nghiệp có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại của các quốc gia khác.

2.3.1.4. Nhân tố môi trường quốc tế.

Môi trường quốc tế tác động mạnh mẽ đến khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập, việc mua bán giữa quốc gia này với quốc gia khác cũng diễn ra mạnh mẽ. Ngày nay, thúc đẩy xuất khẩu càng đặt trong mối quan hệ với việc thay thế nhập khẩu và phát triển sản xuất trong nước. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu phải được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, phù hợp với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá. Việc Việt Nam gia nhập các khối kinh tế như AFTA, APEC và WTO đòi hỏi phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các chính sách và các quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngày 3/2/1994, Mỹ đã bãi bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam, tháng 4/1994, Mỹ bãi bỏ cấm vận viện trợ và tháng 7/1995 chính phủ Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Ngày 30/9/2007 Mỹ đã bãi bỏ luật đền bù trợ cấp và phá giá liên tục, đây là những điều luật đã từng làm cho việc xuất khẩu cá tra và ba sa của Việt Nam gặp khó khăn. Với việc bãi bỏ các điều luật này đã vực dậy các ngành kinh tế nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng.

Tuy nhiên, sự biến động của môi trường quốc tế có thể mang lại những cơ hội cũng có thể mang lại những nguy cơ cho các doanh nghiệp, chẳng hạn như việc trả lại hàng loạt đơn đặt hàng với khối lượng lớn do nhiễm dư lượng kháng sinh. Do đó việc nghiên

cứu thị trường quốc tế sẽ mang ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa những bất lợi trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)