Các chiến lược cơ bản trong mở rộng thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 78 - 80)

Việc lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường phù hợp với một kế hoạch lâu dài và phải được tính toán kỹ lưỡng và phải phù hợp với môi trường hiện tại của Xí nghiệp đó là nhân lực, tài lực, vật lực và cả môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Vì vậy việc lựa chọn một chiến lược mở rộng thị trường phải được cân nhắc, nếu chiến lược được lựa chọn là đúng đắn, phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm nguồn lực cho Xí nghiệp. Ngược lại đó là một sự lãng phí lớn, gây thiệt hại thậm chí dẫn đến tình trạng phá sản đối với Công ty. Vậy chiến lược mở rộng thị trường mà công ty sử dụng là gì? Nó mang lại hiệu quả gì cho công ty?

Chiến lược tăng trưởng tập trung.

Chiến lược thâm nhập thị trường.

Xuất phát từ một xí nghiệp nhà nước bao cấp, do sự biến động của thị trường cùng với sự nghiệp đổi mới và lớn mạnh không ngừng của ngành Thuỷ sản Việt Nam, công ty đã không ngừng thâm nhập vào các thị trường mới với mục đích là tạo công ăn việc

làm cho công nhân và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên của công ty. Và đặc điểm sản phẩm thuỷ sản thường được các bạn hàng đặt hàng trước và chủng loại sản phẩm không được đa dạng cho nên xí nghiệp lựa chọn chiến lược thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện có bằng những sản phẩm hiện có là chiến lược hàng đầu, vừa phù hợp với nguồn lực của xí nghiệp vì đây là chiến lược không tốn nhiều chi phí cho việc nghiên cứu thị trường hay nghiên cứu sản phẩm mới. Biện pháp Marketing được áp dụng chủ yếu là điều chỉnh giá bán và giá thoả thuận sao cho phù hợp thuận mua vừa bán, tìm kiếm những mạng lưới tiêu thụ mới.

Trong những năm qua Xí nghiệp tập trung thâm nhập sâu hơn vào các thị trường chính như thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây là thị trường Úc. Công ty chủ yếu tậm trung vào chất lượng sản phẩm và mẫu mã. Với những gì làm được thì việc tiêu thụ trên thị trường Úc tăng lên rõ rệt.

Chiến lược sản phẩm mới.

Do công ty chủ yếu xuất khẩu dựa trên các đơn đặt hàng của các nước bạn nên chiến lược sản phẩm mới của công ty chưa thật sự mạnh nhưng không phải là bỏ ngõ. Do đặc điểm mùa vụ của mặt hàng thuỷ sản nên nắm bắt được tình hình này xí nghiệp đã có những bước đi rất nhạy bén. Chẳng hạn, khi ngư dân được mùa cá ngừ đại dương xí nghiệp nhanh chóng liên lạc với các bạn hàng cũ và tìm kiếm bạn hàng mới giới thiệu về sản phẩm giúp họ có hiểu biết lựa chọn sản phẩm và tăng thu nhập cho xí nghiệp. Tuy vậy, công ty chủ yếu là xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu cấp đông nên công ty chưa thật sự có sản phẩm riêng biệt cho chính mình do đó chiến lược sản phẩm mới là một chiến lược khó áp dụng thành công cho công ty nhưng chắc chắn được áp dụng trong tương lai của công ty.

Chiến lược phát triển thị trường.

Đây là chiến lược dùng những sản phẩm hiện tại của công ty thâm nhập vào thị trường mới. Mục tiêu của Xí nghiệp là trong thời gian tới là thâm nhập vào thị trường mới như Đông Âu, Ai Cập và Châu Mỹ

Với việc đánh mất thị phần khá lớn ở các thị trường truyền thống việc tìm kiếm phát triển thị trường là hết sức cần thiết, trong đó là các thị trường tiềm năng mà công ty chưa thâm nhập là thị trường Ai cập, Các chuyên gia ngành Thuỷ sản đánh giá, với kim ngạnh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Ai Cập từ đầu năm đến nay đạt gần 30 triệu USD, tăng đột biến trong thời gian qua và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Ai Cập đang là thị trường tiềm năng cho hàng thuỷ sản Việt Nam.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ hải sản tại Ai Cập rất lớn, bình quân mỗi năm Ai Cập tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn, trong đó nhập khẩu là khoảng 30.000 tấn với kim ngạch khoảng gần 300 triệu USD. Các loại cá được nhập khẩu chủ yếu gồm: cá thu, cá trích, tôm nõn... đặc biệt, mặt hàng cá basa, cá tra đang được tiêu thụ mạnh tại thị trường này.

Ông Bành Quang Hạ, Giám đốc Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn ( Bình Định) cho biết, Công ty sẽ đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này. Ông cho biết, với mặt hàng thuỷ sản, Chính phủ Ai Cập khuyến khích nhập, do đó, mặt hàng này có thuế xuất bằng không. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Để tăng kim ngạch xuất khẩu, ngoài việc mở rộng thị trường, Công ty sẽ đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu với các mặt hàng hải sản cao cấp như: tôm đông lạnh, cá ngừ, cá thu…

Tuy nhiên, để phát triển tại thị trường mới này, cũng như tránh thiệt hại kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập đề nghị các doanh nghiệp cùng với việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, tài liệu chứng nhận vệ sinh an toàn của hàng hóa, đặc biệt chú ý về chất lượng, phẩm cấp hàng xuất khẩu cũng như các biện pháp kỹ thuật; tránh tình trạng hàng xuất không đủ trọng lượng, chất lượng khác với hợp đồng ký kết, phá hợp đồng, nhãn mác ghi không đúng quy cách dẫn đến việc lô hàng có thể bị từ chối thông quan hoặc bị phạt nặng. Năm 2008, dự kiến, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Ai Cập có thể đạt 45 triệu USD và tiếp tục tăng trong thời gian tới. Trước những thông tin này xí nghiệp nên nhanh chóng nắm bắt và phát triển sang thị trường này. Với những cách nhìn xa hơn hy vọng xí nghiệp sẽ có những bước nhảy vọt trong thời gian tới.

Chiến lược đa dạng hoá.

Đây chưa phải là chiến lược được quan tâm của doanh nghiệp vì sản phẩm của công ty chưa thật sự đa dạng, công ty chỉ sử lý công đoạn thô, còn phần tinh công ty chưa thật sự quan tâm. Chỉ có sản phẩm tôm tẩm bột là sản phẩm xí nghiệp thật sự chế biến có quy cũ và công nghệ riêng nhưng chừng đó là không đủ. Trước những đòi hỏi lớn về chất lượng và công nghệ thì đó là mục tiêu phấn đấu của xí nghiệp trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)