Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 65 - 69)

Thị trường là yếu tố quyết định quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, quyết định yếu tố đầu ra nhưng lại là cơ sở cho yếu tố đầu vào, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì thế có thể nói rằng thị trường chiếm một vị trí quan trọng trong kinh doanh XNK, đặc biệt là trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới như hiện nay.

Thị trường Đài Loan: Đây là khách hàng truyền thống có mối quan hệ lâu bền nhất của Xí nghiệp, gắn bó với xí nghiệp từ khi mới bắt đầu chuyển sang lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Trong 2 năm trở lại đây thì sản lượng xuất khẩu có xu hướng giảm do khách hàng Đài Loan luôn cho người giám sát giá cả nguyên vật liệu từ nậu vựa ngư dân và ra sức ép giá, nếu không đồng ý họ sẽ chuyển sang công ty khác, vì muốn duy trì sản xuất Xí nghiệp thường chấp nhận với mức giá thoả thuận. Tuy đây là thị trường lớn nhưng thật sự khó làm ăn đối với Xí nghiệp trước những đòi hỏi cao của các bạn hàng. Sản lượng xuất khẩu năm 2005 sang thị trường Đài Loan là 1,249.21 tấn tương đương với 2,496,243.93 USD, sang năm 2006 thì sản lượng xuất khẩu là 901.05 tấn tương đương với 2,433,293.47 USD giảm 27.87% về sản lượng và 2.52% về mặt giá trị.

Bước sang năm 2007 thì sản lượng xuất khẩu sang thị trường này có xu hướng giảm, sản lượng xuất khẩu chỉ còn 797.24 tấn giảm 103.81 tấn, đây là mức sụt giảm lớn trong năm tương đương 11.52%. Về mặt giá trị, thì trong năm 2007 với việc giảm sản lượng kéo theo việc giảm giá trị với mức giảm là 533,529.10 USD tương đương với 21.93% làm giảm nguồn thu ngoại tệ lớn cho công ty.

Bảng 2.10. Bảng cơ cấu thị trường tiêu thụ của Xí nghiệp từ năm 2005-2006

(Nguồn: Phòng kinh doanh).

Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005

Sản lượng Giá trị XK(USD)

Thị trường Sản lượng Tỷ lệ % Giá trị XK(USD) Tỷ lệ % Sản lượng Tỷ lệ % Giá trị XK(USD) Tỷ lệ %  %  % 1. Đài Loan 1,249.21 53 2,496,243.93 33.56 901.05 33.31 2,433,293.47 22.94 -348.16 -27.87 -62,950.46 -2.52 2. Nhật Bản 473.43 20.09 2,006,693.39 26.97 543.46 20.09 1,886,672.30 17.78 70.03 14.79 -120,021.09 -5.98 3. Hàn Quốc 320.91 13.62 1,539,479.10 20.69 636.47 23.53 3,456,604.42 32.58 315.56 98.33 1,917,125.32 124.5 4. Úc 178.17 7.56 901,106.00 12.11 371.38 13.73 1,900,622.05 17.92 193.21 108.44 999,516.05 110.9 5. Singapore 49.68 2.11 196,250.06 2.64 46.41 1.72 205,312.36 1.94 -3.27 -6.58 9,062.30 4.62 6. Mỹ 0 0 0 0 53.1 1.96 217,235.04 2.05 - - - - 7. Hồng Công 18.65 0.79 88,467.14 1.19 0 0 - - - - 8. Canada 66.88 2.84 210,967.89 2.84 135.77 5.02 415,971.66 3.92 68.89 103.01 205,003.77 97.17 9. Đức 0 0 0 0 17.1 0.63 93,232.50 0.88 - - - - 10. Trung Quốc 0.00 0 0 0 0 0 0 0 - - - - Tổng cộng 2,356.93 100 7,439,207.51 100 2,704.74 100 10,608,943.80 100 347.81 14.76 3169736.29 42.61

Thị trường Nhật Bản: Đây cũng là khách hàng truyền thống của Xí nghiệp, sản lượng tiêu thụ thường đứng trong Top đầu của xí nghiệp. Đây là thị trường hấp dẫn mà xí nghiệp muốn hướng đến và mở rộng thị phần ở thị trường này, tuy nhiên đây là thị trường luôn đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm nhưng bù lại các Công ty bạn thường đưa một mức giá cao hơn so với các bạn hàng khác. Việc làm bạn hàng của Nhật Bản đòi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín lớn và phải giao hàng đúng hẹn. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu trong 3 năm trở lại đây có vẽ như tăng giảm không đều, sau năm 2006 sản lượng tăng mạnh thì đến năm 2007 xu hướng chững lại và giảm dần, đây là điều các nhà quản lý cần chú ý và quan tâm đẩy mạnh việc tiêu thụ sang thị trường này.

Thị trường Úc: Tuy thị phần của thị trường Úc không cao trong năm 2005-2006 nhưng trong năm 2007 thị trường Úc khá sôi động với việc tiêu thụ khối lượng khá lớn là 575.55 tấn. Đây là bước đột phá của Xí nghiệp trong việc tìm đối tác tiêu thụ và giải quyết nguồn hàng do bị mất thị phần ở các thị trường truyền thống. Chỉ mới đây thôi đoàn doanh nghiệp tham dự Hội chợ Fine Food đã đến Ôxtrâylia vào ngày 21/9. Hội chợ này diễn ra tại thành phố Sydney từ ngày 24-27/9. Trong những năm gần đây, xu hướng tiêu thụ thủy sản nhập khẩu tại thị trường Ôxtrâylia đang ngày một tăng. So với năm 2005, chỉ riêng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Ôxtrâylia năm 2006 đã tăng 11,7% về khối lượng (24.303 tấn) và 30,7% về giá trị (126,439 triệu USD). Để tiếp tục giữ vững xuất khẩu sang thị trường này, đồng thời giúp các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ đối tác, tìm hiểu xu hướng thị trường, Hiệp hội đã đăng ký một gian hàng 18m2 dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu tham gia gian hàng chung. Đây là hội chợ thực phẩm uy tín được tổ chức hàng năm tại Ôxtrâylia, trong đó có khu vực dành riêng cho hàng thuỷ hải sản. Với thành tích đạt được của ngành đó, xí nghiệp cũng có những bước tiến đáng ghi nhận là trong năm 2005 sản lượng xuất khẩu sang Úc là 178.17 tấn và sang năm 2006 sản lượng xuất khẩu tăng lên là 371.38 tấn tăng 193.21 tấn tương đương với 108.44%, còn về mặt giá trị thì trong năm 2006 tăng 999,516.05 USD tăng 110.92%. Bước sang năm 2007 sản lượng xuất khẩu là 575.55 tấn tăng 204.17 tấn và 1,716,903.43 USD, so với năm 2006 tăng 54.98% về sản lượng và về giá trị tăng 90.33%. Nhận thức rõ tính hấp dẫn của thị trường này, Xí nghiệp đã xác định đây là thị trường quan trọng và hết sức tìm kiếm khách hàng mới có thể tiêu thụ các mặt hàng mà công ty tiêu thụ khó và xí nghiệp yên tâm sản xuất một cách ổn định.

Bảng 2.11. Bảng cơ cấu thị trường tiêu thụ của Xí nghiệp từ năm 2006-2007.

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006

Sản lượng Giá trị XK(USD)

Thị trường

Sản lượng Tỷ lệ % Giá trị XK(USD) Tỷ lệ

% Sản lượng Tỷ lệ % Giá trị XK(USD) Tỷ lệ %  %  % 1. Đài Loan 901.05 33.31 2,433,293.47 22.94 797.24 34.91 1,899,764.37 22.02 -103.81 -11.52 -533,529.10 -21.9 2. Nhật Bản 543.46 20.09 1,886,672.30 17.78 445.22 19.5 1,764,886.00 20.45 -98.24 -18.08 -121,786.30 -6.46 3. Hàn Quốc 636.47 23.53 3,456,604.42 32.58 228.71 10.02 475,717.00 5.51 -407.76 -64.07 -2,980,887.42 -86.2 4. Úc 371.38 13.73 1,900,622.05 17.92 575.55 25.2 3,617,525.48 41.92 204.17 54.98 1,716,903.43 90.33 5. Singapore 46.41 1.72 205,312.36 1.94 16.93 0.74 72,976.92 0.85 -29.48 -63.52 -132,335.44 -64.5 6. Mỹ 53.1 1.96 217,235.04 2.05 0 0 0 0 - - - - 7. Hồng Công 0 0 0 0 0 0 0 - - - - 8. Canada 135.77 5.02 415,971.66 3.92 209.5 9.17 738,489.36 8.56 73.73 54.31 322,517.70 77.53 9. Đức 17.1 0.63 93,232.50 0.88 0 0 0 0 - - - - 10. Trung Quốc 0 0 0 0 10.5 0.46 59,850.00 0.69 - - - - Tổng cộng 2,704.74 100 10,608,943.80 100 2,283.65 100 8,629,209.13 100 -421.09 -15.57 -1979734.67 -18.66

Thị trường Hàn Quốc: Thị trường này rất thăng trầm, tăng giảm không ổn định. Trong năm 2005 sản lượng xuất khẩu là 320.91 tấn nhưng đến năm 2006 là 636.47 tấn đây là bước nhảy vọt của xí nghiệp. Điều đáng nói ở đây là sang năm 2007 sản lượng xuất khẩu chỉ còn là 228.71 tấn. Với việc sụt giảm này thì xí nghiệp đang có những toan tính mới để tìm sang các thị trường mới bù đắp cho việc mất thị phần ở thị trường này.

Các thị trường khác có tỷ trọng không đáng kể và công ty đang ở dạng thâm nhập tìm kiếm đối tác mới. chẳng hạn như thị trường Mỹ sau một năm thâm nhập công ty làm ăn không hiệu quả trước những đòi hỏi khắc khe và các vụ kiện tụng nên trong năm 2007 công ty đã rút khỏi thị trường này. Cùng với bối cảnh đó thì thị trường Đức cũng lâm vào cảnh hàng hoá không tiêu thụ được, số lượng đơn đặt hàng của công ty không còn nữa. Nhưng thật đáng mừng là trong năm 2007 công ty đã tìm ra được thị trường mới nhưng không lạ là thị trường Trung Quốc, một nước láng giềng với ta. Do nhu cầu của bạn là các mặt hàng cá nước ngọt được chú trọng nên sản lượng xuất khẩu của ta là không cao với các mặt hàng hải sản như cá ngừ đông nguyên con.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tại xí nghiệp khai thác và dịch vụ thủy sản khánh hòa (Trang 65 - 69)