KỸ THUẬT BÀO CHẾ VIÊN NÉN 1 Phƣơng pháp tạo hạt ƣớt

Một phần của tài liệu TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1, 2 (Trang 70 - 73)

1. Phƣơng pháp tạo hạt ƣớt

 Ưu điểm:

+ Dễ đảm bảo độ bền cơ học của viên, dược chất dễ phân phối vào từng viên nên dễ đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng viên và hàm lượng dược chất.

+ Quy trình và thiết bị đơn giản dễ thực hiện.

 Nhược điểm:

+ Chịu tác động của ẩm và nhiệt (khi sấy hạt), có thể làm giảm độ ổn định của dược chất.

+ Quy trình kéo dài qua nhiều cơng đoạn.

1.1. Trộn bột kép

 Trước khi trộn bột kép phải phân chia nguyên liệu đến độ mịn quy định. Khi trộn bột kép cần áp dụng kỹ thuật trộn đồng lượng để đảm bảo dược chất đuợc phân phối đồng đều trong viên, đặc biệt với các viên nén chứa hàm lượng dược chất thấp. Khi lượng dược chất trong viên nhỏ, có thể không trộn bột kép mà hòa dược chất vào tá dược dính lỏng hoặc vào dung mơi thích hợp để xát hạt hoặc trộn vào hạt trước khi dập viên.

71

 Tạo hạt nhằm tránh hiện tượng phân lớp của khối bột trong quá trình dập viên, cải thiện độ chảy của bột dập viên, tăng cường khả năng liên kết của bột, làm cho viên dễ đảm bảo độ chắc và giảm hiện tượng dính cối chày khi dập viên.

 Để dễ dập viên, hạt phải dễ chảy và chịu nén tốt. Muốn vậy, hạt phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

+ Có hình dạng thích hợp: tốt nhất là hình cầu. Hạt hình cầu có ma sát nhỏ, dễ chảy, khi nén dễ liên kết thành viên.

+ Có kích thước thích hợp và kích thước càng đồng nhất càng dễ đảm bảo sự đồng nhất về khối lượng viên. Thơng thường kích thước hạt thay đổi từ 0,5 – 2 mm theo đường kính viên (viên càng bé thì nên xát hạt càng nhỏ và ngược lại).

 Có thể tạo hạt ướt bằng cách xát hạt qua rây hoặc bằng thiết bị tầng sôi.

 Xát hạt thực hiện qua các bước sau:

+ Tạo khối ẩm: thêm tá dược dính lỏng vào khối bột, trộn cho đến lúc tá dược thấm đều vào khối bột. Để tá dược dễ thấm vào khối bột, nên dùng tá dược nóng, nhất là với những tá dược có độ nhớt cao như dịch thể gelatin, hồ tinh bột. Lượng tá dược và thời gian trộn quyết định khả năng liên kết của hạt. Vì thế, phải tuân thủ đúng yêu cầu về thời gian và các thông số kỹ thuật khác. Ở quy mô nhỏ, có thể nhào ẩm bằng chày cối, với quy mơ lớn dùng các thiết bị như máy nhào trộn, máy nhào siêu tốc,…

+ Xát hạt: khối ẩm sau khi trộn đều, để ổn định trong một khoảng thời gian nhất định rồi xát qua cỡ rây quy định. Để thu được hạt có hình dạng gần với hình cầu, tốt nhất là xát hạt qua rây đục lỗ với lực xát hạt vừa phải. Có thể xát hạt bằng tay qua rây hoặc xát bằng máy xát hạt. Với các dược chất khó tạo hạt hoặc hạt có màu nên xát hạt hai lần để thu được hạt đạt yêu cầu và có màu sắc đồng nhất.

+ Sấy hạt: hạt sau khi xát, trải thành lớp mỏng và sấy ở nhiệt độ quy định. Trước khi sấy, có thể để thống gió cho hạt se mặt, sau đó đưa vào buồng sấy và nâng nhiệt độ từ từ cho hạt khơ đều. Trong q trình sấy, thỉnh thoảng đảo hạt, tách các cục vón và kiểm tra nhiệt độ sấy. Hoặc sấy bằng máy sấy tầng sôi để giảm thời gian sấy. Thường sấy hạt đến độ ẩm từ 1 – 7% tùy từng loại viên.

+ Sửa hạt: hạt sau khi sấy xong, phải xát lại nhẹ nhàng qua cỡ rây quy định (thường là bằng hay to hơn cỡ rây xát hạt ẩm) để phá vỡ các cục vón, tạo ra được khối hạt có kích thước đồng nhất hơn.

 Để hạn chế tác động của ẩm và nhiệt, tiết kiệm mặt bằng sản xuất, hiện nay trong sản xuất công nghiệp, người ta có thể tạo hạt bằng thiết bị tầng sơi.

1.3. Dập viên

 Hạt sau khi sấy đến độ ẩm quy định, trộn với tá dược trơn, tá dược rã ngồi rồi dập thành viên. Có nhiều loại máy dập viên khác nhau hoạt động theo nguyên tắc: nén hỗn hợp bột hoặc hạt giữa hai chày trong một cối (buồng nén) cố định.

72  Ưu điểm:  Ưu điểm:

+ Tránh được tác động của ẩm và nhiệt độ dược chất nên được dùng cho các viên chứa dược chất không bền với ẩm và nhiệt (aspirin, vitamin C, ampicillin,…).

+ Tạo hạt khô tiết kiệm được mặt bằng và thời gian hơn tạo hạt ẩm.

 Nhược điểm:

+ Dược chất phải có khả năng trơn chảy và liên kết nhất định.

+ Khó phân phối đồng đều dược chất vào từng viên do hiện tượng phân lớp khi dập viên.

+ Hiệu suất tạo hạt khơng cao và viên khó đảm bảo độ bền cơ học.

 Tiến hành:

+ Trộn bột kép: chủ yếu là trộn bột dược chất với bột tá dược dính khơ, tá dược rã. Tiếp hành trộn và kiểm tra như với phương pháp xát hạt ướt.

+ Dập viên to và tạo hạt: bột được dập thành viên to (có đường kính khoảng 1,5 – 2,0 cm). Cán vỡ viên to để tạo hạt. Rây chọn lấy hạt có kích thước quy định. Loại hạt bé chưa đạt kích thước quy định tiếp tục đưa dập viên to để tạo hạt lại.

 Khắc phục nhược điểm:

+ Dùng phương pháp cán ép (tạo hạt compact): bột kép cán ép thành tấm mỏng (dày khoảng 1 mm) giữa 2 trục lăn. Sau đó xát vỡ tấm mỏng qua rây để tạo hạt.

+ Dập viên: sau khi có hạt khơ, tiến hành dập viên có khối lượng quy định giống như với phương pháp tạo hạt ướt.

3. Phƣơng pháp dập thẳng

 Ưu điểm:

+ Không qua nhiều công đoạn tạo hạt. + Tiết kiệm mặt bằng và thời gian sản xuất.

+ Tránh được tác động của ẩm và nhiệt tới dược chất.

 Nhược điểm:

+ Viên dập thẳng rã nhanh nhưng độ bền cơ học không cao.

+ Chênh lệch hàm lượng dược chất giữa các viên nhiều khi là khá lớn.

 Trên thực tế có một số dược chất có cấu trúc tinh thể đều đặn, trơn chảy và liên kết tốt, có thể dập thẳng thành viên mà không cần thêm tá dược (như natri clorid, urotropin,…). Tuy nhiên, số dược chất đó khơng nhiều.

 Trong đa số trường hợp, muốn dập thẳng, người ta phải thêm tá dược dập thẳng để cải thiện độ trơn chảy và chịu nén của dược chất.

 Tùy theo tính chất của dược chất mà lượng tá dược dập thẳng thêm vào nhiều hay ít. Nếu dược chất ít trơn chảy và chịu nén, tá dược dập thẳng có thể chiếm tới 70 – 75% khối lượng của viên. Các tá dược dập thẳng hay dùng hiện nay là cellulose vi tinh thể

73

(Avicel), lactose phun sấy (LSD), dicalci phosphat (Emcompress), tinh bột biến tính,…Trong đó, cellulose vi tinh thể được coi là tá dược có nhiều ưu điểm hơn cả.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1, 2 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)