II. THÀNH PHẦN THUỐC VIÊN NÉN 1 Dƣợc chất
3. Các tá dƣợc hay dùng
3.5. Tá dƣợc bao
Che giấu mùi vị khó chịu của dược chất.
Bảo vệ dược chất, tránh các yếu tố tác động ngoại môi như độ ẩm, ánh sáng, oxy khơng khí,…làm tăng độ ổn định của chế phẩm.
Thuận lợi trong q trình đóng gói vì khơng gây bẩn thiết bị, nhiễn chéo do bay bụi.
Cải thiện hình thức của viên, tăng độ cứng cho viên.
Cải thiện sinh khả dụng của dược chất: bao tan ở ruột, bao giải phóng dược chất kéo dài, bao viên thẩm thấu,…
Phương pháp bao viên phổ biến hiện nay là bao màng mỏng. Để bao màng mỏng, nguyên liệu chính được dùng là polymer. Tùy theo mục đích bao mà chọn loại polymer thích hợp:
70
Hydroxypropylmethyl cellulose (HPMC): là tá dược bao bảo vệ, bền với các yếu tố ngoại mơi, khơng có mùi vị riêng, dễ phối hợp với các chất nhuộm màu.
Ethyl cellulose (EC): không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ, bền với ngoại môi. Dùng làm tá dược bao viên tác dụng kéo dài. Có thể phối hợp EC và màng bao HPMC để giảm độ tan trong nước của màng bao.
Cellulose acetat phtalat (CAP): là ester kép của cellulose, dễ tan trong dịch ruột do đó dùng bao tan ở ruột. Màng bao kháng dịch vị (chỉ tan ở pH > 6), nhưng dễ thấm dịch vị. Khi bao, thường phải cho thêm chất làm dẻo.
Hydroxypropylmethyl cellulose phtalat (HPMCP): là ester của HPMC với acid phtalic, dùng bao tan ở ruột. Thường dùng dưới dạng hỗn dịch nước.
Nhựa methacrylat: là sản phẩm trùng hợp của acid methacrylic. Sản phẩm thương mại có tên là Eudragit. Có nhiều loại Eudragit có độ tan và cách dùng khác nhau:
+ Eudragit E tan trong dịch vị (pH < 5), dùng bao bảo vệ.
+ Eudragit L và S không tan trong dịch vị, dùng bao tan ở ruột: Eudragit L tan ở pH 6, Eudragit S tan ở pH 7.
+ Ngồi ra cịn nhiều tá dược khac phối hợp trong thành phần màng bao như PEG, talc, titan dioxyd…