1. Khái niệm
Viên nén là chế phẩm rắn dùng để uống, nuốt hoặc nhai, có thể hịa với nước trước khi uống hoặc ngậm trong miệng. Mỗi viên chứa một liều của một hay nhiều hoạt chất, được điều chế bằng cách nén nhiều khối hạt nhỏ đồng đều của các chất.
Các khối hạt nhỏ này chứa một hay nhiều hoạt chất, có cho thêm hoặc khơng cho thêm các tá dược như chất làm thay đổi tác động của hoạt chất trong bộ máy tiêu hóa, các chất màu, các chất làm thơm đã quy định.
Khi các hạt nhỏ đó khơng có tính chất lý học tự nhiên như kết tụ được dưới lực nén để sản xuất được viên nén đạt yêu cầu thì các hạt đó được xử lý trước bằng phương pháp thích hợp như kết hạt.
2. Phân loại
2.1. Theo cách dùng và đƣờng sử dụng
Viên thông thường.
Viên đặc biệt: viên nhai, viên ngậm hoặc viên đặt dưới lưỡi, viên phân tán, viên hòa tan, viên sủi bọt, viên đặt âm đạo hoặc viên phụ khoa, viên cấy dưới da, viên để tiêm. Viên đặc biệt khác: hình thức tương tự nhưng kỹ thuật bào chế, cách thức sử dụng không theo quy ước của viên nén.
2.2. Theo đặc tính phóng thích hoạt chất
Viên phóng thích hoạt chất tức thời.
Viên phóng thích hoạt chất chậm.
Viên phóng thích hoạt chất biến đổi.
3. Ƣu nhƣợc điểm Một số dạng viên nén (hình chiếu từ trên xuống và mặt cắt thẳng đứng) a. Dạng hình trụ dẹt b. Dạng hình trụ, góc vát c. Dạng hình trụ mặt lồi
64
3.1. Ƣu điểm
Đã được chia liều 1 lần tương đối chính xác.
Thể tích gọn nhẹ, dễ vận chuyển, mang theo người.
Dược chất ổn định, tuổi thọ dài hơn dạng thuốc lỏng.
Dễ đầu tư sản xuất lớn, do đó giá thành giảm.
Diện tích sử dụng: có thể để nuốt, nhai, ngậm, cấy, đặt, pha thành dung dịch, hỗn dịch,…
Người bệnh dễ sử dụng, trên viên thường có chữ dễ nhận biết tên thuốc.
3.2. Nhƣợc điểm
Không phải tất cả các dược chất đều bào chế được thành viên nén.
Sinh khả dụng viên có thể bị thay đổi trong q trình bào chế do có rất nhiều yếu tố tác động đến độ ổn định của dược chất và khả năng giải phóng dược chất của viên như độ ẩm, nhiệt độ, tá dược, lực nén,…