1. Dƣợc chất
Dược chất dùng để bào chế thuốc bột chủ yếu là dược chất rắn đã được phân chia đến kích thước xác định (gọi là bột thuốc). Ngồi ra có thể có các dược chất lỏng hay mềm nhưng không được gây ảnh hưởng đến thể chất khô tơi của thuốc bột.
2. Tá dƣợc
Tá dược độn hay pha loãng: hay gặp trong bột nồng độ, dùng để pha loãng các dược chất độc hay tác dụng mạnh. Trong đó hay dùng nhất là lactose.
Tá dược hút: dùng cho các bột kép có chất lỏng, mềm, chất háo ẩm có trong thành phần của thuốc bột. Hay dùng các loại như calci carbonat, magnesi carbonat, magnesi oxyd,…Lượng dùng tùy theo tỷ lệ các chất lỏng, mềm có trong cơng thức thuốc bột.
Tá dược bao: dùng để cách ly các dược chất tương kỵ trong bột kép. Thường dùng các bột trơ như magnesi oxyd, magnesi carbonat,…Lượng dùng bằng một nửa cho đến đồng lượng các chất cần bao.
Tá dược màu: thường dùng cho bột kép chứa các dược chất độc hay tác dụng mạnh, chiếm tỷ lệ nhỏ trong hỗn hợp bột kép, để kiểm tra sự phân tán đồng nhất của các dược chất này trong khối bột. các chất màu hay được dùng như erythrocin (màu đỏ), tartrazin, quinolein (màu vàng), sắt oxyd (màu nâu),…
Tá dược điều hương, vị: thường dùng bột đường, đường hóa học (saccharin, cyclamat, aspartam,…), các loại tinh dầu hoặc các chất thơm tổng hợp như với các dạng thuốc khác.
3. Bao bì
Thơng thường thuốc bột được đóng gói dưới 2 dạng: đóng túi và đóng lọ.
Các thuốc bột phân liều dùng để uống như thuốc bột, bột pha hỗn dịch, pha siro…thường được đóng vào trong túi. Túi đựng thuốc bột thường làm bằng vật liệu là giấy kết hợp với màng nhơm và chất dẻo để có thể hàn được bằng nhiệt, ví dụ: giấy – polyethylen – nhôm – polyethylen. Q trình đóng thuốc được thực hiện trên thiết bị đóng túi tự động.
Các thuốc bột khơng phân liều thường đóng trong lọ (thủy tinh hay chất dẻo) như các lọ thuốc bột pha hỗn dịch, pha siro,…Thuốc bột dùng ngồi có thể đóng trong lọ có nắp đục lỗ để có thể rắc, bơi, xoa dễ dàng.