Tá dƣợc độn (tá dƣợc pha loãng)

Một phần của tài liệu TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1, 2 (Trang 64 - 66)

II. THÀNH PHẦN THUỐC VIÊN NÉN 1 Dƣợc chất

3. Các tá dƣợc hay dùng

3.1. Tá dƣợc độn (tá dƣợc pha loãng)

Được thêm vào viên để đảm bảo khối lượng cần thiết của viên hoặc để cải thiện tính chất cơ lý của dược chất (tăng độ trơn chảy, độ chịu nén,…), làm cho quá trình dập viên được dễ dàng hơn.

3.1.1. Nhóm tan trong nước

Lactose

 Là tá dược độn được dùng khác phổ biến trong viên nén. Lactose dễ tan trong nước, vị dễ chịu, trung tính, ít hút ẩm, dễ phối hợp được với nhiều loại dược chất. Lactose có 2 dạng: khan và ngậm nước (tùy theo điều kiện kết tinh).

 Lactose phun sấy được chế từ lactose ngậm nước nhưng do trơn chảy và chịu nén tốt hơn lactose nên được dùng để dập thẳng.

65

Bột đường (saccharose)

 Dễ tan và ngọt, do đó thường dùng làm tá dược độn và dính khơ cho viên hịa tan, viên nhai, viên ngậm. Khi dùng làm tá dược độn, có thể tạo hạt ẩm với hỗn hợp nước – ethanol. Bột đường làm cho viên dễ đảm bảo độ bền cơ học nhưng khó rã, khi dập viên dễ gây dính chưa.

 Trên thị trường có một số loại tá dược bột đường thường dùng dập thẳng như:

 Di-Pac: là sản phẩm đồng kết tinh của 97% đường và 3% dextrin dưới dạng hạt, trơn chảy tốt. Khi dập viên, viên bị cứng dần trong quá trình bảo quản.

 Nutab: là đường tinh chế, kết hợp với 4% đường khử, 0,1 – 0,2% tinh bột ngô và làm trơn bằng magnesi stearat, trơn chảy tốt.

Glucose

 Dễ tan trong nước, vị ngọt hơn lactose, do đó hay được dùng cho viên hòa tan như với bột đường. Glucose trơn chảy kém, dễ hút ẩm, dễ đảm bảo độ bền cơ học cho viên nhưng có xu hướng làm cho viên cứng dần trong quá trình bảo quản, nhất là glucose khan. Glucose cũng có thể làm biến màu các dược chất kiềm và amin hữu cơ trong quá trình bảo quản giống như lactose.

 Emdex là sản phẩm phun sấy của glucose với 3 – 5% maltose, trơn chảy và chịu nén tốt, nhưng vẫn rất háo ẩm.

Manitol

 Rất dễ tan trong nước, vị hơi ngọt, để lại cảm giác mát dễ chịu trong miệng khi ngậm, do đó rất hay được dùng cho vien ngậm, viên nhai. Manitol ở dạng tinh thể đều đặn có thể dùng để dập thẳng, nhất là với viên pha dung dịch.

Sorbitol

 Là đồng phân quang học của manitol, dễ tan và mùi vị dễ chịu như manitol, cho nên hay dùng trong viên ngậm, viên nhai phối hợp với manitol. Sorbitol có thế dùng dập thẳng tuy nhiên do háo ẩm nên tỷ lệ tá dược trơn phải dùng nhiều hơn và độ ẩm trong phòng dập viên phải < 50%.

3.1.2. Nhóm khơng tan trong nước

Tinh bột

 Là tá dược rẻ tiền, dễ kiếm. Tinh bột có độ trơn chảy và chịu nén kém, hút ẩm làm cho viên bở dần ra và dễ bị nấm mốc trong quá trình bảo quản. Khi dùng tinh bột, thường phải phối hợp với khoảng 30% bột đường để đảm bảo độ chắc của viên.

Tinh bột biến tính

 Là tinh bột đã qua xử lý bằng các phương pháp lý hóa thích hợp. Tinh bột biến tính chịu nén và trơn chảy tốt hơn tinh bột, hòa tan từng phần trong nước tùy theo mức độ thủy phân. Trên thị trường có nhiều loại tinh bột biến tính với các tên thương mại khác nhau: Starch 1500, Lycatab, Primojel, Eragel,…

66

Cellulose vi tinh thể

 Là tá dược dùng ngày càng nhiều, nhất là trong viên nén dập thẳng, do có nhiều ưu điểm: chịu nén tốt, trơn chảy tốt, làm cho viên dễ rã. Trên thị trường có nhiều loại cellulose vi tinh thể có tên gọi khác như Avicel, Emcocel,…

 Cellulose vi tinh thể là tá dược dập thẳng được dùng nhiều nhất. tuy nhiên viên chứa nhiều Avicel khi bảo quản ở độ ẩm cao có thể bị mềm đi do hút ẩm hơn như Fast- Flo lactose. Trên thị trường hiện nay thường dùng 2 loại Avicel: PH 101 có kích thước hạt trung bình 50 μm và PH 102 có kích thước hạt 90 μm.

Calci dibasic phosphat (dicalci phosphat)

 Là tá dược vơ cơ, bền về lý hóa, khơng hút ẩm, trơn chảy tốt. tá dược dập thẳng chứa dicalci phosphat nên có tên thương mại là Emcompress hoặc Ditab (trong đó dicalci phosphat được phối hợp với 5 – 20% các tá dược khác như tinh bột, Avicel, magnesi stearat). Viên dập với calci phosphat có độ bền cơ học cao, rã chậm, vì vậy khơng nên dùng ở tỷ lệ cao với dược chất ít tan.

 Dicalci phosphat có tính kiềm nhẹ (pH 7 – 7,3), do đó khơng dùng cho các dược chất không bền trong môi trường kiềm. Ở trong đường tiêu hóa, tá dược này có thể tạo phức, làm giảm hấp thu một số dược chất (tetracyclin, phenytoin,…).

Calci carbonat, magnesi carbonat

 Là những tá dược có khả năng hút ẩm nên có thể dùng viên nén chứa cao mềm dược liệu, chứa dược chất háo ẩm, dầu và tinh dầu. Trong một số viên, các tá dược này cịn đóng vai trị antacid hoặc cung cấp ion vơ cơ cho cơ thể.

 Tuy nhiên đây là những tá dược có tính kiềm, cho nên khơng dùng cho các dược chất có tính acid, các muối acid.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT LÝ THUYẾT BÀO CHẾ 1, 2 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)