5. Các quy trình chứng chỉ rừng trên thế giới
5.2. Sở hữu và điều hành quy trình
Sở hữu và điều hành quy trình có ảnh hưởng lớn đến một loạt đặc điểm của quy trình như cách thức xây dựng các nhân tố thành phần (tiêu chuẩn, uỷ quyền, vận hành) và nhất là thái độ của thị trường và các cổ đông đối với quy trình đó. Sở hữu Nhà nước chắc chắn khơng
được các bên chấp nhận vì bị ảnh hưởng bởi nhân tố chính trị và thiếu tính khách quan, độc
lập, do đó tất cả các quy trình CCR hiện nay đều thuộc sở hữu tập thể các cổ đông hay tổ chức
độc lập, phần lớn là phi lợi nhận. Ví dụ sở hữu và điều hành của một số quy trình như sau:
FSC Là một hiệp hội quốc tế độc lập phi lợi nhuận của các thành viên tự
nguyện từ rất nhiều quốc gia trên thế giới, đại diện cho các nhóm quyền lợi
khác nhau như mơi trường, xã hội, lâm nghiệp, chế biến và thương mại gỗ, các cộng đồng địa phương, và các tổ chức chứng chỉ sản phẩm rừng. FSC không kết nạp thành viên là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho chính phủ. FSC có hệ thống điều hành thống nhất được xây dựng trên tiêu chuẩn cùng tham gia, dân chủ và bình đẳng giữa mọi thành viên. FSC có 3 ban tương đương nhau là Ban môi trường, Ban xã hội và Ban kinh tế. Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội thành viên họp hai năm một lần. Văn phòng trung tâm của FSC hiện ở
Bonn, Cộng hoà liên bang Đức.
PEFC Là một tổ chức phi lợi nhuận, thành lập năm 1999, có trụ sở ở Luxembourg, có thành viên bình thường là 32 hệ thống chứng chỉ rừng độc lập quốc gia, và các thành viên bất thường là các tổ chức quốc tế. Cơ quan quyền lực cao nhất là đại hội thành viên, trong đó quyền bỏ phiếu được chia cho các thành viên
quốc gia theo tầm cỡ của ngành lâm nghiệp của quốc gia đó, và được quyết
định theo đa số. Đại hội cử ra một Ban giám đốc để điều hành PEFC. Công
việc hàng ngày của PEFC do một Tổng thư ký và một Ban thư ký điều hành.
SFI Chương trình SFI được Hiệp hội Rừng và Giấy Mỹ (AF&PA) thông qua năm 1994 nhằm chứng tỏ cam kết mạnh mẽ của hiệp hội đối với mục tiêu
QLRBV. Hiệp hội là một tổ chức độc lập, tất cả thành viên của AF&PA đều phải tham gia chương trình SFI. Từ năm 2001 việc điều hành xây dựng tiêu chuẩn và quy chế chứng chỉ do một Ban Lâm Nghiệp Bền Vững thực hiện, gồm 15 thành viên thuộc các nhóm quyền lợi khác nhau như môi trường, bảo tồn (1/3), cán bộ chuyên gia các ban ngành của tiểu bang và liên bang (1/3), và thành viên của AF&PA. (công nghiệp rừng) (1/3). SFI có một Giám đốc và một Ban thư ký điều hành công việc hàng ngày.
MTCC Là một tổ chức độc lập phi lợi nhuận của Malaysia, được thành lập để điều hành quy trình CCR quốc gia của Malaysia. Quy trình nhằm đảm bảo cho thị
trường trong nước là các sản phẩm gỗ của Malaysia có nguồn gốc từ rừng đã
được quản lý bền vững. MTCC có một Ban Quản Trị gồm chín thành viên đại
diện cho các khối giảng dạy và nghiên cứu, cơng nghiệp rừng, các tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức chính phủ. Cơng việc hàng ngày của MTCC do một
Điều hành trưởng và một Ban thư ký thực hiên.