8. Mặt kinh tế của chứng chỉ rừng
8.2. Lợi ích thực tế và tiềm năng
Ngồi những lợi ích về mơi trường (QLRBV) và xã hội như đã trình bày ở mục 8.1, CCR mang lại hai lợi ích kinh tế cụ thể là sản phẩm được thâm nhập thị trường và có giá bán
ưu đãi. Đến nay chưa có nhiều nghiên cứu sâu về vấn đề này, nhưng bước đầu đã có những đánh giá như sau:
a) Thâm nhập thi trường: Đây là lợi ích rõ ràng nhất của CCR, đặc biệt là đối với
sản phẩm rừng nhiệt đới. Nhiều nhà xuất khẩu gỗ tìm được thị trường mới ở Châu Âu như Cộng hoà liên bang Đức, Anh, Hà Lan và Mỹ, một số khác thì giữ vững thị trường trong nước
đòi hỏi chứng chỉ. Ở Việt Nam những năm gần đây đã phải nhập 100% nhu cầu gỗ có chứng
chỉ để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu sang các thị trường EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Những sản phẩm gỗ dán, đồ gỗ trong nhà và ngồi trời có chứng chỉ của các nước Nam Mỹ cũng dễ dàng thâm nhập các thị trường trên.
b) Giá ưu đãi: Do gỗ rừng tự nhiên nhiệt đới có chứng chỉ cung khơng đủ cầu nên
nhiều thị trường đã chấp nhận giá ưu đãi từ 6 đến 65%, tuỳ thuộc chủng loại sản phẩm gỗ (12). Tình hình thiếu gỗ nhiệt đới có chứng chỉ chắc chắn cịn kéo dài nhiều năm nữa nên giá
ưu đãi sẽ còn được duy trì cho đến khi cung và cầu cân bằng. Đối với gỗ rừng ơn đới thì chưa
có báo cáo nào cho thấy có đạt được giá ưu đãi, cả ở thị trường nội địa cũng như thị trường ngồi nước. Có một thực tế là phần lớn các chủ rừng được chứng chỉ không trực tiếp bán gỗ sang các thị trường đòi hỏi chứng chỉ mà là bán cho các nhà buôn gỗ cũng như các nhà chế biến gỗ, do đó phần lớn lợi ích của giá bán ưu đãi rơi vào tay những người này và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến CCR ở khu vực nhiệt đới tiến bộ rất chậm.
c) Hỗ trợ tài chính: Tình hình thiếu gỗ rừng nhiệt đới có chứng chỉ trên thị trường đã
dẫn đến việc thành lập những tổ chức xúc tiến CCR nhiệt đới như ITTO, Mạng lưới Rừng và Thương Mại Toàn Cầu (GFTN), Quỹ Rừng nhiệt đới (TFT). Các tổ chức này hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để giúp chủ rừng cải thiện quản lý rừng nhằm đạt tiêu chuẩn chứng chỉ dưới hình thức các dự án cải thiện quản lý rừng (ITTO) hay các chương trình CCR theo giai đoạn (GFTN,TFT). Ở Việt Nam, hiện TFT đang hỗ trợ Liên hiệp lâm công nghiệp Long Đại,
Quảng Bình và Lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh tham gia một chương trình chứng chỉ rừng theo giai đoạn, cịn WWF Đơng Dương thì thực thi dự án CCR theo giai đoạn ở các lâm
trường Sơ Pai và Hà Nừng ở Gia Lai. Chương trình WWF – Người bạn của trái đất (WWF Friend of Earth) ở một số quốc gia Châu Phi như Ghana đang hỗ trợ một số chủ rừng nâng cao quản lý rừng theo các tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững để tiến tới đạt yêu cầu của chứng chỉ. Thông tin chi tiết về vấn đề này có thể tìm thấy trên trang web:www.wwfindochina.org và www.forestandtradeasia.org.
d) Những lợi ích tiềm năng: CCR có thể cịn đem lại những lợi ích tiềm năng như thu
hút du lịch sinh thái, thu hút vốn đầu tư của nhà nước hoặc vốn vay của các tổ chức tín dụng
để mở rộng sản xuất kinh doanh (như mở cơ sở chế biến). Riêng ở Việt Nam CCR cịn có thể
là cơ sở để nhà nước cho phép khai thác theo tỷ lệ tăng trưởng rừng trên có sở QLRBV.