7. Quá trình chứng chỉ rừng
7.5. Tham khảo ý kiến cổ đông
Hầu hết các quy trình CCR đều yêu cầu tổ chức chứng chỉ phải tiến hành tham khảo ý kiến của các cổ đơng bằng nhiều hình thức khác nhau như phỏng vấn trực tiếp, họp hỏi đáp, trao đổi qua thư v.v. Các cổ đông bao gồm mọi thành phần như người dân sống gần rừng,
chính quyền và các cộng đồng địa phương, các đoàn thể xã hội và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đang hoạt động ở địa phương. Diện tích rừng càng lớn và càng phân tán thì diện các cổ đơng cần được hỏi ý kiến càng lớn và càng đa dạng. Mục đích của việc tham khảo ý kiến là để tổ chức chứng chỉ rừng nắm được ý kiến, nhận xét của các bên liên quan về các
hoạt động sản xuất kinh doanh rừng của chủ rừng. Khi tham khảo ý kiến, các cổ đơng có thể nói tất cả những gì họ biết, nhìn thấy, nghe thấy hoặc suy nghĩ theo chủ quan, nhưng những người đánh giá phải xem xét, xác minh từng thông tin để sử dụng cho việc đánh giá quản lý rừng. Có thể xẩy ra các tình huống:
- Thơng tin chính xác, có liên quan đến việc thực hiện tiêu chuẩn QLR. Ví dụ một tổ chức phi chính phủ cho biết chủ rừng đã phá 2 ha rừng tự nhiên để trồng cà phê, có chỉ rõ thời gian và nơi xẩy ra sự việc, kiểm tra thấy đúng. Trường hợp này, mặc dù đã được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng chủ rừng có thể bị đánh lỗi là đã vi phạm tiêu chuẩn QLR nếu xét thấy việc chuyển đổi như vậy vượt ra ngồi khn khổ cho phép nói trong bộ tiêu chuẩn (xem tiêu chí 6.10 bộ tiêu chuẩn FSC).
- Thơng tin chính xác nhưng khơng liên quan đến việc thực hiện tiêu chuẩn. Ví dụ: Uỷ ban nhân dân xã cho biết chủ rừng không bán gỗ cho nhân dân trong xã, gây thắc mắc cho dân. Mặc dù đây là tình hình có thực, nhưng trong tiêu chuẩn QLR khơng địi hỏi chủ rừng phải làm như vậy, do đó khơng thể coi là vi phạm tiêu chuẩn. Hoặc có người cho biết là có khu rừng bị khai thác q mức gây tình trạng sói mịn đất, nhưng kiểm tra cho thấy
khu rừng đó là của chủ rừng khác, không thuộc trách nhiệm của chủ rừng xin chứng chỉ, do đó cũng khơng liên quan đến việc thực hiện tiêu chuẩn QLR của chủ rừng.
- Thơng tin khơng chính xác có liên quan đến thực hiện tiêu chuẩn. Ví dụ người dân nói là
đã có xẩy ra khai thác không hợp pháp nhưng lại không chỉ ra được khai thác khi nào, chỗ
nào, có ai chứng kiến, do ai v.v. Trường hợp này thông tin đã khơng thể được kiểm chứng, do đó khơng thể đánh lỗi chủ rừng là đã vi phạm tiêu chuẩn. Hoặc có người nói chủ rừng
đã sử dụng loại thuốc sâu bị cấm trong sản xuất cây con, nhưng kiểm tra thấy đó là loại
thuốc sâu thơng thường được phép sử dụng, do đó cũng khơng coi là vi phạm.
Nhiều khi việc lấy ý kiến, nhận xét của các cổ đơng trong q trình đánh giá cấp CCR cịn rất bổ ích cho chủ rừng trong việc nắm bắt những vấn đề chưa biết hoặc mới nảy sinh và có giải pháp giải quyết kịp thời, tránh để tồn đọng thành mâu thuẫn. Ví dụ cộng đồng dân cư phản ánh là gỗ khai thác để ở đầu nguồn nước ngăn cản dòng chảy, ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân. Chủ rừng chỉ cần nhanh chóng chuyển gỗ đi là vấn đề được giải quyết.