7. Quá trình chứng chỉ rừng
7.11. Giải pháp chứng chỉ theo giai đoạn
Từ khi xuất hiện đến nay CCR chủ yếu phát triển nhanh ở các nước đã phát triển Châu Âu và Bắc Mỹ và rừng được chứng chỉ chủ yếu là rừng ơn đới, trong khi đó ở khu vực nhiệt
đới, gồm phần lớn là các nước đang phát triển, thì tiến bộ rất chậm. Gỗ của các nước đang
phát triển bị rào cản không thâm nhập được thị trường thế giới đòi hỏi chứng chỉ, trong khi đó nhu cầu gỗ chứng chỉ ngày càng tăng nhanh, thị trường không đủ đáp ứng. Để giải quyết vấn
đề này, gỡ bỏ rào cản đối với gỗ rừng nhiệt đới, thì địi hỏi phải đẩy mạnh CCR ở các nước đang phát triển. Nhưng tình trạng chung hiện nay là quản lý rừng ở các nước đang phát triển
còn xa mới đạt tiêu chuẩn cấp chứng chỉ. Việc cải thiện quản lý rừng để đạt tiêu chuẩn đòi hỏi phải đầu tư lớn và thời gian lâu dài, có khi phải nhiều năm, do những hạn chế về tổ chức, năng lực, kỹ thuật và kinh phí. Những trở ngại chủ yếu cho việc thực hiện tiêu chuẩn quản lý rừng để được chứng chỉ ở Việt Nam đã được thảo luận kỹ ở các Mục 3 và 4. Giải pháp CCR
theo giai đoạn được thiết kế nhằm giải quyết vấn đề thiếu gỗ có chứng chỉ trên thị trường, đồng thời nhằm thúc đẩy CCR ở các nước đang phát triển. Thực chất của giải pháp này là chia
việc thực hiện tiêu chuẩn CCR thành nhiều giai đoạn thay vì phải làm mọi việc đồng thời để
đạt chứng chỉ ngay.
Nguồn: Cozannet và Nussbaun, 2001 (6)
Ví dụ, giai đoạn đầu chủ rừng có thể chọn thực hiện các vấn đề về pháp lý như làm
thủ tục nhận sổ đỏ, lập bản đồ, cắm mốc, giải quyết các tranh chấp đất đai, giai đoạn hai là tiến hành điều tra rừng và lập kế hoạch quản lý, giai đoạn ba là thực hiện các tiêu chuẩn về bảo tồn, môi trường, xây dựng các quy chế giám sát đánh giá v.v. Các giải pháp khuyến khích CCR theo giai đoạn có thể bao gồm:
- Khuyến khích thị trường chấp nhận gỗ từ những chủ rừng cam kết thực hiện tiêu chuẩn quản lý rừng theo giai đoạn cho đến khi đạt được chứng chỉ.
- Chính phủ và các nhà tài trợ có chính sách hỗ trợ (cấp kinh phí, miễn giảm thuế v.v) cho các chủ rừng cam kết thực hiện CCR theo giai đoạn.
CCR theo giai đoạn có thể do chủ rừng chủ động thực hiện bằng cách tự phát hiện các lỗi không tuân thủ và lập kế hoạch sửa chữa dần dần các lỗi không tuân thủ ấy theo từng giai
Ví dụ về một hệ thống CCR theo giai đoạn
Xem xét hiện
trạng • Xem xét về hiện trạng quản lý rừng Những điều
kiện kết nạp • Cam kết cải thiện quản lý rừng
• Xây dựng kế hoach quản lý và kế hoạch hành động, kế hoạch thời gian, phân công trách nhiệm
• Thực hiện tuân thủ yêu cầu về quản lý rừng
• Nguồn gốc nguyên liệu thơ có thể xác minh Kiểm tra kết
nạp • Xác minh tuân thủ điều kiện kết nạp Kiểm tra hàng
năm • Giám sát việc liên tục tuân thủ điều kiện kết nạp
• Xác minh việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng và kế hoạch hành động, điều chỉnh kế hoạch Xem xét cuối
cùng và nộp đơn xin chứng chỉ
đoạn cho đến khi hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn, sau đó thì mời tổ chức chứng chỉ đến đánh
giá cấp chứng chỉ, hoặc chủ rừng tham gia một chương trình CCR theo giai đoạn do một quy trình CCR hay một định chế bên ngồi đề xuất. Hiện đã có một số tổ chức có chương trình hỗ trợ CCR theo giai đoạn, như:
- Quỹ rừng nhiệt đới (TFT)1: Quỹ này thu phí của những người mua gỗ có chứng chỉ để hỗ trợ cho những chủ rừng tham gia chương trình CCR theo giao đoạn của quỹ, với mục tiêu cuối cùng là rừng được chứng chỉ. Gỗ của những chủ rừng này (cam kết thực hiện tiêu chuẩn) được nhóm người mua tiêu thụ như gỗ có chứng chỉ.
- Mạng lưới rừng và thương mại tồn cầu (GFTN): Mạng lưới có các nhóm thành viên ở
rất nhiều nước tiêu thụ gỗ. Các nhóm này hỗ trợ kỹ thuật và kinh phí cho các chủ rừng thực hiện QLRBV để được chứng chỉ trong một thời hạn nhất định.
Các nhóm những người tiêu thụ khác nhau cũng lập ra những định chế tạo nguồn cung
ứng gỗ có nguồn gốc từ QLRBV như kiểm sốt chặt chẽ khơng để lọt gỗ khơng hợp pháp,
khuyến khích mua gỗ của những chủ rừng thực hiện cải thiện quản lý rừng theo giai đoạn để
đạt tiêu chuẩn CCR.
Một chương trình CCR theo giai đoạn thơng thường có các bước sau:
a) Đoàn chuyên gia thực hiện khảo sát đánh giá quản lý rừng trên cơ sở so sánh với tiêu
chuẩn CCR (của một quy trình đã chọn) để phát hiện những lỗi không tuân thủ. Tuỳ tình hình cụ thể có thể sử dụng chun gia nội bộ hoặc thuê chuyên gia ngoài. Vấn đề quan trọng là chuyên gia phải am hiểu về quản lý rừng, nắm vững tiêu chuẩn CCR, và có kinh nghiệm trong việc khảo sát đánh giá QLR.
b) Chủ rừng xây dựng kế hoạch khắc phục những lỗi không tuân thủ theo từng giai đoạn phù hợp với khả năng nhân lực và tài chính của đơn vị. Những cán bộ chủ chốt thực hiện kế hoạch cần được mời tham gia xây dựng kế hoạch.
c) Chủ rừng đăng ký tham gia chương trình CCR theo giai đoạn, ví dụ như của TFT hoặc GFTN.
d) Chủ rừng thực hiện cải thiện quản lý rừng theo kế hoạch trên
e) Ban quản lý chương trình cử chuyên gia định kỳ kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, ghi nhận những tiến bộ đã đạt được.
f) Mời tổ chức chứng chỉ đến đánh giá cấp chứng chỉ sau khi đã thực hiện toàn bộ kế hoạch. Tuy nhiên, giải pháp chứng chỉ rừng theo giai đoạn cũng còn nhiều hạn chế như: - Thời gian để đạt mục tiêu thường quá dài, làm giảm động lực của CCR.
- Thiếu khả năng tài chính và nhân lực kỹ thuật của các chủ rừng vẫn là một hạn chế lớn ở các nước đang phát triển.
- Các chương trình/dự án CCR theo giai đoạn do các doanh nghiệp gỗ hay tổ chức quốc tế tài trợ thường gắn với điều kiện là họ phải được ưu tiên mua gỗ của chủ rừng (có hoặc
chưa có chứng chỉ), làm cho các chủ rừng có thể e ngại.
- Khơng có các chương trình/dự án CCR theo giai đoạn trong vùng để chủ rừng có thể tham gia, trong khi đó bản thân chủ rừng khơng đủ năng lực thực hiện tiêu chuẩn.
1 TFT hiện đang hỗ trợ lâm trường Long Đại (Quảng Bình) và Hương Sơn (Hà Tĩnh) thực hiện CCR theo giai đoạn