Lập kế hoạch khắc phục khiếm khuyết

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp chương chứng chỉ rừng (Trang 39 - 40)

6. Thực hiện tiêu chuẩn chứng chỉ rừng

6.4. Lập kế hoạch khắc phục khiếm khuyết

Sau khi đã xác định được những khiếm khuyết thì cơng việc tiếp theo là lên kế hoạch

khắc phục những khiếm khuyết đó. Bản kế hoạch phải đủ chi tiết, bao gồm các mục: những việc làm cụ thể, thời gian thực hiện, người chịu trách nhiệm thực hiện, và nguồn kinh phí vật tư cần thiết. Một điểm quan trọng cần đặc biệt lưu ý là cần mời những người sẽ trực tiếp thực hiện kế hoạch tham gia xây dựng kế hoạch để đảm bảo rằng kế hoạch sẽ sát với tình hình thực tế, có tính khả thi cao. Nếu chuyên gia tư vấn được thuê để kiểm tra đánh giá quản lý rừng thì họ sẽ cùng với cán bộ của chủ rừng lập kế hoạch này.

6.4.1. Xác định những việc cần làm

Chỉ khi xác định được thật rõ cần phải làm gì để khắc phục những khiếm khuyết thì mới có thể lên kế hoạch thực hiện những cơng việc đó. Khối lượng cơng việc tuỳ thuộc khiếm khuyết là nhỏ hay lớn, đơn giản hay phức tạp. Những khiếm khuyết nhỏ là những khiếm

khuyết chỉ có tính tạm thời, khơng hệ thống, tác động của nó chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ, và việc khắc phục được tiến hành nhanh gọn ít tốn kém. Ví dụ những việc khắc phục khiếm khuyết nhỏ như bổ xung tài liệu lưu trữ, thực hiện cơng bố bản tóm tắt kế hoạch quản lý, hay

điều chỉnh lại chương trình đào tạo v.v.

Những khiếm khuyết lớn là những khiếm khuyết liên tục tiếp diễn trong thời gian dài, có tính hệ thống, ảnh hưởng tới diện lớn, mang tính giả tạo (ví dụ như dùng nhãn mác giả...). Ví dụ, việc khắc phục khiếm khuyết lớn như phải thực hiện xác định các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, hay phải xây dựng lại kế hoạch quản lý, phải tiến hành đánh giá tác động môi trường, xã hội v.v.

6.4.2. Kế hoạch thời gian

Cố gắng tối đa định lượng công việc để trên cơ cở đó có kế hoạch thời gian hợp lý khi nào bắt đầu khi nào kết thúc. Trường hợp có các khiếm khuyết lớn thì phải xác định các ưu tiên và phân thành các giai đoạn thực hiện như giải pháp CCR theo giai đoạn nói ở mục 7.11. Khi xác định kế hoạch thời gian cần xem xét kỹ những tình huống sau đây:

- Có một số cơng việc chỉ có thể được thực hiện sau khi đã thực hiện xong một hay một số công việc khác. Trường hợp này rõ ràng là phải ưu tiên thực hiện trước những việc khác đó.

- Có thể do có khó khăn về nhân lực nên một số người được phân công phải làm nhiều việc trong cùng một khoảng thời gian nào đó. Trong trường hợp này cần bố trí thời gian sao cho phù hợp nhất, tránh tình trạng khi thì quá dồn dập, khi thì ít việc làm.

- Cũng cần tính đến những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công việc như điều kiện thời tiết, những thay đổi về cơ chế, tổ chức .v.v và có giải pháp hạn chế

những ảnh hưởng đó.

Khi thực hiện kế hoạch thường có thể phát sinh những tình huống mới có thể gây trở ngại, nhất là đối với những công việc phải thực hiện trong thời gian dài, trên địa bàn rộng, vì vậy nên có quy định định kỳ xem xét điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Nếu đơn vị đang thực hiện kế hoạch hàng năm hay kế hoạch dài hạn, hoặc những chương trình kinh tế, xã hội, mơi trường khác thì có thể lồng ghép kế hoạch khắc phục khiếm khuyết với những chương trình hay kế hoạch đó.

6.4.3. Người chịu trách nhiệm thực hiện, kinh phí, vật tư

Mỗi cơng việc đều phải có người chịu trách nhiệm thực hiện. Nếu là công việc liên

quan đến nhiều bộ phận, cần nhiều người thực hiện thì phải có người cầm đầu, chịu trách

nhiệm chính.

Đối với mỗi công việc cần xác định rõ cần bao nhiêu người làm, kể cả thuê chuyên

gia, bao nhiêu kinh phí, vật tư, lấy từ nguồn nào, vào thời gian nào, và ai chịu trách nhiệm cung ứng. Chuyên gia ngoài, nhất là những chuyên gia đã từng tham gia các chương trình cải thiện quản lý rừng vì mục tiêu CCR có thể giúp tính tốn việc này rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp chương chứng chỉ rừng (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)