10. Chứng chỉ chuỗi hành trình và đăng ký nhãn
10.1. Chuẩn bị và chọn tổ chức chứng chỉ
Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm phải do tổ chức chứng chỉ độc lập được ủy quyền
tiến hành. Nếu một đại lý kinh doanh gỗ, hoặc doanh nghiệp sản xuất lâm sản có nhu cầu cần
được cấp chứng chỉ CoC thì họ có thể gửi đơn đến một tổ chức chứng chỉ để xin đánh giá cấp
chứng chỉ cho sản phẩm của họ. Sau khi được cấp chứng chỉ tổ chức chứng chỉ sẽ cho phép công ty sử dụng nhãn của hệ thống chứng chỉ trên các sản phẩm được chứng chỉ mà công ty
sản xuất ra, phù hợp với các yêu cầu về chứng chỉ.
Vì các thơng tin về các tổ chức chứng chỉ đều có thể tiếp cận được dễ dàng nên các doanh nghiệp nên liên lạc với một số tổ chức này để tìm hiểu và chọn lấy một tổ chức theo các tiêu chí sau:
- Chi phí đánh giá mà họ tính là bao nhiêu? - Bao lâu thì họ có thể bắt đầu tiến hành đánh giá? - Thời gian đánh giá là bao lâu?
- Các dịch vụ khác mà họ có thể cung cấp cho doanh nghiệp về dán nhãn sản phẩm và sử dụng lô-gô như thế nào?
Mỗi quy trình chứng chỉ có các quy định, thủ tục riêng về cấp chứng chỉ. Danh sách các tổ chức chứng chỉ được FSC uỷ quyền được ghi ở Phụ lục 1. Một thông tin nữa cũng rất quan trọng để các doanh nghiệp xem xét là hiện nay có một vài TCCC được ủy quyền bởi vài quy trình cấp chứng chỉ khác nhau. Nếu một TCCC được ủy quyền đánh giá cấp chứng chỉ ISO 9000 thì họ cũng có thể kết hợp một đánh giá cho ISO 9000 và CoC cho doanh nghiệp.
Hiện nay có các TCCC do FSC ủy quyền đang hoạt động tại Việt Nam như SGS Việt Nam, SmartWood, Woodmark.
Các quy định chung. Tổ chức chứng chỉ sẽ kiểm tra đơn và các tài liệu mà đơn vị
gửi cho họ để đối chiếu với các yêu cầu về đánh giá chứng chỉ CoC. Một kiểm định viên sẽ tới đánh giá xem đơn vị có đáp ứng được đầy đủ trong tất cả các khâu từ mua nguyên liệu, chế biến đến bán hàng không? Trên cơ sở kết quả kiểm tra này, kiểm định viên sẽ hoặc cấp
chứng chỉ cho công ty hoặc đề xuất những thay đổi cần phải tiến hành trước khi cấp chứng chỉ CoC cho đơn vị.
Phạm vi của chứng chỉ CoC. Hệ thống CoC của đơn vị phải bao trùm tất cả các sản
phẩm mà đơn vị muốn dán nhãn và bán như sản phẩm được chứng chỉ. Sau khi thực hiện đánh giá, TCCC sẽ liệt kê vào giấy chứng chỉ tất cả các sản phẩm được chứng chỉ và các
nhóm sản phẩm được chứng chỉ mà đơn vị đã được đánh giá để sản xuất và bán. Các sản
phẩm không được đưa vào chứng chỉ CoC sẽ không được bán như sản phẩm được chứng chỉ. Mỗi nhóm sản phẩm này sẽ được phân loại theo các loại là sản phẩm chứng chỉ 100% hay chứng chỉ pha trộn.
Chi phí đánh giá CoC. Chi phí phụ thuộc vào quy mơ và mức độ phức tạp của hoạt
động, số ngày mà kiểm định viên cần để tiến hành đánh giá và khoảng cách đi lại. Những con
số dưới đây chỉ là những ước lượng, chưa phải là con số chính xác hồn tồn:
- Chi phí cho đánh giá chính về một nhà máy sản xuất dăm gỗ quy mô nhỏ (doanh số bán hàng nhỏ hơn 1 triệu US$/năm) với 2 chuyên gia đánh giá trong 1,5 ngày có thể vào khoảng 3.000 – 8.000 USD.
- Chi phí tái kiểm định hàng năm cho một nhà máy sản xuất dăm gỗ quy mơ nhỏ có thể vào khoảng 1.500 – 3.000 USD/năm.
- Các hoạt động có quy mơ lớn hơn có thể cần nhiều nhân viên kiểm tra hơn, thời gian đánh giá dài hơn, và do vậy chi phí cũng sẽ cao hơn.