Thực hiện tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp chương chứng chỉ rừng (Trang 36 - 39)

6. Thực hiện tiêu chuẩn chứng chỉ rừng

6.3. Thực hiện tiêu chuẩn

Sau khi đã chọn được quy trình dự định sẽ xin cấp chứng chỉ thì chủ rừng phải thực hiện tiêu chuẩn CCR (cũng đồng thời là tiêu chuẩn QLRBV) của quy trình đó. Đối với những chủ rừng đã có trình độ quản lý cao, gần với tiêu chuẩn, thì việc thực hiện tiêu chuẩn sẽ khơng mấy khó khăn, nhưng đối với những đơn vị còn xa mới đạt tiêu chuẩn thì việc thực hiện tiêu chuẩn sẽ là cả một q trình khó khăn và tốn kém. Q trình thực hiện tiêu chuẩn thơng thường có 5 hợp phần sau:

- Hiểu biết tiêu chuẩn.

- Xác định khiếm khuyết so với tiêu chuẩn. - Lập kế hoạch khắc phục khiếm khuyết. - Thực hiện kế hoạch.

- Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

6.3.1 Hiểu biết tiêu chuẩn

Để thực hiện được tiêu chuẩn thì trước hết và rất quan trọng là phải hiểu chính xác tiêu

chuẩn. Nhưng nhiều khi đây là công việc khơng phải dễ vì những ngun nhân như:

- Các bộ tiêu chuẩn thường được trình bày bằng ngôn ngữ chuyên môn sâu, không phổ

thông.

- Có sự khác biệt về ngơn ngữ chun mơn giữa các hệ thống giáo dục đào tạo, giữa địa

phương này với địa phương kia.

- Các yêu cầu của tiêu chuẩn có thể khơng rõ ràng cụ thể, có thể hiểu theo nhiều cách. - Người đọc chưa được chuẩn bị, đào tạo cần thiết.v.v

- Vì vậy chủ rừng nên dành một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu tiêu chuẩn. Dưới

đây là một số cách để hiểu tiêu chuẩn.

- Cùng đọc và thảo luận giải thích cho nhau có thể giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề.

- Hỏi các chủ rừng lân cận đã được chứng chỉ hoặc đang thực hiện tiêu chuẩn để được

chứng chỉ bởi chính quy trình mà mình đã chọn. Cách này nhanh gọn dễ hiểu và rất hiệu quả. Ở Việt Nam có các lâm trường Sơ Pai, Hà Nừng (Gia Lai), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Long Đại (Quảng Bình) đang thực hiện tiêu chuẩn FSC.

- Nhờ chuyên gia địa phương giải thích, nhất là những người đã từng tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia theo quy trình mà chủ rừng đã chọn.

- Đề nghị chủ quy trình hoặc những tổ chức chứng chỉ của quy trình đó giải thích. Đây là

cách tốt nhất nếu tại địa phương có văn phịng đại diện của họ. Cũng có thể hỏi qua thư

điện tử (email).

- Hỏi các chuyên gia của các tổ chức đang thực hiện các chương trình hay dự án về thực hiện tiêu chuẩn chứng chỉ rừng ở địa phương (như WWF, TFT, VIFA).

- Tra cứu tài liệu, sách chuyên môn.

6.3.2. Xác định khiếm khuyết quản lý rừng so với tiêu chuẩn

Sau khi đã thật sự hiểu tiêu chuẩn thì bước tiếp theo sẽ là xác định xem đang có những

khiếm khuyết gì trong hệ thống quản lý rừng của đơn vị so với yêu cầu của tiêu chuẩn. Tuỳ theo tình hình cụ thể về trình độ, nhân lực, và thời gian, chủ rừng có thể thực hiện cơng việc trên bằng các hình thức kiểm tra đánh giá trong, kiểm tra đánh giá ngoài, và đánh giá trực diện.

Kiểm tra đánh giá trong. Kiểm tra đánh giá trong (nội bộ) được thực hiện bằng cách

lập một nhóm chuyên gia nội bộ lớn nhỏ tuỳ theo tầm cỡ của đơn vị để thực hiện việc xác định khiếm khuyết. Trong thành phần nhóm ít nhất phải có cán bộ lâm sinh, cán bộ kế hoạch,

và cán bộ bảo tồn rừng. Các khiếm khuyết được xác định bằng cách so sánh các hạng mục trong kế hoạch quản lý với bộ tiêu chuẩn và được trình bày trong báo cáo kết quả kiểm tra. KTĐG trong có ưu điểm là ít tốn kém, chủ động về thời gian, ít phải hội họp tham khảo ý

38

kiến, nhưng nhược điểm là dễ bỏ sót khiếm khuyết hoặc nặng về nhận xét chủ quan, nhất là khi các kiểm tra viên chưa hoàn toàn hiểu tiêu chuẩn.

Kiểm tra đánh giá ngoài. Khi đơn vị quản lý khơng có chun gia hoặc chưa có đủ

kinh nghiệm thì có thể th chun gia ngoài để thực hiện kiểm tra xác định khiếm khuyết, gọi là kiểm tra đánh giá ngoài. KTĐG ngoài là cần thiết khi chủ rừng cảm thấy chưa thật tự tin vào năng lực nội bộ hoặc chưa hoàn toàn hiểu bộ tiêu chuẩn. Kết quả kiểm tra đánh giá ngoài sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chuyên gia, do đó việc chọn chuyên gia phải hết sức cẩn thận. Nên thuê các chuyên gia đã từng thực hiện cơng việc này ít nhất là vài lần. Có thể nhờ các tổ chức chứng chỉ hoặc các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CCR và xây dựng tiêu chuẩn giới thiệu chuyên gia. Dù là kiểm tra đánh giá ngồi thì cũng rất cần có sự phối hợp của các chuyên gia nội bộ vì họ chính là những người sẽ thực hiện sửa chữa những khiếm khuyết đã xác định. Đối với các chủ rừng là doanh nghiệp Nhà nước thì cịn cần có sự tham gia của cán bộ Chi cục lâm nghiệp hoặc Sở NN và PTNT, nhất là người có nhiệm vụ theo dõi về quản lý rừng.

Đánh giá trực diện. Hình thức đánh giá xác định khiếm khuyết toàn diện dựa trên cơ

sở so sánh trực diện quản lý rừng với từng tiêu chuẩn gọi là đánh giá trực diện (baseline assessment). Đánh giá trực diện có thể được thực hiện bởi các chuyên gia nội bộ (đánh giá trong), các chuyên gia tư vấn (đánh giá ngoài), hoặc bởi tổ chức chứng chỉ, tuỳ tình hình cụ thể về nhân lực, tài chính, thời gian của đơn vị và khả năng thuê được tư vấn. Đánh giá bởi các chuyên gia nội bộ đỡ tốn kém nhất và chủ động hơn nhưng kết quả sẽ không tốt nếu

chuyên gia thiếu kinh nghiệm về đánh giá CCR. Nếu chọn đánh giá bởi chuyên gia tư vấn thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là phải chọn được những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong đánh giá trực diện.

Ví dụ về đánh giá trực diện theo tiêu chuẩn FSC.

Các tiêu chí Các chỉ số Đánh giá thực hiện Tiêu chuẩn 1. Tuân theo pháp luật và P&C&I Việt Nam

1.1.1Chủ rừng lưu giữ các văn bản pháp luật, những quy định của chính quyền và cộng đồng địa phương có liên quan đến quản lý rừng:

• Luật bảo vệ và phát triển rừng

• ….

Chỉ lưu giữa một số tài liệu sử dụng hàng ngày, còn thiếu các tài liệu quan trọng như ….. Chỉ số thực hiện chưa đầy đủ

1.1.2 …. 1.1.3 Khơng có các vụ việc vi phạm lớn về pháp luật và các quy định khác của chính quyền và cộng đồng địa phương trong ba năm gần đây

Hoàn tồn khơng có vụ việc nào bị xử lý bằng pháp luật. Chỉ số được thực hiện đầy đủ 1.1 Chủ rừng tuân theo pháp luật hiện hành của Nhà nước và địa phương 1.1.4

Chỉ thuê tổ chức chứng chỉ đánh giá trực diện khi hai giải pháp trên khó thực hiện và chủ rừng có nguồn kinh phí dồi dào, vì giải pháp này khá đắt do phải thuê chuyên gia người nước ngoài.

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp chương chứng chỉ rừng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)