Những dạng chuỗi hành trình

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp chương chứng chỉ rừng (Trang 62 - 64)

9. Chuỗi hành trình sản phẩm

9.1. Những dạng chuỗi hành trình

Hiện nay trên thị trường có một số hình thức CoC, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mà doanh nghiệp sở hữu (mua vào và xuất ra). Hình thức CoC được lựa chọn sẽ quyết định việc xây dựng và thực hiện hệ thống CoC cho doanh nghiệp đó. Vì vậy bước đầu tiên của việc xây dựng hệ thống CoC cho 1 doanh nghiệp là lựa chọn hình thức CoC sẽ áp dụng cho doanh nghiệp đó.

Quy trình FSC có hai hình thức CoC chính là:

- Doanh nghiệp sử dụng 100 % nguyên liệu có chứng chỉ FSC.

- Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có sử dụng một tỷ lệ % nguyên liệu chưa có chứng chỉ FSC trộn lẫn với nguyên liệu đã có chứng chỉ FSC.

Tuy nhiên, cho dù đơn vị sản xuất 100% gỗ có nguồn gốc FSC và sản xuất riêng gỗ khơng có chứng chỉ FSC thì việc xác nhận và truy tìm nguồn gốc (identification and traceability) vẫn phải bắt buộc được thực hiện.

Bảng 5. Một số ví dụ về hệ thống phân tách nhận diện và ghi chép

Hoạt động Phân tách Nhận diện Ghi chép

Gỗ trong kho • Phân chia khu để gỗ được chứng chỉ và gỗ chưa được chứng chỉ có dấu hiệu rõ ràng • Các đầu khúc gỗ có chứng chỉ phải được sơn đỏ.

• Chứng từ vận chuyển của toàn bộ số gỗ từ rừng có chứng chỉ

được lưu giữ

trong hồ sơ có bổ xung địa

điểm tập kết gỗ

Cưa xẻ • Xẻ các lơ gỗ theo từng ca sản xuất riêng rẽ • Các lơ gỗ chứng chỉ được để cùng với nhau • Sổ ghi chép ghi lại số gỗ đã chế biến và lô gỗ được sản xuất

Kho trước khi vận chuyển

• Phân chia khu vực lưu hàng có chứng chỉ và khơng có chứng chỉ • Đầu gỗ có chứng chỉ phải được sơn đỏ.

Mỗi lơ phải

được dán nhãn

• Ghi chép tồn kho và hóa đơn bán hàng ghi lại số lơ gỗ

đánh số và có

màu đỏ

Tiếp theo đánh giá tại xưởng cưa, cần thực hiện một quá trình tương tự đối với nhà máy sản xuất đảm bảo rằng chuỗi hành trình là an tồn.

Hệ thống CoC cho 100% nguyên liệu có chứng chỉ FSC. Trong trường hợp này thì

hệ thống yêu cầu tồn bộ ngun liệu có chứng chỉ FSC được phân lọai riêng rẽ hồn tồn tại mỗi cơng đoạn của dây chuyền sản xuất và toàn bộ sản phẩm cuối cùng được gắn nhãn của FSC.

Hệ thống CoC cho sản phẩm pha trộn nguyên liệu có và chưa có chứng chỉ FSC.

Trong thực tế, do nhiều lý do mà rất ít nhà nhập khẩu gỗ hoặc nhà sản xuất sử dụng thuần túy 100 % nguyên liệu có chứng chỉ FSC mà thường là có một tỷ lệ pha trộn nguyên liệu chưa có chứng chỉ FSC trong dây chuyền cung cấp hoặc trong dây chuyền sản xuất của họ. Hình thức này lại chia ra làm hai loại khác nhau:

a) Trộn lẫn 2 loại nguyên liệu có và chưa có chứng chỉ FSC trong một sản phẩm:

Hình thức này yêu cầu hệ thống kiểm tra theo dõi giống như hình thức sử dụng thuần túy ngun liệu có chứng chỉ FSC đối với tồn dây chuyền, vì để đảm bảo tính đồng nhất của mỗi loại nguyên liệu trong toàn bộ dây chuyền trước khi chúng được lắp ráp vào trong một sản phẩm. Tuy nhiên phải rất lưu ý rằng nguyên liệu chưa có chứng chỉ FSC song vẫn phải là nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp với đầy đủ các loại giấy tờ để xác minh nguồn gốc. Cách thức xác minh nguồn gốc của nguyên liệu phải được lập thành văn bản rõ ràng, trong đó sẽ

mơ tả cụ thể:

- Tỉ lệ sẽ pha trộn: theo qui định, gỗ có chứng nhận FSC phải đạt mức ít nhất trên 70% tổng số thể tích gỗ trên một sản phẩm;

- Phải chỉ rõ chi tiết nào trong sản phẩm trên bản vẽ thiết kế sản phẩm sẽ dùng gỗ có chứng chỉ FSC, chi tiết nào sẽ dùng gỗ khơng có chứng chỉ FSC;

- Phải mô tả chi tiết cụ thể dây chuyền các công đoạn chế tạo sản phẩm từ khâu cưa xẻ gỗ, nhập gỗ vào kho, xuất gỗ từ trong kho ra sản xuất theo từng đơn hàng cho từng loại sản phẩm cụ thể của từng khách hàng mua sản phẩm khác nhau, qúa trình gia cơng chế biến…cho tới khi lắp ráp, phun sơn và sản phẩm hồn chỉnh. Tất cả các cơng đoạn này

đều phải được ghi chép tỉ mỉ để có thể xác nhận nguồn gốc gỗ. Trong thực tế, rất nhiều đơn vị sản xuất sử dụng phiếu Palet2 (Pallete Note) để ghi chép cho từng palet của các công đoạn. Biện pháp này không những hữu hiệu cho việc xác nhận nguồn gốc mà còn giúp quản lý chặt chẽ hơn tỷ lệ hư hao gỗ. Bởi lẽ, từ trước đến nay, bằng kinh nghiệm các

đơn vị thường chỉ hay khoán định mức hư hao trong sản xuất qua các công đoạn, rất hiếm

khi có ghi chép cụ thể và chi tiết mức độ hư hao thực tế.

- Nếu sử dụng gỗ tận dụng từ các chi tiết lớn hư hỏng để chế tạo các chi tiết nhỏ hơn, cũng yêu cầu phải ghi chép cụ thể tổng số m3 gỗ tận dụng từ nguồn nào hoặc của đơn hàng nào, sản phẩm nào.

2 Trong một phân xưởng sản xuất, người ta hay sử dụng các Kệ (Palet) để xếp các nguyên liệu, bán thành phẩm,

sản phẩm giữa các công đoạn. Tại mỗi Kệ hay Palet này thường có sử dụng các Phiếu Palet ghi rõ số lượng và tình trạng mơi trường của chúng để dễ dàng nhận biết.

Sau mỗi đơn hàng, phải có bảng thống kê cộng dồn tổng số m3 gỗ đã sử dụng để sản xuất.

b) Trong một dây chuyền sản xuất với nhiều loại sản phẩm khác nhau có lẫn 2 loại nguyên liệu có và khơng có chứng chỉ FSC: Bắt buộc phải có sự phân định rõ ràng khu vực

palet nào sản xuất gỗ có chứng chỉ FSC, khu vực palet nào sản xuất gỗ khơng có chứng chỉ FSC.

- Phải lưu ý rằng, cho dù trong thực tế nhà máy hồn tồn có thể xác định được đâu là dây chuyền sản xuất gỗ có chứng chỉ FSC, đâu là dây chuyền sản xuất gỗ khơng có, nhưng yêu cầu phân định rõ rệt bằng các bảng thông báo tại các khu vực cụ thể, vẫn phải thực hiện để chứng minh cho bất kỳ một đối tác nào tới kiểm tra.

- Kinh nghiệm thực tế cho thấy, thơng thường với loại hình hai loại nguyên liệu cùng được sử dụng thì các nhà sản xuất thường dùng hình thức mẫu palet để phân định kết hợp với việc ghi chép trên thẻ palet. Lưu ý rằng, thẻ palet phải ghi rõ: tên sản phẩm, tên của chi tiết (component) đang được gia công ở cơng đoạn đó, tên loại gỗ, có chứng chỉ hay khơng có chứng chỉ FSC.

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp chương chứng chỉ rừng (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)