Giá thành chứng chỉ rừng

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp chương chứng chỉ rừng (Trang 54)

8. Mặt kinh tế của chứng chỉ rừng

8.3. Giá thành chứng chỉ rừng

Giá thành CCR bao gồm giá thành trực tiếp và giá thành gián tiếp.

a) Giá thành trực tiếp: Là số tiền chủ rừng phải trả cho quá trình CCR và chứng chỉ

CoC. Giá thành trực tiếp phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố như diện tích rừng, chủng loại rừng, rừng liên tục hay nhỏ lẻ, điều kiện địa hình, điều kiện giao thơng. Rừng càng lớn, càng

đơn giản, điều kiện càng thuận lợi cho đánh giá cấp chứng chỉ thì giá thành (tính theo đơn vị

diện tích) càng thấp. Các tổ chức chứng chỉ thường không công bố giá thành chứng chỉ, nhưng theo một số chuyên gia cho biết thì giá thành thường là khoảng 0,5-2,5 US$/ha. Tổ chức chứng chỉ SGS đã chào giá chứng chỉ cho 10.000 ha rừng tự nhiên của Công ty lâm công nghiệp Long Đại (Quảng Bình) là 17.000 bảng Anh. Có sự khác biệt về giá thành giữa các tổ chức chứng chỉ, phần do giá chuyên gia, phần do vị trí địa lý của tổ chức (nếu TCCC ở xa thì giá cao hơn). Nói chung, giá thành CCR ở khu vực nhiệt đới cao hơn ở ơn đới vì phần lớn các TCCC đều ở các nước ôn đới và rừng nhiệt đới cũng phức tạp hơn nhiều.

Giá thành chứng chỉ CoC thì tuỳ thuộc vào hệ thống quản lý của xí nghiệp chế biến và giá thực hiện hệ thống CoC. Nếu cơ sở sử dụng cả gỗ có chứng chỉ lẫn gỗ khơng có chứng chỉ thì giá thành chứng chỉ CoC sẽ cao hơn vì phải mất thêm chi phí để tách biệt hai dây chuyền sản xuất.

b) Giá thành gián tiếp: Là chi phí cho cải thiện quản lý rừng hay cơng nghệ chế biến

để đạt tiêu chuẩn chứng chỉ. Ở những nơi hay những nước quản lý rừng cịn ở trình độ thấp,

cịn cách xa tiêu chuẩn, thì chi phí này tương đối cao, nhiều khi vượt quá khả năng tài chính của chủ rừng, trái lại ở những nước mà quản lý rừng gần như đã đạt tiêu chuẩn, phần lớn là ở khu vực ơn đới, thì giá thành gián tiếp là khơng đáng kể. Chính vì vậy CCR ở khu vực ôn đới Bắc Âu và Bắc Mỹ đã tiến hành rất nhanh. Ở Việt Nam giá thành gián tiếp có thể bao gồm chi phí cho điều tra rừng để xây dựng kế hoạch quản lý, xác lâp và bảo vệ các khu bảo tồn, điều tra đánh giá tác động môi trường và kinh tế - xã hội, xác lập hệ thống thông tin tư liệu, v.v. Chỉ có rất ít chủ rừng có đủ nguồn lực để trang trải cho các khoản chi này.

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp chương chứng chỉ rừng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)