Chọn tổ chức chứng chỉ

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp chương chứng chỉ rừng (Trang 42 - 43)

7. Quá trình chứng chỉ rừng

7.2. Chọn tổ chức chứng chỉ

Sau khi đã chọn được quy trình chứng chỉ như nói ở mục 6, chủ rừng cịn phải chọn

một tổ chức chứng chỉ (TCCC), tiếng Anh gọi là certification body, hoặc registration body đã

được quy trình đó uỷ quyền. Có thể tìm hiểu về các tổ chức chứng chỉ được uỷ quyền trên

trang web của quy trình đã chọn. Danh sách và địa chỉ các tổ chức chứng chỉ do FSC uỷ quyền được ghi ở Phụ lục 1. Nếu trong nước hay vùng lân cận có nhiều tổ chức chứng chỉ (cùng thuộc quy trình chứng chỉ đã chọn) thì nên chọn sơ bộ một số (2- 4 tuỳ tình hình cụ thể)

tổ chức để gửi đơn xin chứng chỉ. Hiện nay trong vùng có các tổ chức chứng chỉ rừng sau đây,

đều thuộc quy trình FSC, đang hoạt động.

- QALIFOR SGS, Nam Phi, tên tắt là SGS, đã từng thực hiện chứng chỉ rừng và chứng chỉ CoC ở Trung Quốc, Indonessia, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

- SMARTWOOD, Rainforest Alliance, tên viết tắt là SW, đã chứng chỉ rừng ở Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản.

- Scientific Certification Systems, tên viết tắt SCS, đã chứng chỉ rừng ở Nhật Bản,

Malaysia.

- Woodmark, Soil Association, tên viết tắt là SA, đã chứng chỉ rừng ở Nhật Bản. - Tiêu chí để chọn sơ bộ các tổ chức chứng chỉ bao gồm:

- Uy tín quốc tế, phạm vi hoat động, danh tiếng v.v.

- Kinh nghiệm chuyên môn, xác định theo tài liệu giới thiệu và các nguồn thông tin khác hoặc hỏi các chun gia.

- Đã có văn phịng đại diện ở Việt Nam hay trong vùng lân cận.

Sau khi đã nhận được những đề xuất của các tổ chức đã được gửi đơn chủ rừng sẽ tiến

hành chọn một tổ chức thích hợp nhất (gửi đơn chưa phải là đã chọn chính thức) theo các tiêu chí như sau:

- Hiệu quả: Mọi việc, từ chuẩn bị đề xuất, đánh giá sơ bộ, lấy ý kiến các cổ đơng, đánh giá

chính, chuẩn bị báo cáo, cấp giấy chứng chỉ v.v, có được nhanh chóng bắt đầu và thực

hiện khẩn trương hay kéo dài quá. Ở đây chỉ xét phần thời gian phụ thuộc vào việc thực hiện các công việc của tổ chức chứng chỉ.

- Giá thành: Giá thành thấp là một lợi điểm lớn. Cần xem xét tính hợp lý của chi phí về

cơng chun gia, tàu xe, khách sạn, sinh hoạt phí v.v.

- Yêu cầu dịch vụ tại chỗ: Những yêu cầu về phiên dịch, thuê xe, khách sạn v.v

Nếu đã có những chủ rừng lân cận được chứng chỉ thì nên hỏi kinh nghiệm của họ

trong việc chọn tổ chức chứng chỉ.

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp chương chứng chỉ rừng (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)