Giám sát đánh giá

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp chương chứng chỉ rừng (Trang 40 - 41)

6. Thực hiện tiêu chuẩn chứng chỉ rừng

6.6. Giám sát đánh giá

Giám sát đánh giá rất quan trọng để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch đạt được mục

tiêu trong khuôn khổ thời gian đã định. Trong mọi trường hợp đều cần có một kế hoạch giám sát đánh giá phù hợp với phạm vi và cường độ hoạt động thực hiện kế hoạch khắc phục khiếm khuyết. Có ba hình thức giám sát đánh giá là khơng chính thức, chính thức và bất thường.

a) Giám sát đánh giá khơng chính thức: Giám sát đánh giá khơng chính thức là hình thức kiểm tra bình thường và đơn giản hàng tuần hay hàng tháng tuỳ theo tính chất cơng việc, và do người nhóm trưởng hay tổ trưởng của nhóm/tổ đó thực hiện, mục đích là để kiểm tra xem cơng việc có được thực hiện theo đúng u cầu khơng, tiến độ đến đâu, có khó khăn gì v.v. Hình thức giám sát đánh giá này giúp phát hiện kịp thời những sai sót nhỏ để có giải pháp khắc phục. Đối với những đơn vị lâm nghiệp hay chủ rừng quy mô nhỏ và những chủ

rừng quy mơ lớn nhưng khơng có những khiếm khuyết lớn phải khắc phục thì chỉ cần giám sát đánh giá khơng chính thức là đủ.

b) Giám sát đánh giá chính thức: Khi chủ rừng phải thực hiện khắc phục những khiếm khuyết lớn, thời gian khắc phục dài, thì thường phải thực hiện giám sát đánh giá chính thức. Có hai hình thức:

- Trưởng các tổ nhóm hay người chịu trách nhiệm định kỳ báo cáo bằng văn bản tình hình, tiến độ thực hiện cơng việc được giao. Hình thức này có ưu điểm là đơn giản, có thể kết hợp với báo cáo chung của đơn vị, nhưng có nhược điểm là độ chính xác khơng cao do nhiều khi cán bộ thực hiện khơng muốn báo cáo về thiếu sót hay thất bại. Mẫu biểu báo cáo chi tiết có thể hạn chế được một phần nhược điểm này.

- Tiến hành giám sát đánh giá định kỳ nội bộ. Đơn vị tổ chức đoàn đánh giá đến kiểm tra tai chỗ việc thực hiện các công việc được giao, họp với những người tham gia thực hiện công việc để nghe họ trình bày về những việc đã làm được, những việc chưa làm được, những khó khăn tồn tại v.v. Ưu điểm của hình thức này là có thể thu thập được thơng tin một cách chính xác hơn, khách quan hơn, và nhiều khi còn phát hiện ra những vấn đề mà

nguồn nhân lực và quỹ thời gian cho phép. Tuy nhiên, đối với những đơn vị quản lý rừng quy mơ lớn đã có nền nếp về đánh giá nội bộ thì hình thức này là hiệu quả nhất.

c) Giám sát đánh giá bất thường: Khi việc thực hiện kế hoạch gặp phải một vấn đề

nào đó khiến có yêu cầu phải điều chỉnh ngay kế hoạch thì có thể phải thực hiện giám sát đánh giá bất thường. Hình thức này cũng giống như kiểm tra đánh giá trong, nhưng được thực

hiện không theo định kỳ để giải quyết những tình huống bất thường.

Một phần của tài liệu Cẩm nang lâm nghiệp chương chứng chỉ rừng (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)