Khái quát về hạ tầng logisticstại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề án kinh tế phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh an giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Trang 51 - 56)

1.1 .Tổng quan về tỉnh AnGiang

2.1.1.1 .Tổng quan tình hình phát triển logistics trên địa bàn cả nƣớc

2.1.1.3. Khái quát về hạ tầng logisticstại Việt Nam

Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thƣơng tại Báo cáo logistics Việt Nam 2017, hạ tầng logistics tại Việt Nam có một số điểm chính là:

Thứ nhất, về hạ tầng giao thơng vận tải.

- Hệ thống giao thông đƣờng biển * Về hệ thống bến cảng biển

Hệ thống cảng biển Việt Nam gồm 06 nhóm cảng biển: Nhóm 1: các cảng biển phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình); Nhóm 2: các cảng biển Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh); Nhóm 3: các cảng biển Trung Trung Bộ (từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi); Nhóm 4: các cảng biển Nam Trung Bộ (từ Bình Định đến Bình Thuận); Nhóm 5: các cảng biển Đơng Nam bộ (TPHCM, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa - Vũng Tàu) và Nhóm 6: các cảng biển Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL).

Hiện nay cả nƣớc có 45 cảng biển đang hoạt động trong đó: 02 cảng biển loại IA (cảng cửa ngõ quốc tế); 12 cảng biển loại I (cảng tổng hợp đầu mối khu vực); 18 cảng biển loại II (cảng tổng hợp địa phƣơng) và 13 cảng biển loại III (cảng dầu khí ngồi khơi).

Cảng biển loại IA (gồm 02 cảng): cảng Hải Phòng (Lạch Huyện) và cảng Vũng Tàu (Cái Mép - Thị Vải) cho tàu công ten nơ 4.000 - 8.000 TEU (tƣơng đƣơng 50.000 - 100.000 tấn), có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 160.000 -180.000 tấn; Cảng biển loại I (gồm 12 cảng): cảng Cảng Quảng Ninh, Cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa), Cảng Nghệ An, Cảng Hà Tĩnh, Cảng Thừa Thiên Huế, Cảng Đà Nẵng, Cảng Dung Quất (Quảng Ngãi), Cảng Quy Nhơn (Bình Định), Cảng Khánh Hòa (Định hƣớng phát triển là cảng trung chuyển quốc tế - Loại IA), Cảng TP Hồ Chí Minh, Cảng Đồng Nai, Cảng Cần Thơ. Các cảng có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 10.000 - 50.000 tấn, thực hiện vai trò đầu mối khu vực, thơng qua hàng hóa xuất nhập khẩu trên các tuyến biển tầm trung và gần, là cảng vệ tinh cho các cảng loại IA.

Cảng biển loại II (gồm 18 cảng): các cảng Thái Bình, Hải Thịnh (Nam Định), Quảng Bình, Quảng Trị, Kỳ Hà (Quảng Nam), Vũng Rơ (Phú n), Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dƣơng, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Năm Căn (Cà Mau) và Kiên Giang. Các cảng có

45

khả năng tiếp nhận cho tàu trọng tải 10.000 tấn, phục vụ chủ yếu gom hàng trong phạm vi địa phƣơng và khu vực lân cận, là cảng vệ tinh của các cảng cửa ngõ quốc tế (loại IA) và các cảng đầu mối khu vực (loại I).

Tính đến tháng 12/2017, tổng số bến cảng của hệ thống cảng biển là 251 bến cảng với khoảng 88 km chiều dài cầu cảng và 18 khu neo đậu, chuyển tải, tổng công suất thiết kế khoảng 543,7 triệu tấn hàng/năm11. So với những năm đầu tiên triển khai thực hiện quy hoạch (năm 2000), hệ thống bến cảng biển Việt Nam đã tăng lên 4,4 lần về chiều dài bến cảng (năm 2000 đạt khoảng 20.000 m, đến nay đạt 87.550 m). Đến tháng 4/2018, theo số liệu chính thức cơng bố tại quyết định 652/QĐ-BGTVT ngày 03/04/2018 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải, số lƣợng bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam trên cả nƣớc là 263 bến.

Hệ thống cảng biển Việt Nam cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu luân chuyển hàng hóa vận tải bằng đƣờng biển, phục vụ tích cực cho quá trình phát triển KT- XH vùng ven biển và cả nƣớc; tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế, công nghiệp liên quan cùng phát triển.

Các bến cảng biển hiện nay chủ yếu là do các DN nhà nƣớc và DN tƣ nhân đầu tƣ và quản lý khai thác, chỉ một số ít bến cảng đƣợc đầu tƣ bằng ngân sách nhà nƣớc và giao Cục Hàng hải Việt Nam làm đại diện cơ quan nhà nƣớc ký hợp đồng cho bên thuê khai thác.

* Về tuyến luồng hàng hải

Hiện cả nƣớc có 42 tuyến luồng hàng hải cơng cộng vào cảng quốc gia với tổng chiều dài là 935,9 km và 10 luồng vào cảng chuyên dùng. Các luồng quan trọng gồm: Luồng Hòn Gai, Hải Phòng, Nghi Sơn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Sài Gịn- Vũng Tàu, Cái Mép-Thị Vải và luồng sơng Hậu qua cửa Định An. Luồng dài nhất là luồng Định An-Cần Thơ khoảng 130,6km, luồng ngắn nhất dài 0,55 km là luồng vào Cảng Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp (tính từ ngã ba sông Tiền).Tuyến luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (qua kênh Tắt) có tổng chiều dài 46,5 km hoàn thành đƣa vào khai thác đáp ứng cho tàu 10.000 DWT đẩy tải và tàu 20.000 DWT giảm tải vào trực tiếp các cảng khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

- Hệ thống đƣờng sông

Tổng chiều dài đƣờng thủy nội địa toàn quốc đang đƣợc quản lý khai thác là 17.253 km, Trung ƣơng quản lý các tuyến đƣờng thủy nội địa quốc gia với tổng chiều dài khoảng 7.071,8 km (chiếm 41% tổng chiều dài đƣờng thủy nội địa đang khai thác, quản lý của cả nƣớc). Đây là những tuyến vận tải huyết mạch kết nổi các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp lớn của khu vực và cả nƣớc.

Hệ thống cầu bắc qua tuyến: hiện tại có 251/532 cầu và cơng trình vƣợt sơng nằm trên các tuyến đƣờng thủy nội địa quốc gia.

Cảng nội địa, đến hết năm 2017, trên tồn quốc có 272 cảng thủy nội địa (259 cảng hàng hóa, 13 cảng hành khách); 8.730 bến thủy nội địa; 2.526 bến khách

46

ngang sơng. Trong đó, các cảng thủy nội địa đều đã đƣợc công bố hoạt động. Đối với bến thủy nội địa, có 6.514 bến thủy nội địa hàng hóa có phép (chiếm tỷ lệ 75%) và 2.058 bến khách qua sơng có phép (chiếm tỷ lệ 81,5%).

Hoạt động xếp dỡ hàng hoá và quản lý cảng, bến thuỷ nội địa vẫn cịn nhiều bất cập, ngồi một số cảng thủy nội địa của các doanh nghiệp thuộc các cơ sở liên doanh, hoặc một số cảng chuyên dùng có dây chuyền thiết bị bốc xếp phù hợp, còn lại hầu hết các bến thuỷ nội địa vẫn sử dụng công nghệ thiết bị bốc xếp lạc hậu, hệ thống cầu bến thô sơ. Việc đầu tƣ, nâng cấp hoặc xây dựng các cảng, bến đón trả hành khách phục vụ hoạt động của tàu khách tốc độ cao hầu nhƣ chƣa đƣợc chú ý. Do đó, khả năng thích ứng, hịa nhập với hoạt động vận tải trong khu vực là rất khó khăn, khơng có khả năng tiếp cận với phƣơng thức vận tải đa phƣơng thức phần nào ảnh hƣởng chất lƣợng, thời gian quay vịng của đội tàu vận tải và giảm tính cạnh tranh của vận tải thủy nội địa.

- Hệ thống đƣờng bộ

Hạ tầng giao thông đƣờng bộ (đƣờng sắt và đƣờng bộ) của Việt Nam đang đƣợc cải thiện ngày càng rõ rệt trong năm vừa qua. Hệ thống đƣờng bộ có tổng chiều dài 570.448 km trong đó quốc lộ 24.136 km, đƣờng cao tốc 816 km, đƣờng tỉnh 25.741 km, đƣờng huyện 58.347 km, đƣờng đô thị 26.953 km, đƣờng xã 144.670 km, đƣờng thôn xóm 181.188 km và đƣờng nội đồng 108.597 km. Hệ thống quốc lộ hình thành nên các tuyến hành lang Bắc-Nam, vùng duyên hải và cao nguyên, các tuyến đƣờng Đông - Tây dọc theo miền Trung Việt Nam. Ở phía Bắc, các tuyến quốc lộ tạo thành hình mạng lƣới nan quạt với tâm là Thủ đô Hà Nội. Ở phía Nam, các tuyến quốc lộ tạo nên hình lƣới.

Trƣớc năm 2013, Việt Nam chỉ có 167 km đƣờng cao tốc đƣa vào khai thác. Đến nay, tổng số tuyến đƣờng cao tốc cũng nhƣ chiều dài đƣờng cao tốc tăng nhanh, trong đó chiều dài đƣờng cao tốc đã đƣa vào khai thác là hơn 800 km và 514 km đƣờng cao tốc đang xây dựng12, tăng hơn 4 lần.

Hệ thống quốc lộ hiện nay bao phủ khắp lãnh thổ và đóng vai trị trục chính kết nối vận tải giữa các vùng miền, các trung tâm kinh tế, các cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu, các đầu mối giao thông quan trọng.

Kết cấu hạ tầng đƣờng sắt quốc gia: Trong giai đoạn vừa qua, ngành đƣờng sắt tuy đã triển khai xây dựng mới một số nhà ga, nâng cấp một số tuyến đƣờng sắt qua đó nâng cao an toàn, rút ngắn thời gian chạy tàu trên các tuyến, nhất là trục Bắc-Nam nhƣng nhìn chung về kết cấu hạ tầng đƣờng sắt Việt Nam chƣa có thay đổi đáng kể. Tổng chiều dài đƣờng sắt là 3.161 km, trong đó có 2.646 km đƣờng chính tuyến và 515 km đƣờng ga, đƣờng nhánh. Diện tích nhà ga, kho ga: 2.2029.837 m2; Diện tích ke ga, bãi hàng: 1.316.175 m2. Tiêu chuẩn kỹ thuật, KCHT đƣờng sắt nƣớc ta còn ở mức thấp và lạc hậu. Hiện nay, chỉ cịn lại một số ít đƣờng nhánh nối với các cảng, các KCN nhƣ: cảng Ninh Bình, cảng Vật Cách,

47

cảng Hải Phòng, mỏ apatit Lào Cai, cảng ICD Lào Cai, cảng Việt Trì. Trên đƣờng sắt quốc gia hiện cịn khoảng trên 40 vị trí có đƣờng nhánh nối các nhà máy, mỏ để vận chuyển các loại hàng hóa phục vụ các khu vực này đây là cơ sở vật chất ban đầu cho hoạt động vận tải logistics.

- Hệ thống đƣờng hàng không

Theo Bộ Giao thơng vận tải, hiện tại cả nƣớc có 21 cảng hàng khơng đang khai thác, gồm 8 cảng hàng không quốc tế và 13 cảng hảng không nội địa.

Bảng 2.3. Cảng hàng không hiện đang khai thác tại Việt Nam

TT Loại cảng Tên cảng

1 Cảng hàng không quốc tế: 8 cảng

Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc

2 Cảng hàng không nội địa: 13 cảng

Điện Biên, Đồng Hới, Vinh, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Chu Lai, Liên Khƣơng, Buôn Ma Thuột, Cà Mau, Rạch Giá, Côn Đảo, Thọ Xuân

Nguồn: Bộ Giao thông vận tải.

Trong các cảng hàng khơng trên, chỉ có 4 cảng có nhà ga hàng hóa riêng biệt. Các cảng cịn lại khơng có nhà ga hàng hóa, tồn bộ hàng hóa xử lý trong nhà ga hành khách. Hiện nay, mới chỉ có các cảng hàng khơng lớn nhƣ Nội Bài, Tân Sơn Nhất là có các TT logistics phục vụ xử lý hàng không. Tại Nội Bài, các TT logistics nhƣ ACVS, ALS đảm nhiệm xử lý phần lớn khối lƣợng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua đƣờng hàng khơng với chủng loại hàng hóa khá đa dạng.

Tuy nhiên kết nối giữa các phƣơng thức vận tải vẫn còn tồn tại một số vấn đề hạn chế, dẫn đến chi phí vận tải cịn cao. Kết nối giữa các phƣơng thức vận tải đƣợc thể hiện rõ trên các hành lang vận tải chính, trọng tâm là vấn đề kết nối đƣờng sắt, đƣờng thuỷ nội địa với cảng biển, với các trung tâm đô thị, các trung tâm sản xuất-tiêu thụ hàng hố chính của nƣớc ta. Hạ tầng vận tải đƣờng bộ mặc dù cũng đã đƣợc đầu tƣ nhƣng còn chậm và chƣa theo kịp tốc độ phát triển lƣu lƣợng vận tải

Thứ hai, hệ thống kho bãi, trung tâm logistics

TT logistics là một kết cấu hạ tầng quy mô lớn, thiết kế hiện đại, đa chức năng, là một nơi để lƣu trữ, xử lý hàng hóa, chờ làm thủ tục lƣu chuyển đồng thời có thể tạo nhiều giá trị gia tăng cho hàng hóa. Trên tồn quốc, đến nay có khoảng trên 10 TT logistics.

Cảng cạn (Inland Container Depot – Khu container nội địa hoặc Inland Clearance Depot - Điểm thông quan nội địa, ICD) là một khu đất chứa các container nằm sâu trong nội địa, thay vì nằm ở ngay khu vực cảng biển hay cảng sông (gọi tắt là cảng thủy), có vai trị là phần nối dài của cảng thủy hay cảng hàng khơng, hàng hóa đƣợc đƣa về ICD để giảm tải, tránh ùn tắc, đồng thời, có vai trị thơng quan, do ở ICD có đặt cơ quan hải quan, đây cũng là đặc điểm khác biệt của ICD so với TT Logistics hay loại hình kho bãi khác. Cơ quan này có nhiệm vụ

48

giám sát hàng hóa đƣa về từ cảng thủy, tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục thơng quan. Với hàng hóa xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan sau khi làm thủ tục sẽ tiến hành niêm phong, kẹp chì, khi đến cảng hàng không, cảng thủy mới mở tờ khai xuất hàng. Hiện nay cả nƣớc có 21 ICD, phân bố chủ yếu ở khu vực xung quanh TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội 13

Chƣa có số liệu thống kê đầy đủ, tuy nhiên, có thể thấy, kho bãi trên địa bàn tồn quốc có số lƣợng nhiều và đa dạng về chủng loại, chất lƣợng, từ Kho thơng thƣờng, kho hàng hóa đặc biệt, kho chuyên dụng, kho ngoại quan, kho hàng không kéo dài, … Chủ thể đầu tƣ có thể là DN tƣ nhân, Cơng ty cổ phần, DN nhà nƣớc, … Trong đó, lĩnh vực kho bãi và dịch vụ hàng lạnh có tiềm năng lớn nhƣng chƣa đƣợc khai thác đúng mức. Kho lạnh ở Việt Nam nói chung đƣợc chia thành hai nhóm, nhóm 1 là kho dùng cho mục đích thƣơng mại nhƣ cho thuê để trữ hàng xuất nhập khẩu và nhóm 2 là kho lạnh của các cơng ty, xí nghiệp phục vụ nhu cầu của chính các đơn vị này.

Kho lạnh thƣơng mại đầu tiên đƣợc xây dựng năm 1996 bởi Konoike Vinatrans, một liên doanh giữa Konoike Transport (Nhật Bản) với ba DN Việt Nam gồm Vinatrans, Vinalink và Vinafreight. Tới năm 1998, Swire Cold Storge (Úc) xây dựng một kho lạnh đƣợc đánh giá là hiện đại nhất tại thời điểm này. Năm 2007, xuất hiện thêm 4 kho lạnh mới, trong đó, Cơng ty Cổ phần Hùng Vƣơng xây dựng hai kho lạnh với tổng sức chứa là 40.000 tấn hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tự thân của doanh nghiệp cũng nhƣ các doanh nghiệp thủy sản khác và các công ty bán lẻ trên thị trƣờng. Tính đến năm 2010, kho lạnh thƣơng mại ở Việt Nam có khoảng vài chục cơng ty trong và ngồi nƣớc với tổng cơng suất hơn 200.000 tấn/năm14

. Đến năm 2016, Việt Nam có một số nhà cung cấp chính về kho lạnh thƣơng mại nhƣ Hoàng Lai, Hùng Vƣơng, SATRA và Phan Duy, SWIRE, LOTTE Sea và Preferred Freezer Services.

Năm 2010, cả nƣớc có khoảng 878 kho lạnh sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh. Hệ thống kho lạnh thủy sản mới chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu tạm trữ sản phẩm sau chế biến và đƣa vào lƣu thông trong điều kiện bình thƣờng mà thiếu kho đông lạnh sâu để dự trữ nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho chế biến xuất khẩu, nhằm chủ động điều tiết giá thị trƣờng. Đến nay, cả nƣớc có hàng nghìn kho lạnh của các DN chế biến thủy sản đông lạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của ngành.

Thứ ba, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ logistics

Hạ tầng công nghệ thông tin tại Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc có mật độ phổ biến dịch vụ viễn thơng cao so với các nƣớc trên thế giới.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối tháng 9/2017, số thuê bao Internet băng rộng cố định ƣớc tính đạt 10,5 triệu thuê bao, tổng số thuê bao điện

49

thoại ƣớc tính đạt 120,4 triệu thuê bao, trong đó số thuê bao di động đạt 113,2 triệu th bao. Năm 2017, thơng tin di dộng đã có bƣớc phát triển mới với việc các nhà cung cấp dịch vụ triển khai mạng 4G-LTE khắp cả nƣớc.

Theo khảo sát của VLA thực hiện trong năm 2017 về Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) trong các DN logistics, các DN thực hiện khảo sát cho biết: (i) CNTT đã có bƣớc phát triển giúp đa dạng kênh bán hàng và phân phối đến ngƣời tiêu dùng đến ngƣời tiêu dùng đƣợc thuận tiện hơn; (ii) Phƣơng pháp EDI để gửi và nhận dữ liệu thông tin giữa các DN logistics và hải quan mới đƣợc áp dụng và chƣa đạt hiệu quả. Vấn đề định vị vị trí phƣơng tiện vận tải thơng qua hệ thống định vị toàn cầu (global positioning system – GPS) cũng chƣa đem lại đƣợc hiệu quả tối đa với vận hành các phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ; (iii) Hạ tầng CNTT rất quan trọng nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và chƣa có kết nối, thiếu nhiều ứng dụng và không đồng bộ; (iv) Hạ tầng CNTT có cải thiện nhƣng chƣa cịn chậm và thiếu; (v) Hạ tầng CNTT tạm ổn trong quy mô nhỏ nhƣng sẽ không theo kịp sự phát triển của TMĐT.

Các DN nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, nhƣng do tỉ suất đầu tƣ lớn dẫn đến các hạng mục CNTT của DN đƣợc thực hiện manh mún, khơng mang tính hệ thống đƣợc tiến hành đầu tƣ theo các nhu cầu của từng bộ phận nghiệp vụ riêng biệt và đƣợc cung cấp bởi các công ty giải pháp khác nhau. Số lƣợng nhà cung cấp giải pháp CNTT logistics chun nghiệp trong nƣớc là ít, quy mơ nhỏ, chƣa có thƣơng hiệu uy tín.

Một phần của tài liệu Đề án kinh tế phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh an giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)