Quá trình hình thành và phát triển của lực lượngCông an thành phố HàNộ

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CHIẾN SĨ TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. (Trang 27 - 29)

Trước yêu cầu của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự ngày một quyết liệt và phức tạp, đòi hỏi lực lượng Công an phải thống nhất tổ chức lực lượng từ Trung ương đến địa phương trong toàn quốc, tạo sức mạnh cho cuộc chiến đấu, ngày 21/2/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 23-SL hợp nhất các Sở Cảnh sát và Liêm phóng tồn quốc thành Việt Nam Công an vụ. Tháng 4 năm 1946, Ty Công an Hà Nội được thành lập, cùng với nhân dân, lực lượng Cơng an Hà Nội đó khẩn trương triển khai công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ lãnh tụ, kịp thời trừng trị những phần tử phản cách mạng làm tay sai cho thực dân Pháp [7].

Ngày 10/10/1954, Hà Nội được giải phóng, Cơng an Hà Nội được đổi thành Sở Cơng an Hà Nội, trụ sở đóng tại số 87 Trần Hưng Đạo, Hồn Kiếm, do đồng chí Lê Quốc Thân làm Giám đốc Công an Hà Nội.

Xác định là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước, Công an Hà Nội đã nhanh chóng ổn định tổ chức, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao hiệu suất cơng tác, xây dựng lực lượng theo hướng tiến lên chính quy, hiện đại. Trong cơng tác đảm bảo an ninh trật tự, ngay sau khi miền Nam giải phóng, Cơng an Hà Nội đã mở đợt tấn công, trấn áp các đối tượng chính trị, cảm hóa số đơng, cơ lập những tên cầm đầu ngoan cố, thu hẹp diện chống đối, từng bước làm trong sạch địa bàn. Đẩy mạnh công tác bảo vệ nội bộ, công tác bảo vệ trị an, đã ngăn chặn, phát hiện, triệt phá nhiều vụ phạm pháp. Từ năm

1981, cùng với cả nước bước vào xây dựng CNXH với nhiều khó khăn, thử thách, cùng với yêu cầu phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn đời sống, nhiệm vụ củng cố quốc phịng, an ninh trở lên cấp bách. Lực lượng công an thực hiện sự chuyển hướng về tổ chức theo Nghị định số 250/CP của Thủ tướng Chính phủ. Cơng an Hà Nội chú trọng xây dựng và củng cố công an phường. Đối với công an xã, triển khai quyết định số 114 của Bộ cho 381 xã giúp cho tổ chức công an xã bước đầu hoạt động có nề nếp và phát huy tác dụng.

Năm 1986, tình hình kinh tế, xã hội nước ta khủng hoảng trầm trọng, lạm phát tăng cao, bội chi ngân sách quá lớn, giá cả tăng vọt, đồng tiền mất giá nhanh, tiền lương thực tế giảm sút, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, các hiện tượng tiêu cực có chiều hướng phát triển. Tổ chức của Cơng an Hà Nội được sắp xếp theo hướng tăng cường cho cơ sở, phù hợp với thực tế khách quan và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Cùng với việc sắp xếp tổ chức, đã ban hành các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ, trách nhiệm, phân công, phân cấp cho các đơn vị mới thành lập và bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ đối với các đơn vị sát nhập, tách hoặc chuyển đổi mơ hình tổ chức giúp các đơn vị hoạt động hiệu lực, hiệu quả [7].

Thực hiện Nghị quyết 240/HĐBT, ngày 26/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng; Chỉ thị số 15/CT-TW, ngày 20/11/1992 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục ngăn chặn, bài trừ tệ tham nhũng, buôn lậu, CATP đã chủ động phát hiện, đấu tranh chống mọi biểu hiện phá hoại kinh tế, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị kinh tế xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, xí nghiệp.

Thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Cơng an, Thành ủy Hà Nội, UBND Thành phố, Cơng an Thành phố đó thực hiện 09 giải pháp phòng ngừa, củng cố thế trận an ninh từ cơ sở, chống địch phá hoại tư tưởng và chống chiến lược “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thự địch. Tiếp tụcxác định công tác Xây dựng lực lượng là trọng tâm hàng đầu, đổi mới cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng; cơng tác thi đua, khen thưởng theo Chỉ thị số 35, 39 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong lực lượng Công an Thủ đô”; Kế hoạch số 269/KH-BCA, ngày 21/9/2016 của Bộ Công an thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg, ngày 19/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giai đoạn 2016 - 2020; Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hằng năm gắn với phong trào “CAND học tập và làm theo Sáu điều Bác Hồ dạy”; phong trào “Người tốt, việc tốt” của Bộ Công an; Chỉ thị số 09/CT-BCA-X11 ngày 01/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường cơng tác chính trị tư tưởng trong lực lượng CAND giai đoạn 2011-2015; Chỉ thị số 02/CT-BCA- X11, ngày 17/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về “Đổi mới, nâng cao hiệu quả cơng tác chính trị tư tưởng trong lực lượng CAND, giai đoạn 2016- 2020”... đã tạo ra bước ngoặt mới trong công tác xây dựng lực lượng Cơng an Thủ đơ, góp phần hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao [7].

Ngày 20/5/2008 tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII đã thơng qua Nghị quyết số 15 về việc sát nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 04 xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hịa Bình) kể từ ngày 01/8/2008 để mở rộng địa giới hành chính của Thủ đơ Hà Nội. Đây là sự kiện lịch sử của Hà Nội và cả nước, đồng thời là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và sự chỉ đạo của Bộ Công an, Thành ủy, UBND Thành phố, Công an Hà Nội đã ổn định tổ chức và cán bộ, thực hiện có hiệu quả 9 chương trình cơng tác lớn của Thành ủy Hà Nội và các biện pháp công tác đảm bảo tuyệt đối an tồn, an ninh trật tự, giữ vững ổn định chính trị, khơng để xảy ra các hoạt động khủng bố, phá hoại gây rối chính trị trên địa bàn Hà Nội mở rộng. Đáng chú ý, từ 2014 đến nay, công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa, tư tưởng, anninh thơng tin, an ninh nơng thơn ổn định; cơng tác giữ gìn trật tự an tồn xã hội đảm bảo, tiếp tục kiềm chế sự gia tăng của tội phạm và tệ nạn xã hội, không để xảy ra tội phạm có tổ chức, hoạt động dưới hình thức “xã hội đen”, các vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc dư luận được khám phá nhanh; Chủ động nắm, dự báo tình hình, triển khai đồng bộ các giải pháp, biện pháp đảm bảo trật tự an tồn giao thơng, trật tự đơ thị trên địa bàn Thành phố. Công an Thành phố đã nêu cao khẩu hiệu hành động “Đổi mới, chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả”, xây dựng sự đoàn kết, đồng tâm, hiệp lực của toàn lực lượng; triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác lãnh đạo chỉ huy, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo của mỗi đơn vị, mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao [7].

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CHIẾN SĨ TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w