Hệ thống hoá các khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 26 - 31)

8. Dự thảo nội dung nghiên cứu

1.2. Hệ thống hoá các khái niệm liên quan

1.2.1 Hoạt động truyền thơng đến người học

1) Truyền thơng

Có thể nói rằng lồi người tồn tại trong cộng đồng với những mối quan hệ đa dạng và phức tạp. Để duy trì và phát triển các mối quan hệ này, đòi hỏi giữa người với người, giữa người với cộng đồng, giữa cộng đồng với cộng đồng, phải diễn ra hoạt

động giao tiếp, trong đó chủ yếu là trao đổi thơng tin với nhau. Bởi lẽ, hoạt động giao tiếp sẽ giúp con người thêm gắn kết, thêm hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, liên kết và hợp tác với nhau trong lao động sản xuất, trong chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội. Hoạt động giao tiếp này chính là truyền thơng. Như vậy, truyền thơng là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau [ CITATION TạN01 \l 1033 ].

Theo John R.Hober (1954), truyền thơng là q trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời [CITATION Ngu121 \l 1033 ].

Martin P.Adelsm thì cho rằng, truyền thơng là q trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là một q trình ln thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống.

Theo quan niệm của Dean C.Barnlund (1964), truyền thơng là q trình liên tục nhằm làm giảm độ khơng rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn [CITATION Ngu121 \l 1033 ].

Theo Gerald Miler (1966), truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ. [CITATION Ngu121 \l 1033 ].

Truyền thông thường được mô tả như việc truyền ý nghĩ, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một người/ một nhóm người sang một người/ một nhóm người khác bằng lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc tín hiệu khác.

Truyền thơng bắt nguồn từ một từ Latinh (conmunicare) có nghĩa là “chung”, là một q trình liên tục chia sẻ thơng tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng nhằm tạo sự đồng cảm, hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận để dẫn tới sự thay đổi nhận thức và hành vi. [ CITATION BộL10 \l 1033 ]

Truyền thơng cịn được xác định là hoạt động chuyển tải và chia sẻ thơng tin. Q trình này diễn ra liên tục, trong đó tri thức, tình cảm, kỹ năng liên kết với nhau, đây là một quá trình phức tạp, qua nhiều mắt khâu, các mắt khâu đó chuyển đổi tương đối linh

hoạt để hướng tới sự thay đổi nhận thức và hành vi của các cá nhân và các nhóm. [ CITATION Ngu16 \l 1033 ]

Nhìn chung, khái niệm truyền thơng được nhiều tác giả định nghĩa dưới nhiều gốc độ, quan niệm tiếp cận khác nhau. Từ những quan niệm trên, có thể đưa ra quan niệm về truyền thơng như sau: Truyền thơng là q trình liên tục trao đổi thơng tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kỹ năng, kinh nghiệm giữa bên truyền và bên nhận nhằm tạo sự đồng cảm, hiểu biết lẫn nhau, hướng tới thay đổi nhận thức, thái độ và điều chỉnh hành vi của đối tượng tiếp nhận thông tin.

2) Nguồn phát

Nguồn phát là yếu tố mang thơng tin tiềm năng và khởi xướng q trình truyền thơng. Nói cách khác, nguồn phát là người, nhóm người hay tổ chức, mang nội dung thơng tin muốn trao đổi với người hay nhóm người khác.[ CITATION TạN01 \l 1033 ]

Nguồn phát có hai loại: Nguồn chính thức và nguồn phi chính thức.

3) Thơng điệp

Thơng điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. [ CITATION Ngu121 \l 1033 ]

4) Kênh truyền thông

Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, kênh truyền thông là sự thống nhất của phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận. [ CITATION TạN01 \l 1033 ]

Bên cạnh đó, kênh truyền thơng cịn được hiểu là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.[CITATION Ngu121 \l 1033 ]

Như vậy, kênh truyền thông là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận.

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm cụ thể, người ta chia kênh truyền thơng thành các loại hình khác nhau như: truyền thơng cá nhân, truyền thơng nhóm, truyền thơng đại

chúng, truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp, truyền thông đa phương tiện. [ CITATION TạN01 \l 1033 ][ CITATION Ngu121 \l 1033 ]

5) Người nhận

Đối tượng tiếp nhận hay người nhận là các cá thể hay tập thể người tiếp nhận thơng điệp trong q trình truyền thơng. Cũng có thể nói, đối tượng tiếp nhận là đối tượng tác động của hoạt động truyền thông. [ CITATION TạN01 \l 1033 ]

Người nhận là cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông điệp.[ CITATION Ngu121 \l 1033 ]

Từ những cách tiếp cận trên, có thể đưa ra khái niệm người nhận là các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thơng điệp trong q trình truyền thơng.

6) Hoạt động truyền thông đến người học

Hoạt động truyền thơng đến người học là q trình liên tục trao đổi thơng tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kỹ năng, kinh nghiệm giữa nhà trường và người học nhằm tạo sự đồng cảm, hiểu biết lẫn nhau, hướng tới thay đổi nhận thức, thái độ và điều chỉnh hành vi của người học phù hợp với nhu cầu phát triển của người học và nhà trường.

1.2.2. Quản lí hoạt động truyền thơng đến người học

1) Quản lí

C. Mác cho rằng: Quản lí là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động [ CITATION Ngu14 \l 1033 ].

Theo Jame Stoner và Stephen Robbins, thì khái niệm quản lí được hiểu như sau: Quản lí là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra [ CITATION Ngu15 \l 1033 ].

Theo Frederick Winslow Taylor (1856-1915) người được xem là “Cha đẻ “ của phương pháp quản lí khoa học, “Quản lí là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hồn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” và đó cũng là tư tưởng của ơng về quản lí. [ CITATION Ngu13 \l 1033 ]

Theo Henry Fayol (1841 - 1925), cha đẻ của lý thuyết quản lí hành chính cho rằng: “Quản lí là một tiến trình gồm tất cả các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra các nổ lực của các thành viên trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã định trước” [ CITATION Ngu14 \l 1033 ].

Theo Harold Koonntz, người được coi là cha đẻ của lý luận quản lí hiện đại xác định “Quản lí là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi cá thể có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [ CITATION Ngu17 \l 1033 ].

Ở Việt Nam, quan điểm về quản lí được các tác giả Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Minh, Trần Khánh Đức, Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ; Bùi Minh Hiền, Đặng Thành Hưng, Trần Kiểm ….. về cơ bản xem khái niệm quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất [ CITATION Trầ181 \l 1033 ].

Từ những khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm quản lí như sau: Quản lí là sự tác động một cách có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt mục tiêu mong muốn thông qua các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

2) Quản lí giáo dục

Khái niệm này có rất nhiều khái niệm, nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu bởi nhiều tác giả khác nhau, cụ thể:

Tác giả Trần Kiểm đã định nghĩa khái niệm này ở hai cấp độ vi mô và vĩ mô. Đối với cấp độ vĩ mơ, ơng cho rằng quản lí giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắc xích của hệ thống giáo dục (từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất là cơ sở giáo dục) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ

trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục. Đối với cấp độ vi mơ, quản lí giáo dục là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, cơng nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. [ CITATION Trầ08 \l 1033 ]

Theo tác giả Bùi Minh Hiền, quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát…một cách hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) để phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội [ CITATION Bùi061 \l 1033 ].

Tóm lại, quản lí giáo dục là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí giáo dục đến đến tất cả các mắc xích của hệ thống giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.

3) Quản lí nhà trường

Quản lí nhà trường chính lá quản lí giáo dục ở cấp vi mô, là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến các hoạt động và các nguồn lực của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.

4) Quản lí hoạt động truyền thơng đến người học

Quản lí hoạt động truyền thông đến người học là hệ những tác động có định hướng của chủ thể quản lí nhà trường đến hoạt động truyền thơng đến người học nhằm đạt được mục tiêu truyền thông đến người học.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 26 - 31)