Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 110 - 112)

8. Dự thảo nội dung nghiên cứu

3.3. Hệ thống các biện pháp quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường

3.3.8 Mối quan hệ giữa các biện pháp

Quản lí HĐTT đến người học là một nhiệm vụ tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Kết quả quản lí HĐTT đến người học là kết quả của việc sử dụng đồng bộ, toàn diện các biện pháp trên đây. Bởi bất kỳ biện pháp nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó để quản lí HĐTT đến người học đạt được hiệu quả cao, nhà quản lí phải sử dụng đồng bồ các biện pháp, tránh đề cao quá mức vai trò của bất kỳ một biện pháp nào và tránh lạm dụng sử dụng quá nhiều biện pháp đó. Mục đích, nội dung và cách thức tiến hành, điều kiện thực hiện của mỗi biện pháp chỉ mang ý nghĩa tương đối vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ, tương tác, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong tồn bộ q trình quản lí HĐTT đến người học.

Các biện pháp được đề xuất theo q trình quản lí hoạt động truyền thơng đến người học. Biện pháp thực hiện trước là tiền đề thực hiện các biện pháp sau. Cụ thể:

Biện pháp 1: Bồi dưỡng nhận thức về HĐTT tuy khơng nằm trong qui trình quản lí nhưng là một biện pháp rất quan trọng. Kết quả HĐTT đến người học phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, ý thức của CBQL nhà trường. Nó tác động đến tất cả các biện pháp còn lại, nhất là các biện pháp xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Do đó, nhóm biện pháp bồi dưỡng nhận thức là nhóm biện pháp mang tính định hướng, giúp cho CBQL, GV và cán bộ truyền thông nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện công tác truyền thông đến người học.

Biện pháp 2: Cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra một xã hội thông tin, một không gian mạng hồn tồn khác biệt so với khơng gian địa lý truyền thống, dẫn đến môi trường truyền thông, cách thức truyền thông và cách thức tiếp nhận sản phẩm truyền thơng cũng có nhiều khác biệt so với trước kia. Để thích ứng với sự thay đổi này, lãnh đạo nhà trường bắt buộc phải thay đổi quan điểm, tư duy, cách thức quản lí hoạt động truyền thơng đến người học phù hợp với xu thế 4.0.

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động truyền thông đến người học phù hợp với mục tiêu giáo dục và điều kiện thực tiễn nhà trường có vai trị định hướng từng bước đi trong việc quản lí hoạt động truyền thơng đến người học, giúp cho CBQL xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và phương hướng thực hiện hoạt động truyền thông đến người học.

Biện pháp 4: Xây dựng bộ máy tổ chức đảm bảo về số lượng và chất lượng phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch truyền thông là bước đi tiếp theo sau khi xây dựng kế hoạch truyền thông cho người học, nhằm tạo ra bộ máy vận hành đủ về số lượng và chất lượng nhằm triển khai kế hoạch hoạt động truyền thông đến người học trong nhà trường một cách có trách nhiệm và hiệu quả.

Biện pháp 5: Tổ chức và chỉ đạo, giám sát việc thực hiện kế hoạch truyền thông đến người học tại các đơn vị cho SV là một bước trong qui trình quản lí, là bước đi tiếp

theo sau khi đã xây dựng kế hoạch truyền thông đến người học. Biện pháp này giữ vai trị triển khai các hoạt động truyền thơng trong kế hoạch đã đề ra.

Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông đến người học là bước đi cuối cùng trong qui trình quản lí hoạt động truyền thơng đến người học. Nếu đã có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch thì việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch sẽ là điều tất yếu, nhằm giúp cho CBQL kiểm soát việc triển khai các hoạt động truyền thông đến người học đúng định hướng, đạt được mục tiêu đề ra. Biện pháp này được tiến hành kết hợp và song song với các giai đoạn khác trong qui trình quản lí.

Biện pháp 7: Đảm bảo nguồn lực về cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính thực hiện kế hoạch truyền thông đến người học. Biện pháp này giữ vai trò đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ, kịp thời các nguồn lực thực hiện kế hoạch truyền thông đến người học như nguồn lực về cơ sở vật chất, về tài chính và về cơng nghệ thơng tin. Nhóm biện pháp này được tiến hành song song với các biện pháp còn lại, nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các biện pháp còn lại được hiệu quả cao nhất có thể.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 110 - 112)