Bồi dưỡng nhận thức về hoạt động truyền thông

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 107 - 110)

8. Dự thảo nội dung nghiên cứu

3.3. Hệ thống các biện pháp quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường

3.3.7. Bồi dưỡng nhận thức về hoạt động truyền thông

1) Mục tiêu biện pháp

Nâng cao nhận thức và hiểu biết cho sinh viên, giảng viên và CBQL về tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động truyền thông đến người học trong trường đại học;

Nâng cao hiểu biết cho đội ngũ giảng viên, CBQL về nội dung, phương pháp, hình thức truyền thơng cho sinh viên và ý nghĩa của hoạt động truyền thông cho SV;

Giúp giảng viên, CBQL ý thức được những trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, có những hành động cụ thể, thiết thực nâng cao hiệu quả công tác truyền thông đến SV.

2) Nội dung và cách thức thực hiện

Đăng tải đề án “Kế hoạch truyền thông trong năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch Truyền thông của nhà trường” lên website, fanpage: Nhà trường cần

phải đăng tải “Kế hoạch truyền thông trong năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch Truyền thông của nhà trường” lên website, fanpage và các mạng xã hội khác của nhà trường nhằm truyền thông một cách công khai, rộng rãi cho mọi thành viên trong nhà trường cập nhật thông tin về mục tiêu, nội dung truyền thông và nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động truyền thơng;

Khuyến khích nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu liên quan đến hoạt động truyền thông đến người học trong trường đại học: Ở các nước trên thế giới, việc truyền

thông cho sinh viên rất được quan tâm và đã được thực hiện từ rất lâu. Ở Việt Nam thì hoạt động truyền thơng đến người học trong trường đại học cũng được quan tâm từ lâu nhưng chưa tổ chức hoạt động truyền thông này một cách bài bản, khoa học. Do đó, trong giai đoạn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng hiện đại, cũng như là trong bối cảnh cách mạng 4.0 như hiện nay, thì việc thay đổi cách thức truyền thông cho sinh viên là một điều tất yếu khách quan. Việc thay đổi này chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu, cập nhật, hoàn thiện hệ thống nội dung, hình thức, phương pháp truyền thơng cho sinh viên theo xu hướng hiện đại, nhằm cung cấp thơng tin một cách chính xác, kịp thời, đáp ứng nhu cầu người học, giúp người học có sự gắn kết, hồ nhập với văn hố nhà trường, dần thay đổi thái độ và hành vi của người học. Để làm được điều này, địi hỏi nhà trường cần khuyến khích, huy động đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học trong nhà trường liên quan đến lĩnh vực truyền thông, công nghệ thơng tin tham gia vào nghiên cứu tìm hiểu những lí luận truyền thông hiện đại, phù hợp với thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam và biên soạn tài liệu liên quan đến hoạt động truyền thông cho sinh viên nhằm chuẩn hố nội dung, hình thức, phương pháp truyền thơng cho sinh viên. Bên cạnh đó, việc biên soạn tài liệu liên quan đến hoạt động truyền thông cho sinh viên sẽ giúp cho việc tập huấn, bồi dưỡng năng lực truyền thông cho đội ngũ cán bộ truyền thông;

Mời các chuyên gia truyền thông báo cáo chuyên đề, tập huấn về tầm quan trọng, nội dung, phương pháp, hình thức truyền thơng cho SV trong nhà trường đại học: Để nâng cao được nhận thức cho các lực lượng truyền thông trong nhà trường về hoạt động truyền thông cho sinh viên, nhà trường cũng nên mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, để tiến hành các buổi tập huấn, báo cáo nhằm giúp cho sinh viên, giảng viên, cán bộ truyền thông và CBQL hiểu được tầm quan trọng của hoạt động truyền thông cho sinh viên, giúp nâng cao hiểu biết cho giảng viên, cán bộ truyền thông, CBQL về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt

động truyền thơng cho sinh viên. Từ đó, góp phần nâng cao được nhận thức, hiểu biết của sinh viên, giảng viên cán bộ truyền thơng và CBQL về lí luận truyền thơng và nâng cao được năng lực truyền thông của đội ngũ cán bộ truyền thông, giúp cho hoạt động truyền thông cho người học đạt hiệu quả cao;

Phối hợp với các Trường Đại học trong khu vực có đào tạo chun ngành truyền thơng tổ chức hội thảo khoa học về truyền thông đến người học trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập thế giới: Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất

lượng hoạt động truyền thơng đến người học nói riêng, thì việc phối hợp sâu và rộng giữa các Trường Đại học có đào tạo chuyên ngành truyền thơng với nhau là một điều tất yếu. Điều này có nghĩa là Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM phải phối hợp, hợp tác với các Trường nhằm Đại học trong khu vực có đào tạo chun ngành truyền thơng như Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TPHCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng cơ sở TPHCM, Trường Đại học Cơng nghệ TPHCM, Trường Đại học FPT, Trường Đại học Quốc tế RMIT, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng nhằm giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi học thuật, hợp tác nghiên cứu, biên soạn tài liệu về lí luận hoạt động truyền thơng đến người học trong trường đại học. Điều này về căn bản sẽ huy động được chất xám của nhiều người trong việc phát triển hoạt động truyền thông đến người học trong trường đại học lên một tầm cao mới với hiệu quả thực sự cao;

Sưu tầm các nguồn tư liệu, tài liệu về lí luận truyền thơng đến người học và hướng dẫn cán bộ truyền thông và CBQL tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động truyền thông đến người học: Nhà trường nên xây dựng hệ

thống tài liệu phong phú, đa dạng phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động truyền thông đến người học thông qua việc tạo dựng nguồn tài liệu trực tuyến, duy trì hoạt động ổn định của trang thơng tin điện tử, cập nhật thường xuyên nguồn tài liệu điện tử phục vụ trực tuyến, hình thành những nguồn tài liệu trực tuyến lớn, đồ sộ trên cơ sở của sự hình thành và duy trì quan hệ với các cơ quan xuất

bản, các thư viện khác nhằm phối hợp, tận dụng xuất bản phẩm trực tuyến, các sản phẩm số hoá của các cơ quan xuất bản, các cơ quan thông tin, thư viện khác.

3) Điều kiện thực hiện

Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng truyền thơng trong Nhà trường. Cán bộ quản lí nhà trường, cán bộ truyền thơng cần có nhận thức nghiêm túc, đúng đắn về hoạt động truyền thông đến người học trong trường đại học trong giai đoạn đổi mới nền giáo dục hiện nay và bối cảnh bùng nổ thông tin;

Cán bộ quản lí nhà trường, cán bộ truyền thơng cần có thái độ tích cực và ý thức được trách nhiệm bản thân trong việc truyền thông đến người học và biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt lí luận truyền thơng đến người học vào điều kiện thực tế của nhà trường để tổ chức hiệu quả hoạt động truyền thông đến người học trong nhà trường;

Cần có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên để không ngừng nâng cao nhận thức về hoạt động truyền thông và nâng cao năng lực tổ chức hoạt động truyền thông cho các lực lượng truyền thông trong nhà trường;

Cần có kế hoạch tuyên truyền cho SV, các lực lượng truyền thông khác hiểu, đồng thuận, thống nhất phối hợp và hỗ trợ nhà trường trong công tác phát triển năng lực tổ chức hoạt động truyền thông đến người học được diễn ra hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w