Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 87 - 90)

8. Dự thảo nội dung nghiên cứu

2.6.3. Nguyên nhân hạn chế

Bối cảnh xã hội: Việc gia nhập sâu và rộng của Việt Nam vào các tổ chức thế giới đã làm cho cơng tác truyền thơng trong nhà trường gặp khó khăn trong việc lựa chọn nội dung truyền thơng, hình thức truyền thơng đáp ứng được nhu cầu của người học và xã hội;

Năng lực quản lí, lãnh đạo của CQBL: Phịng Truyền thơng chỉ mới được thành lập trong thời gian gần đây, nên có thể đánh giá đây là một đơn vị cịn non trẻ và chưa thực sự vững mạnh, đủ kinh nghiệm để xây dựng được chiến lược dài hạn trong việc truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM;

Năng lực đội ngũ cán bộ truyền thông: Đội ngũ cán bộ truyền thông chưa được đào tạo bài bản về quản lý hoạt động truyền thông nên việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch truyền thơng đến người học vẫn cịn hạn chế, dẫn đến công tác truyền thông đến người học chưa đạt mục tiêu như mong đợi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lí hoạt động truyền thơng đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho thấy:

CBQL, GV và SV có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trị của hoạt động truyền thơng đến người học trong giai đoạn hiện nay;

Nhà trường triển khai đầy đủ các nội dung truyền thơng cho SV bằng những hình thức truyền thơng đa dạng, bằng những cơng cụ, phương tiện truyền thông hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển thế giới và điều kiện thực tiễn của nhà trường hiện nay;

Quản lí hoạt động truyền thơng đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM được thực hiện theo đúng qui trình khoa học quản lí, từ việc lập kế hoạch truyền thông đến người học, cho đến tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch truyền thông đến người học và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Bên cạnh những ưu điểm, cơng tác quản lí hoạt động truyền thơng đến ngươi học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM vẫn còn một số hạn chế như việc theo dõi, đôn đốc, giám sát, đánh giá q trình thực hiện kế hoạch truyền thơng của các đơn vị vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục; Việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chưa được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, chưa có sự kết hợp giữa kiểm tra quá trình và kiểm tra kết quả. Việc kiểm tra, đánh giá vẫn còn tập trung vào việc đánh giá kết quả cuối cùng;

Hiệu quả quản lí hoạt động truyền thơng đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM chịu sự ảnh hưởng của nhiều tố từ bên ngoài đến bên trong nhà trường, trong đó những yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều là đến hiệu quả quản lí hoạt động truyền thông đến người học bao gồm năng lực của đội ngũ cán bộ truyền thông, cơ sở vật chất và nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động truyền thơng, kế đến là yếu tố nhận thức và năng lực quản lí, lãnh đạo của CBQL nhà trường.

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG

TRUYỀN THƠNG ĐẾN NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 87 - 90)