Mục tiêu hoạt động truyền thông đến người học trong trường đại học

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 36 - 38)

8. Dự thảo nội dung nghiên cứu

1.3. Hoạt động truyền thông đến người học trong trường đại học

1.3.2. Mục tiêu hoạt động truyền thông đến người học trong trường đại học

1) Truyền thơng chính thống, đầy đủ, rõ ràng nhất các thông tin đời sống, pháp luật và thông tin hoạt động của nhà trường đến người học

Những đặc điểm và tính năng của truyền thơng trong thời đại cơng nghệ số đã giúp cho các tổ chức cũng như những người sử dụng phương tiện truyền thơng có thể tiếp cận thơng tin một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chính những đặc điểm đó lại khiến tin tức giả ngày càng được phát tán một cách rộng rãi hơn, nhanh chóng hơn.

Trong lĩnh vực giáo dục, việc có nhiều nguồn tin khơng chính thống, tin kém chất lượng được truyền tải rộng rãi, nhanh chóng sẽ dẫn đến việc suy giảm niềm tin của người học vào nhà trường và suy giảm uy tín, thương hiệu của nhà trường vì người học khơng xác định được đâu là những nguồn tin đáng tin cậy để tiếp nhận.

Do đó, hoạt động truyền thơng đến người học trong trường đại học, bên cạnh việc cung cấp thông tin về chủ trương, đề án, giải pháp giáo dục và đào tạo trong nhà trường một cách nhanh chóng, kịp thời thì mục tiêu của việc truyền thơng cịn nhằm truyền thơng một cách chính thống, đầy đủ, rõ ràng nhất về những thông tin liên quan đến hoạt động của nhà trường, kịp thời ngăn chặn và đối phó với các nguồn tin giả, khơng chính thống, tránh ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của nhà trường.

Việc cung cấp kịp thời thơng tin chính xác, khách quan và chân thực khơng những là nhiệm vụ của nhà trường mà còn là sự đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi tự thân của người học. Xã hội càng văn minh càng cần đến thơng tin chính xác, chân thực và nhân văn; đó chính là thế mạnh của việc truyền thơng chính thống.

2) Tạo sự đồng cảm, sự hiểu biết và gắn kết chặt chẽ giữa người học và nhà trường

Ngày nay, hoạt động truyền thơng có rất nhiều lợi ích hỗ trợ con người phát triển. Truyền thơng có sức mạnh vô cùng lớn, nó lan tỏa trong cộng đồng rất nhanh chóng. Ngành truyền thơng ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống. Từ khái niệm truyền thơng cho thấy rằng chính nhờ truyền thơng mà con người được gắn kết với nhau, tất cả mọi người trên thế giới thông qua các cơng cụ truyền thơng hiện đại có thể gắn kết với nhau và tạo ra một vịng kết nối bền chặt và sâu rộng.

Tương tự như thế, việc hoạt động truyền truyền đến người học trong trường đại học nhằm mục tiêu tăng cường sự lắng nghe, trao đổi, chia sẻ và rút ngắn khoảng cách tiếp xúc, nâng cao hiểu biết, sự thông hiểu giữa nhà trường và người học. Từ đó tạo sự tương đồng, kết nối hiệu quả giữa nhà trường và người học.

3) Định hướng được nhận thức, thay đổi hành vi người học

Trong hoạt động truyền thông đến người học trong trường đại học, mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất đó chính là truyền bá, phổ biến thông tin mới, kiến thức mới một cách đa chiều, giúp người học mở rộng hiểu biết, thay đổi nhận thức, tiến đến điều chỉnh thái độ và hành vi người học theo mục đích truyền thơng đặt ra. Mặt khác, theo lý thuyết thuyết phục cho rằng hành vi của đối tượng sau khi đã biến đổi, nhưng nếu

không được củng cố, nhất là không được dư luận xã hội hỗ trợ, củng cố thì nó chỉ thay đổi vài lần rồi dừng lại. Truyền thông trong giai đoạn này hướng vào việc khẳng định tính đúng đắn của hành vi, nêu kết quả tích cực, các mơ hình, điển hình có thực hiện các hành vi mong muốn thay đổi, từ đó tác động đến người học, giúp cho họ thường xuyên duy trì và củng cố hành vi, là cơ sở cho sự biến đổi hành vi có tính bền vững.

Tóm lại, từ những lý thuyết trên cho thấy hoạt động truyền thông đến người học trong trường đại học nhằm mục tiêu giúp người học mở mang được hiểu biết và thay đổi nhận thức người học, tiến tới điều chỉnh thái độ và hành vi của người học.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 36 - 38)