Yếu tố trong nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 50 - 86)

8. Dự thảo nội dung nghiên cứu

1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động truyền thơng đến người học trong

1.5.2. Yếu tố trong nhà trường

1) Các yếu tố thuộc về nhà lãnh đạo, quản lí

Các yếu tố thuộc về những người lãnh đạo trường đại học có ảnh hưởng lớn đến quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên. Sự ảnh hưởng của yếu tố này thể hiện ở các khía cạnh sau:

Nhận thức của nhà lãnh đạo về vai trị quản lí hoạt động truyền thơng đến người học: Đây là một yếu tố quan trọng, người hiệu trưởng nhận thức đúng đắn và đầy đủ về

tầm quan trọng của việc này, họ sẽ đầu tư công sức, thời gian và tư duy cho việc suy nghĩ giải pháp nâng cao chất lượng quản lí hoạt động truyền thơng đến người học;

Năng lực, trình độ quản lí nhà trường của người lãnh đạo, quản lí: Đây cũng là

yếu tố vơ cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lí hoạt động truyền thơng đến người học. Người Hiệu trưởng có năng lực vững vàng sẽ thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác truyền thông đến người học tại đơn vị;

Uy tín cán bộ quản lí đối với tập thể: Đây là yếu tố quan trọng giúp cho Hiệu

trưởng thuận lợi trong việc lãnh đạo, truyền cảm hứng cho cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ, khiến cho cấp dưới dốc sức cho nhà trường, chấp nhận những hi sinh cá nhân để hoàn thành tốt nhiệm vụ của cá nhân, đơn vị, tổ chức.

Tóm lại, người lãnh đạo là một trong những nhân tố tác động lớn đến việc quản lí hoạt động truyền thơng đến người học tại trường đại học.

2) Yếu tố thuộc về cán bộ truyền thông

Bên cạnh các yếu tố về người lãnh đạo nhà trường, các yếu tố thuộc về cán bộ truyền thông cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến quản lí hoạt động truyền thơng đến người học.

Những yếu tố thuộc về cán bộ truyền thơng có ảnh hưởng tới việc quản lí hoạt động truyền thông đến người học, bao gồm:

Nhận thức của cán bộ truyền thơng về vai trị quản lí hoạt động truyền thơng đến người học: Nhận thức đúng sẽ dẫn đến có thái độ đúng và hành động đúng. Do đó, khi

cán bộ truyền thơng nhận thức đúng đắn về vai trị quản lí hoạt động truyền thơng đến người học trong bối cảnh hiện nay, sẽ làm cho đội ngũ cán bộ truyền thông ý thức được nhiệm vụ, trách nhiệm bản thân và khơng ngừng cống hiến trí tuệ cho cơng tác truyền thông đến người học sao cho hiệu quả nhất;

Năng lực của đội ngũ cán bộ truyền thông: Đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho

cơng tác quản lí đạt được mục tiêu giáo dục hay không, bởi cán bộ truyền thơng chính là lực lượng nịng cốt trong việc truyền thơng đến người học.

3) Yếu tố thuộc về người học

Những yếu tố thuộc về người học có ảnh hưởng tới quản lí hoạt động truyền thơng đến người học bao gồm:

Nhận thức của người học về vai trị của hoạt động truyền thơng đối với bản thân:

Nếu người học có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động truyền thơng đối với bản thân, sẽ chủ động tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin từ những hoạt động truyền thông từ nhà trường, tránh những nguồn tin không chính thống và nâng cao sự cảnh giác trước những thơng tin tiêu cực, chống phá Đảng, Nhà nước và nhà trường;

Thái độ và trách nhiệm của người học: Nếu người học có thái độ tích cực đối với

hoạt động truyền thơng thì sẽ ý thức được trách nhiệm bản thân trong việc tham gia các hoạt động truyền thơng của nhà trường và tích cực truyền tải thơng điệp đến những người xung quanh.

4) Yếu tố cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức hoạt động truyền thơng

Việc duy trì nguồn kinh phí cho hoạt động truyền thơng đến người học cũng hết sức quan trọng. Tại các trường đại học, nguồn kinh phí cho hoạt động truyền thơng được trích ra từ kinh phí của nhà trường. Nguồn kinh phí giúp nhà trường mua sắm, nâng cấp hệ thống mạng, hệ thống công cụ truyền thông điện tử, nâng cao chất lượng phương tiện truyền thông. Giúp cho hoạt động truyền thông đến người học được tổ chức hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động truyền thơng đến người học nói riêng, hoạt động truyền thơng nói chung có vai trị cung cấp thơng tin, kiến thức đa chiều, tạo diễn đàn rộng rãi để chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm. Từ đó, giúp người học mở mang được hiểu biết và thay đổi nhận thức người học, tiến tới điều chỉnh thái độ và hành vi của người học. Việc truyền thông đến người học trong trường đại học là hoạt động phức tạp trong bối cảnh bùng nổ thơng tin như hiện nay, địi hỏi có sự quan tâm, sự tổ chức truyền thông một cách bài bản, khoa học và logic theo một qui trình quản lí chặt chẽ, có kế hoạch, có sự chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường. Do đó, quản lí hoạt động truyền thông đến người học ở các trường Đại học là điều tất yếu, khách quan.

Trong nhà trường Đại học, hoạt động truyền thông đến người học phải truyền tải đầy đủ các nội dung phù hợp trong môi trường giáo dục, đáp ứng nhu cầu người học, cụ thể như truyền thông các chủ trương, chỉ đạo, tin tức, sự kiện của ngành giáo dục, các thơng tin về các hoạt động vui chơi, giải trí trong trường, các thơng tin về hoạt động giáo dục, đào tạo,… Hoạt động truyền thông đến người học được thực hiện dưới nhiều phương thức, cách thức khác nhau như truyền thơng qua ấn phẩm, kênh truyền hình, hoạt động quan hệ cơng chúng, khuyến mãi, website, mạng xã hội.

Để quản lí hoạt động truyền thơng đến người học cần hiện những nội dung như: Lập kế hoạch truyền thông đến người học; Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch truyền thông đến người học; Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch truyền thông đến người học. Q trình thực hiện quản lí hoạt động truyền thông đến người học chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội; Yếu tố pháp lí; Nhận thức của nhà lãnh đạo về tầm quan trọng quản lí hoạt động truyền thơng đến người học; Năng lực, trình độ quản lí nhà trường của người lãnh đạo, quản lí; Năng lực cán bộ truyền thông; Thái độ và trách nhiệm của SV trong việc hưởng ứng các hoạt động truyền thơng; Nguồn lực tài chính và phương tiện thực hiện hoạt động truyền thơng đến người học.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG

TRUYỀN THÔNG ĐẾN NGƯỜI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Tổng quan về trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM là trường đại học đặc thù. Đây là trường đại học đầu tiên đào tạo giáo viên kỹ thuật, là trường đầu ngành trong hệ thống Sư phạm Kỹ thuật của cả nước, có bề dày lịch sử hình thành và phát triển. Tiền thân của trường là Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật thuộc trường Bách Khoa Phú Thọ, được thành lập ngày 5/10/1962 theo quyết định số 1082/GD của Chính phủ Việt Nam Cộng hồ ở Miền Nam Việt nam. Ngày 27.10.1976, trường được mang tên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức theo quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Năm 1984, trường đổi tên thành Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.

Về quy mô đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM hiện có 15 khoa

với 42 chun ngành đào tạo ở trình độ Đại học, 23 chuyên ngành thạc sĩ, 8 chuyên ngành tiến sĩ.

Về quy mơ đội ngũ: Tính đến năm 2020, Trường có tổng số cán bộ viên chức cơ

hữu là 893 người (86,14% có trình độ sau đại học, trong đó 26,55% có trình độ tiến sỹ). Trong đó có 678 giảng viên, 215 cán bộ quản lý và phục vụ.

Về hoạt động truyền thông: Công tác truyền thông mạnh mẽ của trường là điểm

nhấn được các cấp trong ngành đánh giá cao và các trường đại học đến tham quan, học hỏi. Với các hình thức tư vấn tuyển sinh đa dạng và tích cực kết hợp với cơng nghệ thông tin và mạng xã hội đã tạo nên những kỳ tích trong cơng tác truyền thơng của nhà trường, thương hiệu của nhà trường lan rộng trong xã hội. Việc thành lập phịng Truyền thơng và hình thành UTE TV – kênh truyền hình đầu tiên của một trường đại học tại

Việt Nam là bước đổi mới đột phá trong công tác truyền thông của nhà trường. Hiệu quả công tác truyền thông được thấy rõ thông qua chất lượng và điểm đầu vào của trường nằm trong nhóm đầu các trường khối kỹ thuật tại Việt Nam.

2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mẫu khảo sát

Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp hỗ trợ là phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp xử lý số liệu. Mẫu khảo sát bằng bảng hỏi được tiến hành trên SV, giảng viên và CBQL các Khoa đào tạo và Phịng Truyền thơng của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, cụ thể:

Bảng 2.1. Số liệu đối tượng nghiên cứu

TT Nhóm ngành Số lượng

Sinh viên Giảng viên CBQL

1 Công nghệ Kỹ thuật 48 4 12

2 Khoa học Giáo dục và Đào tạo giáo

viên 3 11 4

3 Máy tính và Cơng nghệ Thơng tin 28 8 8

4 Xây dựng 13 2 2

5 Kinh tế 25 2 2

6 Chất lượng cao 95 4 2

Tổng 212 31 30

2.2.2. Phương pháp khảo sát

1) Điều tra bảng hỏi

Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng quản lí hoạt động truyền thơng đến người

học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.

Nội dung khảo sát: Nhận thức về hoạt động truyền thông đến người học; Nội

học; Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động truyền thơng đến người học; Tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lí hoạt động truyền thơng đến người học.

Công cụ khảo sát: Công cụ khảo sát được sử dụng là phiếu hỏi. Phiếu hỏi được

thiết kế cho ba đối tượng là sinh viên, giảng viên và CBQL. Cụ thể:

Phiếu hỏi 1: Dành cho CBQL, khảo sát thực trạng quản lí hoạt động truyền thơng đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM;

Phiếu hỏi 2: Dành cho giảng viên, khảo sát thực trạng hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM;

Phiếu hỏi 3: Dành cho sinh viên, khảo sát về thực trạng hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM;

Phiếu hỏi biện pháp: Dùng cho giảng viên – CBQL, khảo sát về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động truyền thơng đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.

2) Phỏng vấn

Mục đích: Thu thập thêm thơng tin sâu hơn về thực trạng quản lí hoạt động truyền

thơng đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.

Nội dung: Nội dung, hình thức truyền thơng đến người học; Quản lí hoạt động

truyền thơng đến người học; Yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động truyền thơng đến người học; Biện pháp quản lí hoạt động truyền thơng đến người học.

Công cụ phỏng vấn: Công cụ phỏng vấn được sử dụng là phiếu phỏng vấn, dùng

để phỏng vấn 4 CBQL (CBQL1 là CBQL thuộc nhóm ngành Cơng nghệ Kỹ thuật; CBQL2 thuộc nhóm ngành Khoa học Giáo dục và Đào tạo giáo viên; CBQL3 là CBQL Phịng Truyền thơng; CBQL4 thuộc nhóm ngành Máy tính và Cơng nghệ Thơng tin).

3) Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu khảo sát bằng bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS. Để xử lý số liệu và đánh giá các nội dung khảo sát từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, người nghiên cứu qui ước thang định danh và thang thanh định khoảng theo 4 mức độ tương ứng từ 1 – 4 như sau:

Bảng 2.2. Bảng qui ước xử lý số liệu

Mức độ Mức điểm

tương ứng Điểm trung bình Rất quan trọng/ Hoàn toàn đồng ý/ Rất thường

xuyên/ Ảnh hưởng rất nhiều/Rất cần thiết/ Rất khả thi

4 Từ 3,26 đến 4,00

Quan trọng/ Đồng ý/ Thường xuyên/ Ảnh hưởng

nhiều/ Cần thiết/ Khả thi 3 Từ 2,51 đến 3,25 Ít quan trọng/ Phân vân/ Ít khi/ Ít ảnh hưởng/ Ít

cần thiết/ Ít khả thi 2 Từ 1,76 đến 2,50 Không quan trọng/ Không đồng ý/ Không thực

hiện/ Không ảnh hưởng/ Không cần thiết/ Không khả thi

1 Từ 1,00 đến 1,75

2.3. Thực trạng về hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

1) Nhận thức về vai trị hoạt động truyền thơng đến người học

Bảng 2.3. Nhận thức về vai trò hoạt động truyền thơng đến người học TT Vai trị của HĐTT đến

người học

SV GV CBQL

ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH

Đối với nhà trường

1

Giúp nhà trường truyền tải thông điệp, quảng bá thương hiệu đến người học, xã hội;

3.45 .618 2 3.80 .407 1 3.92 .289 1

được sự tương tác, phản hồi từ người học để phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh, góp phần xây dựng, hoàn thiện uy tín, thương hiệu của nhà trường;

3

Giúp nhà trường định hướng được nhận thức, thay đổi hành vi người học.

3.34 .687 3 3.47 .507 3 3.50 .522 3

Điểm trung bình chung 3.42 3.65 3.72

Đối với người học

1

Giúp người học cập nhật liên tục và kịp thời những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình học tập trong nhà trường;

3.50 .596 1 3.53 .507 1 3.58 .515 1

2

Giúp người học nâng cao trình độ hiểu biết, khẳng định và phát huy những giá trị văn hố tốt đẹp, hình thành và hồn thiện lối sống tích cực;

3.37 .613 2 3.17 .648 3 3.25 .452 2

3 Giúp người học tương tác, phản hồi thông tin, bảo vệ các quyền và lợi

ích chính đánh của người học;

Điểm trung bình chung 3.39 3.32 3.36

Nhìn vào Bảng 2.3, cho thấy SV, GV và CBQL đều có nhận thức đúng đắn khi đánh giá vai trị của hoạt động truyền thơng đến người học ở mức “Rất quan trọng”, với ĐTB của từng vai trò đều lớn hơn 3.25.

Cụ thể:

Nhóm vai trị hoạt động truyền thơng đối với nhà trường: Nhóm vai trị này được

SV, GV và CBQL đánh giá ở mức “Rất quan trọng” với ĐTB chung lần lượt là 3.42; 3.65; 3.72.

Sinh viên đánh giá nhóm này ở mức “Rất quan trọng” với ĐTB chung là 3.42, trong đó vai trị được SV đánh giá với ĐTB cao nhất là “Giúp nhà trường nhận được

sự tương tác, phản hồi từ người học để phát hiện, xử lý những vấn đề phát sinh, góp phần xây dựng, hồn thiện uy tín, thương hiệu của nhà trường” với ĐTB=3.48; TH=1,

vai trò được SV đánh giá với ĐTB thấp nhất trong nhóm là “Giúp nhà trường định hướng được nhận thức, thay đổi hành vi người học” với ĐTB=3.34; TH=3. Số liệu về

ĐLC cho thấy ý kiến đánh giá khá tập trung;

Giảng viên đánh giá nhóm vai trị này ở mức “Rất quan trọng” với ĐTB chung là 3.65, trong đó vai trị xếp thứ bậc cao nhất là “Giúp nhà trường truyền tải thông điệp,

quảng bá thương hiệu đến người học, xã hội” với ĐTB=3.80; TH=1, vai trò xếp thứ

bậc thấp nhấp trong nhóm là “Giúp nhà trường định hướng được nhận thức, thay đổi

hành vi người học” với ĐTB=3.47;TH=3. Số liệu về ĐLC cho thấy ý kiến đánh giá của

GV về nhóm vai trị này khá tập trung;

CBQL cũng đánh giá nhóm vai trị này ở mức “Rất quan trọng” với ĐTB chung là 3.72, trong đó vai trị xếp thứ hạng cao nhất là “Giúp nhà trường truyền tải thông điệp,

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động truyền thông đến người học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (Trang 50 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w