Con dại bố mang

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 30 - 40)

Em Trần Văn T (là học sinh lớp 6 trường Hùng An - Bắc Giang). Được bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp thể thao đi học, T

đã trốn học để đi chơi điện tử và nợ số tiền là 75.000 đ. Do khơng có tiền để trả nợ, em đã tự ý bán chiếc xe đạp cho anh M là người sửa xe đạp cùng xóm. Sau khi sự việc xảy ra, bố của em T biết chuyện, đem tiền đến xin chuộc về, nhưng anh M cho rằng, chiếc xe này anh đã thay thế nhiều phụ tùng, nên anh không cho chuộc lại. Do đó, hai bên xảy ra tranh chấp. Bố em T đã báo cáo sự việc với tổ hoà giải.

Sau khi nghe bố của em T trình bày sự việc, tổ hoà giải đã thống nhất gọi cả 2 bên đến nhà bác tổ trưởng tổ hồ giải cùng trình bày lại sự việc để tổ hồ giải tìm ra ngun nhân sự việc, vì chiếc xe đạp của em T tự ý bán đã được anh M sửa chữa, thay thế nhiều phụ tùng, nên anh M cho rằng nếu bố em T mà lấy lại chiếc xe và trả lại số tiền như anh mua thì thiệt thịi cho mình, nên khơng muốn trả lại.

Bác tổ trưởng tổ hồ giải đã phân tích rõ cho anh M thấy rằng: việc anh mua xe của T là sai, vì căn cứ theo quy định tại Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2005 (người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý...). Anh M phải thơng cảm với hồn cảnh của bố em T, vì “con dại cái mang”, “bán anh em xa mua láng

giềng gần”, “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, cùng nhau tìm cách

giải quyết cho êm thấm.

Đối với bố em T, bác tổ trưởng tổ hồ giải khun: bây giờ thì anh M đã chấp nhận trả lại xe đạp cho bác, nhưng để thuận cho cả 2 bên thì bác nên trả anh M số tiền mà anh M đã chi phí sửa chữa chiếc xe đạp.

Sau khi nghe lời giải thích của bác tổ trưởng tổ hồ giải, cả hai Q trình hồ giải

bên đồng tình thực hiện theo. Và anh M tỏ ra rất ân hận vì mình chưa hiểu biết pháp luật.

Đối với bố em T, sau khi được nghe bác tổ trưởng tổ hoà giải giải thích, đã hồn trả cho anh M số tiền mà anh đã chi vào sửa chữa chiếc xe. Cuối cùng nhờ có sự giúp đỡ của tổ hồ giải, hai gia đình đã khơng cịn mâu thuẫn nữa, tài sản được trả về cho chủ.

19. Chỉ tại con nghé hiếu động

Đang giữa bữa cơm chiều, ông C chợt nghe tiếng ai la lối, ông cố lắng tai nghe tiếng được, tiếng mất. Vợ chồng ông tiếp tục ăn cơm, vừa ăn vừa bàn: “Tiếng ai như tiếng anh T ở cạnh đất vườn

nhà mình, khơng biết bên nhà anh T có chuyện gì. để ăn cơm xong tơi sang bên đó hỏi thăm xem sao, và cũng nhân tiện tơi bàn với ảnh hôm nào rảnh việc nhà, thì góp cơng cùng vét lại con mương để khi mưa xuống có nước, mình gieo lúa cho kịp thời vụ”.

Bữa cơm của vợ chồng ông C vừa xong, ông T xuất hiện với gương mặt không vui vẻ, ông C mời ông T ngồi trên cái sạp nhỏ trước sân cho mát, vừa rót ly trà vừa hỏi ơng T: “Lúc nãy hình như

tơi nghe anh la lối ai thì phải”. Sẵn được dịp, ơng T trình bày với

giọng trách móc và bực tức: “Hơm qua, tơi nghe anh nói bị của ai

ăn của anh hết mấy hàng cây bắp, anh không bắt được quả tang để buộc họ bồi thường, hôm nay, anh đánh con nghé đực của tôi để trả thù hay sao mà chiều nay tơi lùa bị về, con nghé đó bị q chân đi cà nhắc”. Bị nghi oan, ông C cãi lại, lời qua tiếng lại giữa hai ơng

khơng lấy gì là thân thiện. Ơng T thì quả quyết: ơng C đánh con nghé vì buổi chiều nay con nghé của ơng T chỉ ăn quanh quẩn mấy

đám cỏ gần đất của ơng C. Ơng C thì nói khơng biết được bị của nhà ai ăn bắp của nhà mình nên ơng khơng thể có hành động trả thù như vậy, nếu biết chính xác nghé của ơng T ăn bắp thì ơng đã chủ động nói chuyện thương lượng với ơng T.

Hai bên tranh cãi, không biết ai đúng ai sai, một bên thiệt hại tài sản, một bên bị quy kết tội huỷ hoại tài sản của người khác và mất danh dự, nên cả hai ông không bên nào chịu bên nào. Cuối cùng, cả hai đồng ý gửi đơn báo cáo việc này đến thôn nhờ can thiệp.

Sau khi tiếp nhận đơn, tổ hoà giải nghiên cứu và thâm nhập thực tế, gặp gỡ riêng từng người để tìm hiểu thêm sự việc cũng như tình cảm, quan hệ xóm làng lâu nay của hai người. Là những người nơng dân chất phác, họ có ruộng đất, cất nhà chịi ở lại đất để coi ngó, chăm sóc cây trái, hoa màu, ni mấy con gia cầm vừa để cải thiện bữa ăn vừa mang lại thu nhập thêm cho gia đình. Quan hệ giữa hai gia đình ơng C và ơng T vừa là hàng xóm, vừa là bạn ở lại trên ruộng vườn để “tối lửa tắt đèn có nhau”, có miếng ngon cũng gọi nhau một tiếng để cạn vài ly rượu; thường đổi cơng cho nhau, nhờ vả giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn về kinh tế. Có lần giữa đêm hơm, ơng T đau bụng dữ dội, khi hay tin, ông C lấy xe đạp chở ơng T xuống bệnh viện. Tình nghĩa xóm làng với nhau lâu nay khơng có gì sứt mẻ, thật thân thiết và đáng quý trọng. Tổ hòa giải nhận định loại trừ khả năng ơng C có hành động đánh lén con nghé của ơng T, bởi vì qua xem xét, con nghé khơng có vết thương hở, mà đây là bong gân hoặc trượt chân. Tổ hòa giải thống nhất ngày, giờ mời hai ơng đến để hồ giải.

Tại nhà văn hóa thơn, cuộc hồ giải được tiến hành, ông C ngồi ngoảnh mặt đi hướng khác, khơng muốn nhìn mặt ơng T. Tổ

trưởng tổ hoà giải phát biểu qua thâm nhập thực tế, giải thích tình làng nghĩa xóm “chín bỏ làm mười”, kết luận là con nghé thường nghịch ngợm chạy nhảy, nên có khả năng bị sụp lỗ trâu hoặc trượt chân bị bong gân, có phải bây giờ nó đã bớt đi cà nhắc hay khơng? Ơng T nãy giờ ngồi nghe, ơng nói: “Thú thật vì lúc đó q sót

của, nóng giận, lại suy luận bắp nhà anh C bị bò ăn, chắc là anh C đánh bị của mình để trả thù. Ngày hơm qua, thấy con bị hơi đỡ, tơi tính qua nhà anh C xin lỗi nhưng ngại quá, sợ anh khơng thơng cảm bỏ qua cho”.

Sau khi nghe ơng T nói xong, ơng C quay người lại, bằng giọng nhẹ nhàng, ơng nói: “Mình là nơng dân, chữ nghĩa có hạn, nhưng

làm ăn phải suy nghĩ, tính tốn. Sự việc nào cũng vậy, phải suy nghĩ cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định. Tơi đã thanh minh hết lời nhưng anh đâu có nghe, quả quyết nghi cho tơi đánh con bị. Mấy ngày nay, tôi giận anh ghê gớm. Nghe tổ hồ giải phân tích và anh nói, tơi cũng khơng để bụng giận anh làm gì”.

Những lời nói của hai ơng C và T đã làm khơng khí trong phịng dịu lại, mặc dù ngồi trời là cái nóng cuối tháng tư.

20. Trẻ con mất lòng người lớn

Nhà anh N và chị T vốn là hàng xóm láng giềng, có mối quan hệ thân thiết. Con cái hai nhà chơi với nhau rất thân. Một hôm, trước khi đi làm, anh N để quên chiếc đồng hồ Seiko ở nhà, theo anh nói là để trên bàn ăn của gia đình, đến tối thì chiếc đồng hồ đã mất. Anh N hỏi con gái 13 tuổi ở nhà thì con gái anh nói sáng hơm ấy có chị X con bác T bế em sang chơi. Từ đó, anh N nghi ngờ cháu

X đã lấy trộm chiếc đồng hồ của anh. Lời qua tiếng lại, hai gia đình phát sinh mâu thuẫn, to tiếng, cạnh khoé nhau và cấm con cái chơi với nhau.

Tổ hoà giải nhận thấy đây là một vụ việc cần hoà giải để giữ mối đồn kết đã có giữa hai gia đình. Tìm hiểu sự việc, xác định nguyên nhân của mâu thuẫn là do anh N nghi ngờ cháu X, con gái chị T lấy trộm chiếc đồng hồ của anh. Để hoà giải mâu thuẫn này, một vấn đề khó khăn là phải tìm ra ngun nhân mất chiếc đồng hồ. Sau khi thảo luận, bàn bạc và tham khảo một số ý kiến của những người có liên quan, tổ hồ giải quyết định tìm thời gian, địa điểm thích hợp để gặp gỡ, trao đổi với từng đối tượng và nghe ý kiến của các bên, nhắc lại quan hệ tốt đẹp đã có giữa hai nhà, truyền thống tương thân, tương ái của nhân dân ta và các điều khoản đã cam kết giữa cộng đồng trong hương ước, quy ước khối xóm, đồng thời phân tích cho anh N hiểu đừng vì chiếc đồng hồ có giá trị khơng lớn (chưa biết ngun nhân do đâu mà mất) mà để mất đi mối quan hệ xóm giềng thân thiết, ảnh hưởng đến tình cảm ngây thơ, hồn nhiên của các cháu nhỏ; nêu ra một số câu tục ngữ có sức thuyết phục như: “Lời nói chẳng mất tiền

mua, lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau”; “Hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”,… để khơi dậy tình đồn kết và truyền

thống dân tộc.

Vụ việc này, trên thực tế đã hoà giải thành, chiếc đồng hồ của anh N đã không mất, mà do anh N bỏ quên trong tủ tài liệu cơ quan.

21. Bản di chúc để lại cho ba người con gái Ông, bà K sinh được 3 người con gái và họ đã xây dựng gia đình. Sau khi ơng, bà mất có để lại di chúc cho 3 người con gái di sản thừa kế là một mảnh đất và được chia đều cho ba chị em. Biết được tin này, ông T, trưởng họ khơng đồng ý và nói rằng con gái gả chồng thì theo nhà chồng, không được hưởng thừa kế đất của cha mẹ đẻ, đất đó để ơng làm nơi thờ cúng tổ tiên. Ba chị em cương quyết với ông T rằng dù là con trai hay con gái cũng đều được hưởng thừa kế như nhau về di sản của cha mẹ để lại. Sau đó, người con gái thứ 2 và người con gái út thoả thuận giao phần đất của mình cho người chị cả quản lý và để chị thờ cúng tổ tiên. ở được một thời gian, người chị cả có ý định bán tồn bộ đất đó cho một người bạn. Hai người em biết tin, không đồng ý và tuyên bố địi lại đất. Do vậy, mâu thuẫn trong gia đình đã phát sinh rất căng thẳng. Hai người em đã đến tổ hoà giải đề nghị giúp đỡ tháo gỡ mâu thuẫn, xích mích trong gia đình.

Hồ giải viên xuống nắm bắt tình hình và tìm hiểu sự việc, thấy mâu thuẫn đúng như đã nêu trên.

Hoà giải viên đã chủ động gặp gỡ ơng T và phân tích cho ơng hiểu ơng khơng nên có tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ như vậy, ông nên giúp đỡ 3 người cháu gái của mình. Đồng thời phân tích để ơng hiểu theo quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2005 về quyền thừa kế của cá nhân thì “cá nhân có quyền lập di

Q trình hồ giải Nội dung sự việc

chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Trong trường hợp này, việc ơng địi giữ lại đất để làm

nơi thờ cúng là sai pháp luật vì ơng, bà K có quyền để lại di sản cho ai là quyền của ông bà. Mặt khác, giải thích cho ơng hiểu rõ mọi cá nhân khơng phân biệt nam nữ đều bình đẳng về quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Sau đó, hồ giải viên đã đến gặp người chị cả để phân tích cho chị hiểu là chị em khơng nên vì lợi ích vật chất mà làm ảnh hưởng, rạn nứt đến tình cảm, quan hệ chị em trong gia đình. Đồng thời giải thích cho chị hiểu việc chị định bán tất cả thửa đất của bố mẹ đã cho 3 chị em là sai pháp luật. Tại khoản 1 Điều 639 Bộ luật Dân sự năm 2005 về nghĩa vụ của người quản lý di sản quy định người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra, có các nghĩa vụ sau: lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; bảo quản di sản, không được bán, trao đổi, tặng, cho cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản; thông báo về di sản cho những người thừa kế; bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại; giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế. Trong trường hợp này, kết hợp bằng tình cảm để thuyết phục người chị cả nên thống nhất với các em của mình trước khi bán đất của cha mẹ để lại, nếu các em của chị không đồng ý, chị chỉ được bán phần đất của cha mẹ đã chia cho chị, phần đất còn lại cha mẹ chị đã chia cho hai người em, chị phải có nghĩa vụ trả lại cho họ. Từ sự phân tích rõ ràng cũng như sự tận tình giải thích của hồ giải viên mà mọi người trong gia đình ơng, bà K đã hiểu được phải trái cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Từ đó, gia đình họ lại đồn kết và vui vẻ như xưa.

22.Tình cảm gia đình cần được tơn trọng

Vào năm 1977, cha mẹ N kết hơn với nhau được một năm thì sinh được N. Sau khi sinh N được 6 tháng tuổi thì cha mẹ N đã ly hơn, N sống với mẹ. Ba năm sau, cả cha mẹ N đều kết hôn với người khác, N phải sống với ông bà ngoại.

Năm 1985, sau một cơn bệnh nặng, mẹ của N đã qua đời. Đến năm 2005, do tai nạn bất ngờ, ơng bà ngoại của N cũng mất, chi phí mai táng của ơng bà ngoại là phần tài sản chung của ông bà và một phần tài sản riêng của N là 20.000.000 đ (N đã 23 tuổi, có cơng việc ổn định). Ơng bà ngoại của N có 4 người con (mẹ N, một dì và 2 cậu ). Do đột ngột qua đời nên ông bà ngoại của N không lập di chúc để thừa kế lại cho ai, tài sản của ông bà để lại trị giá 1 tỉ 200 triệu đồng gồm một căn nhà đang ở là 800 triệu đồng và một lô đất trong khu quy hoạch thương mại là 400 triệu đồng. Sau khi ông bà chết một năm, các cậu, dì của N đuổi N ra khỏi nhà để phân chia di sản và không chia di sản thừa kế cho N. Họ cho rằng, “lá rụng về cội”, thế nào N cũng về sống với cha. Từ đó, giữa N và các cậu, dì của N có những mâu thuẫn trong nội bộ. Vụ việc mâu thuẫn giữa cậu, dì và cháu về việc hưởng thừa kế đã được đưa đến tổ hoà giải.

Tổ hoà giải tiến hành xác định nguyên nhân mâu thuẫn là do không hiểu về việc hưởng di sản thừa kế thế vị theo pháp luật, nên các cậu, dì của N khơng chia cho N vì cho rằng N khơng phải là

Q trình hồ giải Nội dung sự việc

người đứng vào hàng thừa kế thứ nhất.

Việc các cậu, dì của N khơng chia tài sản cho N và đuổi N ra khỏi nhà là khơng đúng, vì sau khi ơng, bà chết, N là người quản

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)