Cần phải đo lại cả hai mảnh đất

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 108 - 113)

Nhà ơng B và nhà ơng C là hàng xóm liền kề nhau. Năm 2003, ông C đào ao thả cá ở mảnh vườn sau nhà ông B. Thấy người nhà ông C đào sát vào chân bờ tường nhà mình, ơng B liền yêu cầu ông C cho đào ao lùi ra một khoảng cách nhất định, nhưng ông C không đồng ý, vì lý do ơng B khi xây nhà và bờ rào đã lấn chiếm đất ranh giới giữa 2 nhà, làm mất mốc giới lịch sử đã có từ trước đến nay. Hai gia đình xảy ra mâu thuẫn từ đó, khi gia đình ơng C cho người đào ao thì ơng B kêu con cháu đến cản lại và nhiều lần xảy ra xơ xát, cãi vã.

Tiến hành tìm hiểu sự việc, phối hợp với cán bộ địa chính của Uỷ ban nhân dân xã để tìm hiểu về lịch sử 2 mảnh đất trên, trực

Q trình hồ giải Nội dung sự việc

tiếp xem xét hiện trường. Tìm thời điểm thích hợp để gặp gỡ đối tượng và phân tích cho các bên hiểu các quy định của Điều 268 Bộ luật Dân sự năm 2005 về nghĩa vụ bảo đảm an tồn đối với cơng trình xây dựng liền kề và quy định của pháp luật đất đai khi các bên tranh chấp về ranh giới liền kề.

Được biết, khi xây bờ ao, ông B đã thoả thuận với ông C về việc phá mốc giới lịch sử là hàng cây dứa gai cũng nhằm mục đích cải tạo lại khu vườn đã được ông C đồng ý, nhưng hai bên không làm văn bản. Để xác định xem ơng B có lấn chiếm đất nhà ơng C hay khơng, cán bộ hồ giải cùng cán bộ địa chính xã tiến hành đo lại diện tích đất của hai hộ. Kết quả là phần diện tích đất thực tế mà hai hộ đang sử dụng lớn hơn diện tích có trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà 2 gia đình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Điều này khẳng định ông B không lấn chiếm đất nhà ông C.

Kết hợp việc phân tích đạo lý ở đời, tình nghĩa làng xóm và truyền thống tương thân tương ái vốn có của dân tộc ta, cuối cùng, hai bên đã ngồi lại với nhau, cùng chấp hành pháp luật và giữ được mối đoàn kết. Đây là vụ việc đã hoà giải thành.

12. Vắng cha cịn chú

Vào năm 1980, ơng C ngụ tại ấp Tân Bình, xã Long Bình, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng có cho hai con trai của mình là ơng T và ông P mỗi người 10 công ruộng, nhưng do ông T mất sớm và con của ơng T là chị M cịn nhỏ nên khơng thể quản lý phần tài sản cha mình để lại, nên ơng C mới cho ơng P mượn canh tác với

điều kiện là khi nào chị M lớn và có nhu cầu sử dụng canh tác phần đất trên thì ơng P phải trả lại phần đất trên cho chị M. Khi chị M lớn lên và có nhu cầu sử dụng canh tác, đòi lại phần đất trên thì ơng P khơng đồng ý trả lại đất cho chị M với lý do đất này do ông C là ông nội của chị M trước khi chết đã cho ông và ông đã sử dụng canh tác nhiều năm qua, ông đã cải tạo đất và được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phần đất nói trên. Từ lý do đó, chị M gửi đơn yêu cầu đến tổ hồ giải nhờ hồ giải và u cầu ơng P trả lại phần đất trên cho chị.

Là hồ giải viên, trước hết, chúng tơi tiến hành đưa hồ sơ vụ việc ra thẩm tra, xác minh, làm rõ về nguồn gốc đất nói trên, tìm ra ngun nhân cũng như cơ sở pháp lý vững chắc định hướng cho cơng tác hồ giải.

Căn cứ vào các điều 631, 636, 637, 639 và 676 Bộ luật Dân sự năm 2005; qua nội dung tranh chấp nêu trên và q trình thẩm tra xác minh, chúng tơi gặp riêng ơng P phân tích, thuyết phục để cho ơng P thấy rõ được tình và lý.

Về tình: ơng cha ta có câu “chết cha cịn chú”, chị M đã xem ơng P như là người cha ruột thịt đáng kính của mình, vì vậy, ơng P khơng nên chiếm dụng phần đất mà cha của chị để lại cho chị, làm ảnh hưởng đến tình cảm chú cháu. Mặt khác, chúng ta cũng nên phân tích cho ơng P thấy rõ lương tâm và trách nhiệm của người cha chú, trong trường hợp này nếu đưa vụ việc ra Tồ án giải quyết thì: vừa làm tổn thương tình cảm gia đình của mình mà cha, mẹ ơng khi cịn sống chắc cũng khơng muốn thấy cảnh này xảy ra. Hơn nữa, trước hồn cảnh thực tế cho thấy, gia đình chị M mất người thân của mình, cộng thêm khó khăn về kinh tế, cần sử dụng canh

tác phần đất trên để phát triển kinh tế gia đình, đồng thời, chúng tơi gặp riêng chị M để phân tích cho chị thấy rõ có thể ơng P vì hồn cảnh gia đình hiện nay khó khăn, cộng thêm sức ép về phía gia đình, mà có xử sự như vậy với chị, chị cũng nên bỏ qua mà hàn gắn lại tình nghĩa chú cháu.

Về lý: theo quy định của pháp luật dân sự, trên cơ sở thẩm định, xác minh thông qua những người lớn tuổi cho biết phần đất mà ông P đang sử dụng canh tác là của ông C cho ơng T. Sau khi ơng T qua đời, thì chị M, con ơng T là người duy nhất được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật, tuy vào thời điểm thừa kế, chị M cịn nhỏ khơng thể quản lý và sử dụng tài sản do cha mình để lại, bên cạnh đó, ơng C là ơng nội của chị M đứng ra quản lý phần tài sản mà chị M được hưởng, theo quy định của pháp luật thì người quản lý di sản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản và có nghĩa vụ giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

Trên cơ sở đó, chúng tơi khẳng định rằng, việc ơng sử dụng canh tác phần đất trên là trái với quy định của pháp luật, sử dụng trái phép tài sản của chủ sở hữu hợp pháp, ông nên suy nghĩ mà giao phần đất trên lại cho chị M vì ơng C khơng có quyền tặng cho, định đoạt phần tài sản của chị M. Do vậy, trong trường hợp này, nếu ông tự nguyện trả lại đất cho chị M thì tình cảm chú cháu được cứu vãn và phục hồi, nếu ơng khơng đồng ý thì sẽ đưa ra Tồ án để giải quyết và Tồ án cũng sẽ buộc ơng trả lại phần đất trên cho chị M. Trong hồn cảnh này, tình cảm chú cháu mãi mãi khơng thể tìm lại được.

Qua sự phân tích, động viên, thuyết phục của tổ hồ giải và sự đóng góp của tập thể, ơng P nhận thức được những điều phải trái và đã đồng ý trả lại phần đất trên cho chị M.

13. Bạch đàn làm hại lúa

Gia đình ơng A có mảnh đất liền kề với mảnh đất của gia đình ơng B, đất của hai gia đình thuộc diện tích đất trồng lúa. Trong quá trình trồng lúa nước hàng năm, thấy năng suất khơng cao, gia đình ơng A tự ý chuyển sang trồng bạch đàn. Việc trồng bạch đàn của gia đình ơng A làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc trồng lúa của gia đình ơng B. Ơng B đã u cầu gia đình ơng A khơng được trồng bạch đàn nữa, nhưng ông A bỏ ngồi tai. Ơng B nhờ đến sự can thiệp của tổ hoà giải ở địa phương.

Căn cứ vào Điều 11 Luật đất đai năm 2003 để giải thích cho hai gia đình nắm bắt được ngun tắc sử dụng đất: việc sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và khơng làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp gia đình ơng A tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ trồng lúa nước sang trồng bạch đàn, khơng đúng mục đích sử dụng là sai với quy định của Luật Đất đai năm 2003. Nếu gia đình ơng xét thấy năng suất trồng lúa khơng có hiệu quả, muốn chuyển mục đích sử dụng thì ơng phải đến đăng ký tại Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất đang sử

Q trình hồ giải Nội dung sự việc

dụng, để cơ quan có thẩm quyền xem xét cho ơng được chuyển mục đích sử dụng thì ơng mới được trồng bạch đàn. Khi chưa có ý kiến cho chuyển mục đích hoặc khơng cho chuyển mục đích sử dụng mà gia đình ơng vẫn cố tình làm thì bị Nhà nước ra quyết định thu hồi diện tích đất đó.

Sau khi tổ hịa giải phân tích, giải thích pháp luật, ơng A vẫn không đồng ý, kiên quyết tiếp tục trồng bạch đàn.

Hậu quả của hành vi cố ý trồng bạch đàn của gia đình ơng A: gia đình ơng B kiện đến Uỷ ban nhân dân huyện. Khi xác minh thực tế bạch đàn ở ruộng nhà ơng A thấy có ảnh hưởng đến năng suất lúa của các gia đình xung quanh, nhiều lần nhắc nhở, thậm chí xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cố ý của ông A, nhưng ông A vẫn không chặt bỏ bạch đàn, Uỷ ban nhân dân huyện phải ra quyết định thu hồi đất của gia đình ơng A, vì lý do sử dụng đất khơng đúng mục đích.

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)