Ơng K và bà H có 5 người con (1 trai, 4 gái). Ông bà tuổi đã cao Nội dung sự việc
nhưng các con đều có gia đình riêng, khơng ai phụng dưỡng. Ơng bà có tài sản chung là một căn nhà và 2.500m2đất. Thấy anh D (là cháu ngoại của ông K và bà H) có hiếu, ơng bà đã chia cho D 500 m2 đất và còn viết di chúc để toàn bộ tài sản lại cho D là 2.000 m2 đất còn lại và căn nhà với điều kiện vợ chồng D phải phụng dưỡng bà ngoại đến trọn đời. Nhưng khi ơng K qua đời, thì giữa bà H và cháu dâu xảy ra xích mích (bà cho là cháu dâu khơng nghe lời, khơng chăm sóc chu đáo khi bà đau ốm. Cháu dâu thì nói bà q khó tính nên khơng chiều nổi). Bà H giận không chịu ở cùng cháu ngoại mà về ở cùng con trai và đòi lại 2.000m2đất cùng với căn nhà. Sự việc được gia đình hồ giải nhưng cả hai đều khơng đồng ý. Bà kiên quyết địi nhà và 2.000m2 đất, cháu ngoại ông bà là D không đồng ý trả, gia đình mỗi người một ý, sự việc được đưa đến tổ hồ giải.
Tìm hiểu sự việc, tổ hồ giải được biết, ngun nhân xích mích giữa bà và cháu ngoại là do con trai ơng bà thấy nhà và đất có giá, muốn sau khi bà mất, anh phải được hưởng phần nhà và đất trên vì anh là con trai. Nên sau khi cha mất, anh thường xuyên ghé thăm mẹ và nói vợ chồng D là cháu ngoại, lại sinh con gái, mai mốt lấy chồng, ai hương khói cho ơng bà. Lâu ngày, bà nghĩ thấy cũng đúng, nhưng vì ơng K có làm di chúc để lại nhà và đất cho cháu ngoại nên bà mới khó khăn.
Tham khảo ý kiến tư pháp xã về giá trị pháp lý và hiệu lực bản di chúc ơng K viết thì được biết di chúc do ơng K lập một mình, hình thức di chúc hợp pháp, nội dung di chúc ông định đoạt tài sản của ông và bà với điều kiện vợ chồng D phải phụng dưỡng bà đến trọn đời. Do đó, di chúc của ơng K lập đúng quy định, nhưng chỉ có hiệu lực với phần di sản của ơng. Phần tài sản của bà trong khối tài sản chung của vợ chồng vẫn thuộc quyền của bà.
Tổ hoà giải cử bà M là người cùng hoàn cảnh và là tổ viên tổ hoà giải đến gặp bà H để tâm sự, trao đổi xem bà H có kiên quyết về ở với con trai khơng? Vợ chồng con trai bà có đảm bảo chăm sóc bà tốt như vợ chồng anh D khơng? Giải thích cho bà hiểu về tài sản của bà trong khối tài sản chung với ông (nhà và 2.000m2đất) phân nửa vẫn là của bà. Đồng thời, tổ cử anh N đến gặp vợ chồng D giải thích cho anh hiểu giá trị của bản di chúc, khuyên anh nên nhường nhịn và thông cảm cho sự lo lắng của bà.
Ba ngày sau, tổ hoà giải mời bà H, vợ chồng anh D và các con của bà H đến dự buổi hoà giải. Sau khi nghe hai bên trình bày và phân tích của các thành viên tổ hoà giải, bà H muốn chia một phần tài sản của bà cho con trai (500m2đất) để nếu sau này bà chết, con trai sẽ thờ cúng ơng bà, cịn bà vẫn tiếp tục ở với vợ chồng cháu ngoại. Vợ chồng anh D cũng hiểu ra khơng phải vì có di chúc mà tài sản thuộc về mình, hiểu được nỗi lo của bà ngoại và hứa sẽ tiếp tục phụng dưỡng bà như trước đây. Các con của ông K, bà H rất đồng ý với tổ hồ giải.
25. Món nợ và tình làng xóm
Anh Trần Văn T có ký hợp đồng cho anh Nguyễn Văn P vay số tiền là 5 triệu đồng để làm ăn, mức lãi suất là 3%/tháng, thời hạn vay là 6 tháng. Trong quá trình làm ăn, anh P gặp rủi ro nên khơng có khả năng thanh tốn đúng hạn. Anh P đề nghị anh T cho anh được gia hạn hợp đồng. Anh T nhất trí nhưng yêu cầu nâng lãi suất lên 6%/tháng, anh P vì túng thiếu nên đồng ý.
Qua ba tháng, kể từ ngày gia hạn hợp đồng, anh P chưa có tiền Nội dung sự việc
trả cho anh T. Một hôm, P mượn xe máy của cô ruột đi công việc, trên đường đi ngang qua nhà T, anh T thấy liền gọi P vào nhà và yêu cầu anh P trả tiền ngay cho mình. Do P khơng có tiền trả, nên T đã giữ lại chiếc xe máy trị giá 8 triệu đồng và doạ nếu P khơng thanh tốn nợ ngay thì sẽ bán xe máy trừ vào số nợ mà P đã vay của mình. Hai bên tranh cãi, lớn tiếng phải nhờ chính quyền can thiệp.
Tổ hồ giải đã kịp thời can thiệp, phân tích tình, lý, thiệt, hơn. Về lý: cán bộ hồ giải đã giải thích cho anh T thấy sau khi đồng ý gia hạn hợp đồng vay tiền của anh P, thì hợp đồng vay tiền mới này khơng có kỳ hạn. Nếu muốn địi lại tiền anh P vay, thì anh T phải thơng báo trước cho anh P một thời gian hợp lý. Vì vậy, việc anh T yêu cầu anh P phải trả tiền ngay và giữ xe máy là sai quy định của pháp luật. Hơn nữa, việc anh T tăng lãi suất vay lên 6%/tháng là trái với quy định tại khoản 1 Điều 476 Bộ Luật Dân sự 2005: Lãi suất vay do các bên thoả thuận, nhưng không được
vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố với loại cho vay tương ứng.
Về tình: anh P và anh T là hai người cùng xóm với nhau, cần phải giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Anh P do hồn cảnh gia đình khó khăn, khơng có vốn làm ăn, nay gặp rủi ro chưa có điều kiện thanh tốn nợ cho anh T, cịn anh T có điều kiện hơn, nên cần giúp đỡ anh P, như vậy mới phù hợp với đạo lý, truyền thống của người Việt.
Tổ hoà giải cịn phân tích thêm: nếu hai người khơng thoả thuận được với nhau, sự việc phải chuyển lên Toà án giải quyết. Cả hai vừa mất tình cảm, vừa mất thời gian đi lại, ảnh hưởng đến cơng việc, chi phí tốn kém...
Sau khi được cán bộ hồ giải phân tích, khun giải, anh T đã Q trình hồ giải
thấy được điểm sai của mình. Anh đồng ý trả lại xe cho anh P và hai bên ký lại hợp đồng vay theo hướng dẫn của tổ hoà giải với mức lãi suất như cũ và anh P phải trả lại vốn và lãi cho anh T sau 6 tháng.