Hậu quả của lời cảnh báo thiếu cân nhắc

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 69 - 71)

Vợ chồng chị L có một cháu gái hơn 10 tuổi, chồng chị L mất năm 2000, để lại một số tài sản khá lớn. Qua bạn bè, chị làm quen và tiến tới kết hôn với anh T là người ở tỉnh khác đến lái xe thuê cho một gia đình gần nhà chị. Một vài năm sau, cháu H - con gái chị L trưởng thành, trong gia đình bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn, cháu H thường xuyên có lời lẽ xúc phạm đến anh T, cháu tung tin với hàng xóm cho rằng anh T lấy mẹ cháu chỉ vì muốn chiếm đoạt tài sản của hai mẹ con. Một vài lần đầu, anh T vẫn nhẫn nhịn và khuyên giải cháu, nhưng càng ngày, cháu H càng có lời lẽ xúc phạm hơn. Có lần, anh T đi uống rượu cùng bạn, về đến nhà, cháu H lại có lời lẽ xúc phạm và đuổi anh T ra khỏi nhà, sẵn có hơi men, anh T đã tát cháu H một cái và đập phá một số vật dụng trong nhà. Thấy vậy, các chú, các bác của cháu H ở cạnh đó liền chạy đến định đánh anh T, rất may tổ hoà giải ở khu phố đã kịp thời đến can ngăn và khuyên can các chú, bác của cháu H ra về. Tuy nhiên, sự việc tiếp tục căng thẳng và thường xuyên xảy ra cãi cọ giữa hai dượng

con. Sự căng thẳng và thường xuyên xảy ra cãi cọ đã bắt đầu làm rạn nứt mối quan hệ vợ chồng giữa anh T và chị L, anh đã làm đơn xin ly hơn với chị L.

Tổ hồ giải đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và hồn cảnh của các bên thì được biết: anh T trước đây có đi bộ đội và bị nhiễm chất độc màu da cam, do sinh hai người con đều không nuôi được nên người vợ cũ của anh đã lừa bán toàn bộ tài sản và bỏ đi. Thấy vậy, anh cũng không muốn tiếp tục sống tại địa phương, liền bán nốt căn nhà nhỏ và bỏ lên làm ăn tại Lạng Sơn là quê ngoại của anh, gặp hoàn cảnh của chị L cũng neo đơn, chồng chết, con nhỏ, hai người tính tình lại hợp nhau, nên anh quyết định kết hơn cùng chị L. Tuy nhiên, do xích mích với cháu H khó có thể hàn gắn được, nên anh mới có ý định chia tay với chị L. Về phần cháu H, được biết, thời gian đầu khi chị L mới kết hôn và anh T đến ở cùng nhà, cháu cũng rất thích, vì gia đình có thêm người, anh T cũng rất vui tính và hiểu tâm lý cháu, nhưng sau vài năm, khi cháu lớn lên, các chú, các bác bên nội thường xuyên dặn dò cháu phải đề phòng, sợ anh T chiếm đoạt tài sản của hai mẹ con. Kể từ đó, cháu H bắt đầu có những cử chỉ, lời nói khó chịu với anh T, mâu thuẫn giữa hai người ngày càng căng thẳng.

Biết được nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tổ hoà giải đã đến gặp cháu H để khuyên giải về bổn phận của con cái đối với cha mẹ, các quy định về tài sản chung, tài sản riêng trong Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 và các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005. Tổ hồ giải cũng đã phân tích cho cháu H thấy anh T hiện khơng cịn người nhà thân thích, lại có lối sống lành mạnh, trung thực, không phải là người xấu, muốn lợi dụng chiếm đoạt tài

sản của mẹ con cháu nên khuyên H nên chủ động xin lỗi anh T. Sau đó, tổ hồ giải lại tiếp tục gặp riêng anh T, chị L để khuyên hai người nên tiếp tục sống với nhau. Sau nhiều lần gặp gỡ, khuyên bảo của tổ hoà giải, đến nay, cháu H đã hiểu ra vấn đề và xin lỗi anh T; gia đình chị L, anh T, cháu H đã có được cuộc sống hồ thuận, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)