Kỷ lục về thời gian hoà giả

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 104 - 108)

Hai cụ Lê Văn C và Bùi Thị R sinh được 9 người con. Vì căn bệnh hiểm nghèo, cụ ơng qua đời để lại cho cụ bà một nách 9 đứa con. Cụ bà tần tảo làm ăn đã nuôi được 9 người con khôn lớn, dựng vợ, gả chồng, lo cho con cái phần nào đấy có chỗ ăn, chỗ ở đàng hoàng. Riêng người con út (Lê Văn Ng) được cụ cho ngôi nhà do bàn tay hai cụ dựng lên. Người con thứ (Lê Văn N) được cụ cho phần đất liền kề với anh Lê Văn Ng. Năm 1993, vì tuổi cao, sức yếu, cụ R trước khi qua đời có gọi 9 người con đến căn dặn: “Bố mất,

mẹ đã nuôi các con khôn lớn, trưởng thành, lo cho các con nơi ăn, chốn ở, phận nào, phận nấy, còn mảnh ao 120 m2 liền kề đất nhà anh N mẹ cho anh út”. Cụ R qua đời chỉ căn dặn con cái chứ không

để lại di chúc. Sau khi cụ R qua đời, con cái lo tang cho mẹ xong, Nội dung sự việc

vẫn sống hồ thuận, khơng bàn bạc việc thừa kế và phần diện tích ao cụ R căn dặn người con út được trực tiếp sử dụng. Năm 1993, anh Lê Văn Ng chuyển nhượng phần đất cho anh Lê Văn V (người cùng họ). Năm 1995, anh V chuyển nhượng lại cho anh Lê Văn M (con đẻ cụ R, anh trai Lê Văn Ng, anh M bán nhà do bố mẹ cho ở nơi khác, về mua lại đất của anh V).

Từ năm 2001 - 2002, thực hiện chủ trương bê tơng hố đường làng, ngõ xóm của Nhà nước, phần diện tích ao do anh Lê Văn Ng sử dụng đã trở thành đất “mặt đường” rất có giá trị. Trước sự thay đổi đó, Lê Văn M vì hám lợi đã u cầu em (Ng) chia thừa kế cho mình một nửa (vì phần đất của anh M nằm phía trong, phần diện tích ao của anh Ng nằm phía ngồi, mặt ngõ xóm). Anh Ng khơng đồng ý vì cho rằng phần đất đó trước khi mẹ chết đã cho anh và có chứng kiến của các anh chị em, trong đó có cả anh M (cả phần diện tích đất của anh M và anh Ng đều chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Hai anh em M và Ng cãi mắng nhau, gây mất trật tự an ninh thơn xóm.

Các hồ giải viên đã họp và thống nhất phân công gặp gỡ, tiếp xúc với anh Ng và anh chị em ruột của anh Ng, đồng thời gặp gỡ, tiếp xúc thuyết phục về đạo hiếu, tình cảm gia đình, ý nguyện của cụ R, nhưng anh M khơng chấp nhận. Sau đó, các hồ giải viên tham gia với các anh em của anh M, tổ chức họp gia đình, mời ơng trưởng họ Lê tham dự. Tại buổi họp này, mọi người trong gia đình anh M đều khẳng định việc căn dặn của cụ R là sự thực, hồn tồn ủng hộ phần diện tích ao 120m2cụ R cho anh Ng trước khi chết, đề nghị anh M khơng được địi chia thừa kế và tạo điều kiện để anh Ng sử dụng ao. Nhưng anh M khơng nghe, buổi họp gia đình phải bỏ dở khi anh M to tiếng, văng tục. Sau buổi họp gia đình, anh M

cho rằng cả nhà vào phe anh Ng, nên định đốt nhà anh Ng, nhưng được bà con hàng xóm và chính quyền địa phương can ngăn kịp thời (sự việc này được công an thị trấn lập biên bản, yêu cầu anh M kiểm điểm trước nhân dân). Sau sự việc đó, sự bất hồ giữa hai anh em càng thấm sâu, không chào hỏi nhau, cúng cha, cúng mẹ cũng khơng có nhau, anh M khơng từ bỏ ý định đòi chia thừa kế, mặc dù tổ hoà giải bằng nhiều cách thường xuyên tiếp cận anh M khuyên răn, nhưng không thành.

Hơn một năm sau, anh M được người mách “di chúc miệng

không hợp pháp”, nên anh viết đơn gửi hộp thư Đài truyền hình Hải

Phịng, đồng thời gửi đơn đề nghị Uỷ ban nhân dân thị trấn chia thừa kế quyền sử dụng đất của cụ R để lại. Phóng viên đài truyền hình Hải Phịng cũng về trao đổi với chính quyền địa phương, gặp gỡ anh Lê Văn M và Lê Văn Ng làm phóng sự phát trên sóng truyền hình. Việc tranh chấp giữa anh M và anh Ng theo quan điểm của chính quyền thị trấn và đài truyền hình đều mong muốn anh M và anh Ng có thể giải quyết nội bộ, tránh việc kiện tụng làm ảnh hưởng đến tình cảm “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.

Từ đơn đề nghị của anh M và phóng sự về vụ tranh chấp, Uỷ ban nhân dân thị trấn chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp với tổ hoà giải khu 3 để hoà giải, giải quyết dứt điểm vụ việc. Tiếp tục gần một năm, tổ hoà giải và các đồn thể, nhân dân trong khu khơng ít lần gặp gỡ, trực tiếp trao đổi với anh M, anh Ng, cũng như các anh, chị em ruột của hai người để hướng dẫn, thuyết phục, nhưng anh M khơng từ bỏ ý định, cịn anh Ng và các anh, chị em trong gia đình cũng nhất quyết thực hiện ý nguyện của mẹ khi sinh thời.

Cuối năm 2003, tại cuộc họp tổng kết cơng tác hồ giải của khu 3, các hoà giải viên dành nhiều thời gian tập trung, bàn bạc phương hướng, biện pháp giải quyết vụ việc tranh chấp giữa hai anh em M, Ng. Sau khi phân tích nguyên nhân, tâm tư, nguyện vọng của các thành viên trong gia đình, nghiên cứu quy định của

pháp luật về thừa kế đất đai, tổ hoà giải đã thống nhất biện pháp giải quyết như sau:

- Giao cho mỗi người gặp gỡ từng anh, chị em của Lê Văn M để tìm hiểu nguyện vọng, quan điểm giải quyết cuối cùng, mời những người mà các bên tranh chấp tin tưởng ở khu vào tham gia việc hồ giải; tìm được sự đồng thuận của các đồn thể, nhân dân trong khu tham gia hoà giải và tạo nên dư luận về cách ứng xử của anh M và anh Ng;

- Sau một thời gian tìm hiểu nguyện vọng và nghe ngóng, dư luận đều thấy việc anh M địi chia thừa kế là trái với ý nguyện của cụ R khi cịn sống, dư luận cũng khơng đồng tình với cách giải quyết của hai anh em. Tổ hoà giải đã họp bàn, một lần nữa đi đến quyết định là: vận động anh, chị em anh M họp gia đình, nếu khơng nhất trí được cách giải quyết thì gia đình gửi đơn lên cấp có thẩm quyền giải quyết. Trước khi họp gia đình, tổ hồ giải lấy mơi trường truyền tin là quần chúng nhân dân, đưa tin tới anh M “việc

chia thừa kế 120 m2 đất ao do cụ R để lại cho 9 người con, mỗi người được 13 m2. Tất cả các anh, chị, em trong gia đình nhường lại cho anh Ng”...

Đầu tháng 4-2004, anh chị, em anh M, Ng họp gia đình có sự chứng kiến của đại diện tổ hồ giải. Nhưng tại buổi họp gia đình, anh M đồng ý cách giải quyết nội bộ gia đình, anh khơng địi quyền thừa kế, đồng ý để anh Ng lấp ao, xây nhà trên thửa đất đó, anh em trong gia đình xin lỗi nhau, bắt tay đồn kết, chấm dứt hoàn toàn việc tranh chấp đất đai giữa hai người. Từ đó, gia đình các anh sống vui vẻ, hồ thuận, ngày cúng cha, cúng mẹ đều sum họp đông đủ. Sau sự việc này, người anh trưởng của anh M gặp tổ hoà giải xúc động nói: “Thật cảm ơn các bác, các bác là người hàn gắn

vết thương gần ba năm nay cho gia đình tơi, là người giúp chúng tơi thực hiện được ý nguyện của cha, mẹ tôi lúc sinh thời...”.

rằng muốn làm tốt cơng tác hồ giải phải có lịng nhiệt tình; thực hiện tốt phương châm kiên trì, bám trụ; các hồ giải viên phải biết đồng sức, đồng lịng, tìm được sự đồng thuận của các đồn thể xã hội và của nhân dân, được sự quan tâm, chỉ đạo, tin tưởng đầu tư kinh phí thoả đáng của cấp uỷ đảng, chính quyền. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa cơng tác hồ giải cơ sở với các phong trào toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư, cơng tác xây dựng làng văn hố, khu dân cư văn hoá. Đặc biệt, cần bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức pháp luật, tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong cơng tác hồ giải.

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)