Mượn đất rừng nhưng không muốn trả

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 94 - 96)

Năm 1999, ơng D có mượn của ơng T 5.000 m2đất rừng, là khu đất có độ dốc dưới 13ođể trồng cây hoa màu ngắn ngày (ngơ, dưa hấu). Vì thấy hộ ơng D cịn nghèo, nên ơng T vui lịng cho ơng D mượn đất để tạo điều kiện cho ông D phát triển kinh tế, nhanh chóng thốt nghèo. Đến năm 2004, hộ gia đình nhà ơng D đã có nhà xây, kinh tế khá giả hơn trước. Ơng T thấy diện tích đất cho mượn đã bạc màu, nên ông đã đến nhà ông D trao đổi xin lại chỗ diện tích đất cho mượn để trồng cây lâu năm. Qua nhiều năm sản xuất có thu nhập cao, nên ơng D nảy ra ý định chiếm dụng khu đất

đó, khơng đồng ý trả lại và nói với ơng T là “đất của trời chứ khơng

của ai”. Sau đó, ơng D tiếp tục phát động để canh tác vụ tiếp theo.

Ông T cho người nhà mang cây keo giống đến trồng trên diện tích đất đó thì ơng D đã ngăn cản và cho người nhổ hết hơn 200 cây mà gia đình ơng T đã trồng. Ông D tuyên bố là không bao giờ trả.

Nắm được các tình tiết trên, các thành viên tổ hồ giải đã tổ chức mời hai bên đến địa điểm làm việc của xóm để hồ giải. Tại buổi làm việc, lúc đầu, ông D vẫn một mực không đồng ý trả lại đất cho ơng T, cho rằng ơng T cịn rất nhiều đất rừng, cịn ơng đã làm từ bấy đến nay thì ơng vẫn cứ làm tiếp, không cần biết là đất của ai, muốn đến đâu thì đến. Ơng T thì kiên quyết địi lại đất, cho rằng ơng D như vậy là lừa lọc, bội nghĩa, khơng nói chuyện tình cảm gì nữa.

Trước tình hình đó, các thành viên tổ hồ giải thay nhau kiên trì phân tích: về pháp luật, thì đất của ông T đã được cấp có thẩm quyền giao hợp pháp, có sổ đỏ, việc ơng địi lại đất trước đây cho ông D mượn là đúng pháp luật, được tập thể và Nhà nước bảo vệ. Ơng D cố tình giữ đất mượn là vơ lý và trái pháp luật, vi phạm quyền của chủ sử dụng đất hợp pháp. Việc làm của ông D đã vi phạm pháp luật về đất đai của Nhà nước và gây bất hoà giữa hai bên, gây mất ổn định của thơn xóm. Về khía cạnh đạo đức, tổ hồ giải cũng phân tích để ơng D thấy đáng lẽ ơng phải cảm ơn lịng tốt của người đã cưu mang, cho mình mượn đất, tạo điều kiện cho gia đình mình làm ăn khi khó khăn, đến nay kinh tế gia đình đã phát triển. Vì vậy, ơng cần có cách cư xử phù hợp, đảm bảo tình làng nghĩa xóm và phong tục tập quán lâu đời trong việc giúp đỡ nhau khi trong cộng đồng có người gặp khó khăn. Ơng cần xử sự đúng với lương tâm và đạo lý con người. Vì lẽ đó mà ơng D nên nhận thấy

sai lầm của mình mà tự nguyện trả lại đất cho ông T, không nên gây căng thẳng, buộc ông T phải đề nghị cấp trên có thẩm quyền giải quyết, sẽ bất lợi cho chính ơng D, vì khơng những phải trả lại đất mà cịn có thể bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm dụng đất, phá hoại sản xuất của người khác, gây ảnh hưởng đến tình đồn kết xóm làng.

Cuối cùng, ông D cũng đã nhận sai, hứa sẽ tự nguyện trả đất cho ông T. Qua vụ việc trên cho thấy, có những vụ việc tranh chấp xảy ra khơng phải do không hiểu biết mà là do một bên tranh chấp đã tỏ ra coi thường pháp luật, coi thường lợi ích của người khác, dẫn đến cố chấp. Khi xác định sự việc đúng sai của các bên đã rõ ràng, cần có những biện pháp cứng rắn, kiên quyết để họ nhận thấy hành vi của họ là hoàn toàn sai và sẽ rất bất lợi cho họ nếu như sự việc này không được giải quyết sớm, mà cần sự can thiệp của cơ quan pháp luật. Qua đó cũng thấy rằng, cơng tác hồ giải là vơ cùng khó khăn bởi sự đa dạng của mâu thuẫn trong xã hội. Để thực hiện cơng tác này có kết quả cao, thì ngồi việc cần nắm vững các quy định của pháp luật, còn phải nắm được cả thái độ tâm lý của đương sự, biết cách khai thác các điểm yếu trong họ, khơi gợi lương tâm, đạo đức để giúp họ thoát ra sự cố chấp, coi thường kỷ cương, pháp luật.

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)