Lại chuyện “nếp tẻ”

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 57 - 62)

Lý Láo Tả và Tẩn Lở Mẩy ở thôn N, xã T huyện BX kết hôn với Nội dung sự việc

nhau được 6 năm và đã có 2 con chung, đứa lớn lên 4, đứa nhỏ lên 2 nhưng đều là con gái, gia đình Tả chỉ có anh là con trai duy nhất nên bắt vợ chồng anh phải sinh bằng được con trai mới thôi. Tuy nhiên, chị Mẩy khơng đồng ý, dẫn đến gia đình thường xuyên xảy ra to tiếng với nhau, gia đình anh Tả nói nếu chị Mẩy khơng chịu sinh thêm cháu trai, họ sẽ đi hỏi cưới vợ khác cho anh Tả để có cháu trai nối dõi. Chị Mẩy đến nhà chị Tẩn - là hoà giải viên của thôn để nhờ giúp đỡ.

Chị Tẩn đã xác định nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn của vợ chồng anh Tả là do gia đình anh Tả bắt vợ phải sinh cho được một cậu con trai cho dù hai người đã có 2 cơ con gái, nhưng vợ Tả khơng đồng ý vì cho rằng có 2 đứa con là đủ rồi, con nào cũng là con, không nên sinh thêm nữa, đông con sẽ vất vả.

Sau khi xác định được nguyên nhân mâu thuẫn, chị Tẩn đã mời cộng tác viên dân số và cán bộ y tế xã đến gặp gia đình anh Tả để hoà giải:

- Chị Tẩn đã lựa lời khuyên can và vận dụng các quy định của pháp luật để giải thích, chị phân tích với anh Tả: theo quy định của khoản 3 Điều 2 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 thì vợ chồng anh có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hố gia đình và điểm a khoản 2 điều 4 Pháp lệnh Dân số năm 2003 cũng quy định: cơng dân có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hố gia đình, xây dựng quy mơ gia đình ít con, ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững;

- Phân tích để gia đình anh Tả thấy việc sinh “gái hay trai chỉ

hai là đủ”, do vậy, con nào cũng là con; Nhà nước và xã hội không

thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, Q trình hồ giải

ví dụ: nhiều gia đình đã sinh 3 hoặc 4 người con gái, sau đó sinh

thêm cậu con trai, vì có một con trai, nên nng chiều, dẫn đến người con trai duy nhất đó sống ích kỉ, hoặc chơi bời lêu lổng, khơng chịu nghe ai, lớn lên thành hư hỏng, bố mẹ cũng khơng nhờ cậy được gì, ngược lại, có nhiều gia đình chỉ sinh con gái, nhưng quan tâm chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ cho các con học hành đến nơi đến chốn, lớn lên thành những người con hiếu thảo, là người có ích cho xã hội; - Thuyết phục để gia đình anh Tả khơng ép buộc chị Mẩy phải sinh cho được con trai, càng khơng có quyền ép buộc anh Tả bỏ chị Mẩy để lấy người phụ nữ khác, vì pháp luật cấm cưỡng ép, cản trở hơn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng. Nếu gia đình anh Tả cố tình làm vậy là vi phạm pháp luật.

Chị Tẩn đã cùng cộng tác viên dân số là cán bộ y tế giải thích, phân tích và thuyết phục gia đình anh Tả nhận ra việc bắt chị Mẩy sinh thêm cháu trai là không phù hợp với các quy định của pháp luật.

4. Chỉ vì cái máy xát gạo...

Anh Nguyễn Văn K và chị Nguyễn Thị H kết hôn năm 1982 và đã có 2 con chung. Năm 2000, anh K góp vốn với chị T (ở gần nhà) mua một chiếc máy xát gạo để phục vụ bà con trong thơn xóm. Cũng từ đó, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng anh K nảy sinh khi chị H nghi ngờ anh K có quan hệ tình cảm q mức cần thiết với chị T. Chị cho rằng từ khi có chiếc máy xát gạo, anh K khơng chăm lo gia đình, đi sớm, về khuya, mà đêm thì có ai xát gạo bao giờ đâu? Cịn anh K thì cho rằng mình bị nghi oan, đến tối là anh phải duy

tu, bảo dưỡng cho máy để ngày mai cịn làm việc, cịn chăm sóc gia đình là việc của phụ nữ, anh chỉ có mỗi trách nhiệm kiếm tiền.

Mâu thuẫn càng ngày càng căng thẳng, cho đến một hơm, có người nói rằng đã nhìn thấy anh K “ơm” chị T, thì chị H khơng chịu nổi, chị sang thẳng nơi anh K và chị T để chửi bới, lu loa chị T, là người đàn bà lăng loàn, cướp chồng của người khác, rằng chồng chị T có mắt cũng như mù để “đàn bà đội váy lên đầu” mà không biết... Sau đó, chị tuyên bố từ nay đường ai người ấy đi, chị viết đơn xin ly hôn và tự phân chia tài sản cũng như con cái (mỗi người nuôi một đứa), thậm chí ngăn đơi nhà và mắc 2 cơng tơ điện riêng...

Về phần anh K, tự nhiên thấy vợ “hùng hổ” sang chửi bới thì bực lắm “thế này thì cịn gì là sĩ diện của một thằng đàn ơng”, nói vợ khơng nghe, anh đã thẳng tay tát vợ một cái và tun bố “ly hơn

thì ly hơn, ơng sợ gì...”.

Nhận thấy sự việc của vợ chồng anh K ngày càng căng thẳng, tổ hồ giải của thơn đã vào cuộc, họp bàn để tìm cách tháo gỡ, giúp đỡ họ, tìm hiểu nguyên nhân, cử người gặp gỡ riêng từng bên để phân tích những thiệt hơn trong các mối quan hệ xã hội, gia đình. Đồng thời qua tìm hiểu, tổ hồ giải cũng đã xác định được nguyên nhân do anh K là người đàn ông “ga lăng” hay bông đùa, cịn chị T cũng có “quý” anh K, nhưng mấu chốt của vấn đề là họ cũng mới chỉ dừng lại ở đó chứ chưa đi “quá giới hạn cho phép”. Từ đó, tổ hồ giải đã kiên trì gặp gỡ, thuyết phục cả hai bên anh K và chị H.

Đối với anh K, khơng nên có những cử chỉ hay lời nói quá đà, dễ gây hiểu lầm, nếu ở lại quá khuya thì phải làm thế nào để vợ anh hiểu rằng anh vì cơng việc.

Đối với chị H, khi nghe những thơng tin về chồng thì cần bình Q trình hồ giải

tĩnh để kiểm chứng, anh chị đã sống với nhau có hai mặt con, các con đều đã lớn (một đứa sinh năm 1983, một đứa sinh năm 1985) đừng vì hiểu lầm khơng đáng có mà đánh mất một gia đình hạnh phúc hơn 20 năm. điều 18 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định: vợ chồng có trách nhiệm yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và có nghĩa vụ phải chung thủy với nhau... Chị cũng không nên chửi bới chị T khi mọi việc chưa rõ ràng, vì như vậy là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, mà pháp luật hình sự của Nhà nước ta đã có quy định rất cụ thể về vấn đề này… Cũng qua Hội phụ nữ ở thơn, tổ hồ giải đã vận động chị H và chị T hoà giải với nhau trên cơ sở những người “cùng hội, cùng thuyền, cùng là phụ nữ” để thấu hiểu hoàn cảnh “bán anh em xa, mua láng giềng gần”.

Với cương vị là bí thư chi bộ - tổ trưởng tổ hồ giải của thôn, ông Nguyễn Trọng Q đã chủ động vận động bố mẹ chị H (là đảng viên đang sinh hoạt ở chi bộ) thuyết phục các con mình, phân tích thiệt hơn cho họ hiểu khi gia đình ly tán thì con cái sẽ là những người thiệt thòi nhất, mà danh dự của gia đình cũng sẽ mất mát... Lúc đầu, chị H khơng nghe, cương quyết địi ly hơn, nhưng với sự kiên trì, mềm dẻo, phân tích kỹ càng về sự việc cùng thái độ hợp tác của anh K và bố mẹ mình, chị H đã dần hiểu ra. Chị chủ động gặp chị T để xin lỗi về thái độ không phải của mình, rồi nhân một ngày “đẹp trời” chị nói với đứa con lớn sang bảo anh K tháo dùm chị cái cơng tơ điện vì “hình như sắp tới giá điện lại tăng mà phụ

nữ thì khơng biết cách sửa điện...”.

Khi mọi chuyện đã qua, thỉnh thoảng gặp ông Q, anh K vẫn đùa “Chỉ tại cái máy xát gạo ấy bác ạ, tý nữa thì chúng em phải bỏ “nó”, nhưng cũng chính nhờ có các bác mà gia đình chúng em mới

có ngày hơm nay và dân xóm ta khơng phải đi đâu xa để xát gạo... Bác nhỉ?”.

Niềm vui của anh K, khơng chỉ là niềm vui riêng của gia đình anh mà trong niềm vui đó có niềm vui chung của những người cán

bộ hoà giải - những người “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” như ông Q và tổ hồ giải của thơn chúng tơi.

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)