Người mẹ chồng cố chấp

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 79 - 82)

Sau 6 năm chung sống, đến năm 2002, anh Nguyễn Hữu H và chị Lương Thị T mới đăng ký kết hơn (theo Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22-10-2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000). Những tưởng sau khi đăng ký kết hôn cuộc sống vợ chồng sẽ được bền

vững, nhưng đến đầu năm 2004, mẹ chồng chị T là bà Nguyễn Thị C đuổi chị ra khỏi nhà với lý do không sinh cho bà một đứa cháu nối dõi. Chị T nhờ tổ hoà giải can thiệp.

Sau khi tiếp nhận đơn, tổ trưởng tổ hoà giải phân cơng các thành viên có tuổi đến gia đình tìm hiểu sự việc.

Được biết, trước đây bà C có chồng, nhưng khơng có con, nên vợ chồng bà quyết định xin con để ni, đó là anh Nguyên Hữu H. Đến khi anh H lập gia đình với chị Lương Thị T thì sự việc lặp lại giống hoàn cảnh của bà trước đây và bà cứ trách mắng chị T không sinh cho bà một đứa cháu. Bà yêu cầu chị T cho anh H cưới thêm vợ lẽ. Chị T xin mẹ chồng cho vợ chồng chị được nhận con nuôi. Bà C không đồng ý, từ đó mâu thuẫn gia đình giữa bà và chị T thường xuyên xảy ra. Bà thường dùng những lời lẽ đay nghiến con dâu và thậm chí, bà cịn xâm phạm đến cuộc sống vợ chồng của anh chị (bà không cho hai người ngủ chung, hạn chế hai người nói chuyện…). Anh H, rất có hiếu với mẹ, nên cũng cho là khơng có con là do chị T, từ đó lạnh nhạt với chị. Cuộc sống ngột ngạt kéo dài hơn một năm, nhưng chị vẫn cắn răng chịu đựng, vì chị nghĩ lỗi do chị nên cố gắng làm tròn bổn phận đối với chồng và mẹ chồng. Buồn vì khơng được chồng và mẹ chồng thơng cảm, chị T sang hàng xóm tâm sự. Mẹ chồng chị biết, cho rằng con dâu đi nói xấu gia đình chồng và đuổi ra khỏi nhà. Buồn tủi, chị quay về nhà sống với cha mẹ ruột.

Sau khi tìm hiểu rõ nguyên nhân sự việc, tổ hoà giải mời bà N là người cao tuổi sang gặp bà C và anh H để tâm sự, phân tích, giải thích cho bà C hiểu việc bà can thiệp vào cuộc sống vợ chồng của con trai là không đúng theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000. Luật pháp chỉ bảo vệ hôn nhân một vợ một chồng, không

cho phép được cưới vợ lẽ hoặc chung sống như vợ chồng với người khác… Do đó, việc bà yêu cầu con dâu cho chồng cưới thêm vợ là sai. Bên cạnh đó, về mặt đạo đức, hồn cảnh chị T cũng như hoàn cảnh của bà trước đây. Chị rất buồn vì khơng có con, nhưng vẫn luôn hiếu thảo với bà, hơn nữa, cả hai anh chị chưa đến cơ quan y tế để được giúp đỡ về chuyện có con. Riêng anh H với vai trò, trách nhiệm là người chồng, anh phải quan tâm, chăm sóc vợ. Nhưng anh cũng đổ lỗi cho việc khơng có con là do vợ, khơng ngăn cản mẹ đuổi vợ đi. Gia đình kể từ khi khơng có chị T đã khơng cịn ngăn nắp, ruộng vườn khơng người chăm sóc. Mẹ anh phải làm tất cả việc nhà thay vì được nghỉ ngơi. Sau nhiều lần được các thành viên tổ hồ giải phân tích lý lẽ, động viên, bà C và anh H hiểu ra và nhận lỗi về mình. Nhưng cả hai vẫn cho rằng chị T là người khơng có khả năng sinh con, nếu chị thương anh H thì chị tự về sinh sống, cả hai không đuổi, nhưng không đi rước chị T về. Chị T sau khi được phân tích cũng hiểu và thơng cảm cho mẹ chồng và chồng, chị hứa sẽ bỏ qua và về nhà nếu chồng qua rước về. Nhưng chờ đợi 6 tháng sau, bà C cùng anh H mới qua gia đình chị T xin lỗi cha mẹ chị, mong chị bỏ qua và rước chị về. Tình cảm đã cạn, chị T khơng đồng ý quay về, mâu thuẫn tiếp tục và vụ việc đã được chuyển đến Tịa án giải quyết.

Thời gian đã trơi qua, giờ gặp lại bà C, tôi thấy trong ánh mắt sâu thẳm của bà một điều ao ước. Anh H đã cưới vợ khác nhưng vẫn khơng có con, bởi vì theo giấy khám bệnh, anh H khơng có khả năng sinh con. Vợ chồng anh thường lục đục, vợ anh không biết chăm lo cuộc sống gia đình. Trong khi đó, chị T cũng đã lập gia đình và chị cũng đã sinh được một bé gái rất dễ thương, gia đình hạnh phúc mà trong đó, anh biết vai trị quyết định là ở chị. Các thành viên của tổ hoà giải cũng cảm thấy tiếc cho bà C, anh H. Nếu hai người nhận ra sai trái sớm thì đâu có ngày hơm nay. Cả tổ lại có thêm một kinh nghiệm trong cơng tác hồ giải: đối với những tình huống như trên, thì sau khi hai bên giải toả được mâu thuẫn cơ bản, vẫn phải tiếp tục theo dõi, giúp đỡ giải quyết vấn đề đến khi có kết quả cuối cùng,

sẽ tránh được những trường hợp đáng tiếc nêu trên.

Một phần của tài liệu Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 2 Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên): Phần 2 - NXB Tư Pháp (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)