THIỀN SƯ Giới Không

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 136 - 157)

Chùa làng Tháp bát, quận Mãn đẩu1. Người quận đấy, họ Nguyễn, tên Tuân, con nhà lương, nhỏ đã ưa Phật giáo. Ban đầu, Sư theo Quảng Phước chùa Nguyên hòa núi Chân ma2. Xuất gia và thọ giới cụ túc, hầu hạ vài năm, Sưđược Thiền chỉ. Sư dựng một cái am ở núi Lịch3. Trải qua năm năm, chuyên thiền định, sau chống gậy xuống núi, tùy nơi giảng hóa. Đi tới Nam sách, Sư vào núi Thánh chúa4ở cấm túc sáu năm, tu hạnh đầu đà, đến nỗi sai được quỷ thần theo lệnh, thú dữđến phục.

1 CứAn nam chí nguyên 3 tờ 210 thì "Thiền sư Giới Không là vị sư huyện Gia lâm tu hạnh đầu đà, có thể sai khiến quỷ thần theo lệnh, thú dữđến chầu. Sau ngồi thẳng mà mất".

Đại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc ninh, mục Tăng thích dẫn lại đoạn trích vừa dịch của An nam chí nguyên và sửa lại một

đôi chữ thành "Giới Không người huyện Gia lâm, chân tu đắc đạo, sau ông ngồi ngay thẳng mà tịch". Nhưng truyện Giới Không ở đây nói Không "người quận Mãn đẩu". Mãn đẩu chưa bao giờ là tên của quận hay huyện Gia lâm cả. Chúng tôi nghĩ, có lẽ Giới Không được mời vềở chùa Gia lâm vào khoảng những năm 1128-1132, nên Đại nam nhất thống chíđã ghi lầm là người Gia lâm. Thế thì, quận Mãn đẩu ởđâu?

Các sách sử khác không thấy có quyển nào nói tới một quận tên Mãn đẩu cả. Về làng Tháp bát thuộc quận này, chúng tôi cũng chưa gặp ở một nơi nào khác. Dẫu vậy, Kiến văn tiểu lục 6 tờ 14b 4-6 có viết: "Các núi của Tuyên quang và Hưng hóa, nơi nơi đều có cây mạn để, lá nó như cây cổđộ tục gọi đát cây to tới hai hay ba thước, rất độc. Cây và lá nó trôi vào sông khe thì cá chạch đều chết". Chúng tôi nghi, quận Mãn đẩu là nơi có cây mạn đểđấy. Mãn đẩu chắc là một ghi âm khác mạn để, hay ngược lại, như Cứu lan của Đại Việt sử lượcđã biến thành Cứu liên của Toàn thưvà Thiền uyển tập anh. Xem chú thích (1) truyện Mãn Giác. Nếu vậy, quận Mãn đẩu nằm tại tỉnh Tuyên quang ngày nay giữa hai lưu vực sông Chảy và sông Lô.

Xác định quê hương của Giới Không như thế, ta sẽ hiểu tại sao Không đã từng Tu hành tại núi Lịch và có môn nhân là Châu mục Phong châu là Lê Kiếm. Kiến văn tiểu lục 4 tờ 3a3 có ghi một bài bia có Hàn lâm quyền học sĩĐỗ Nguyên Chương viết năm Long Khánh thứ 5 (1377) cho chùa Phúc minh ỡ làng Mạn để. Làng Mạn để chắc là quận Mãn đẩu còn sót lại.

2 Núi Chân ma hiện không thấy các sách sử khác ghi. Nhưng cứKiến văn tiểu lục 6 tờ 6a3 có ghi một ngọn núi tên Đán ma thuộc sơn hệ Tam đảo. Chúng tôi nghi Chân ma đó là Đán ma đó, bởi vì từĐán ma đến Lịch sơn không xa lắm. Lịch sơn là núi sau này Giới Không dựng am tu.

3Kiến văn tiểu lục 6 tờ 6a4-b1: "Núi Lịch tại xã Yên lịch, huyện Sơn dương, khởi từ núi Sư khổng, huyện Đương đạo mà xuống đến xã đó thì đất bằng bổng nổi lên núi đất năm sáu ngọn, rẽ ngang phân một chi xuống lập thành thành Lãng sơn, chi xuống huyện Tam dương thành núi Hoàng chỉ. Trong đó núi Lịch cao nhất. Trên đỉnh có đất bằng nhưđiện đài năm sáu chỗ, có động vua Thuấn rất thiêng. Hoa quả trên núi người ta có thể hái mà ăn, nhưng không được mang về. Nếu có ai mang về, họ liền lạc đường, không thể ra được nữa. Bên trên vua Thuấn có đền vua Nghiêu, đều phải cúng chay. Ởđấy xưa có tựđiền , để cung cấp cho người giữđền. Xã Yên lịch ở dưới núi lại có miếu vua Thuấn... "Xem thêm Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục Sơn xuyên.

4 Hang Thánh chúa này là hang núi Kính chúa tại làng Kính chúa huyện Giáp sơn, tỉnh Hải dương thời Nguyễn, tức hang núi Thạch môn, làng Dương nham, huyện Kính môn, tỉnh Hải dương ngày nay, ởđấy có hang và hang núi hiện vẫn còn là hang Kính chủ. Bởi vì truyện đây nói Giới Không đi đến Nam sách, mới vào ở hang Thánh chúa. Và Nam sách là tên một lộđời Trần. An nam chí lược

1 tờ 19 ghi là lộ Nam sách giang. Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hải dương, mục Kiến trí diên cách nói: "Năm Lê Quang Thuận thứ

7 (1466) đặt Nam sách thừa tuyên. Năm thứ 10 (1469) định bản đồ thiên hạ, gọi đó là Hải dương, Thừa tuyên gồm bốn phủ, tức Thượng hồng, Hạhồng, Nam sách và Kinh môn, lĩnh 18 huyện... " Và Nam sách thừa tuyên hay lộ Nam sách giang theo Dưđịa chí

đã nổi tiếng với núi Kính chủ, nơi sản xuất đá hoa.

Viết về núi này Bắc thành địa dư chí lục 2 viết: "Núi Kính chủ tại xã Kính chủ, huyện Giáp sơn, một tên là núi Thắng hóa nham, cao 160 trượng, hang dài 60 trượng, rộng 20 trượng. Lại có chùa ở núi Lương nham tử, hướng nam, không biết dựng từ đời nào. Vua Trần Nhân Tôn đánh giặc Nguyên có đóng quân trên núi đó... Hang bên phải dài 40 thước, rộng 50 thước thờ Thiền sư Minh Không. Hang bên trái dài 7 thước rộng 20 thước thờ Lý Thần Tôn. Thổ nhân tương truyền xưa có một người đánh cá bên sông Kính chủ thấy một tượng gỗ mắc vào lưới mình, vứt ra mà tượng không ra, bèn khấn rằng nếu tượng có linh, xin giúp cho tôi có nhiều cá thì tôi sẽ thờ làm thần. Từđó người ấy đánh được rất nhiều cá được lời, bèn rước tượng lên bờ. Người trong thôn đến xem thì thấy nó nói: "Ta là Lý Thần Tôn, nhân đi chơi mà đến đây. Nhân thế, họ lập miếu ởđộng núi để thờ. Họ lấy tháng giêng và tháng 10 làm tháng kỵ".

Sự tích vừa dẫn, dù đầy đủ tính chất hoang đường quái đản, giải thích cho ta không ít tại sao ngọn núi Kính chủ hay Thánh chủđã có tên như vậy. Thêm vào đó, Toàn thưB7 tờ 18b3 ghi: "Năm Thiệu Phong 15 (1355) mùa xuân tháng hai núi ở

Trà hương băng". Cương mục chính biên tờ 10a5-7 cũng ghi việc đó, nhưng sửa lại là núi Kính chủ, rồi chua như: Kính chủ là Thánh chủở tại xã Kính chủ, huyện Giáp sơn, tỉnh Hải dương.

Lý Thần Tông trưng mời, Sư nhiều lần từ chối, rồi mới đến. Năm Đại Thuận thứ 81, có nạn dịch lớn , Sưđược triệu đến kinh, sắc ở chùa Gia lâm2, dùng nước chú giải để trị. Người bệnh lành ngay. Ngày đến cả ngàn, vua rất khen thưởng cho hộ 10 người để làm cấp dưỡng.

Tuổi già, Sư về làng cũ, trùng tu chùa hoang 95 ngôi. Một hôm không bệnh, Sư nói kệ dạy chúng rằng: (63a1) "Ta có một việc kỳđặc

Chẳng xanh, vàng, đỏ, trắng, đen Thiên hạ tại gia xuất gia

Yêu sống, ghét chết là giặc Không biết sống chết khác đường Sống chết chỉ là được mất Nếu bảo sống chết khác đườbg Dối lừa Thích Ca, Di Lặc Nếu biết sống chết, sống chết Mới hiểu chỗẩn lão tăng Các ngươi môn nhơn hậu học Chẳng nhận vòng vo phép tắc".

Nói kệ xong, Sư cười lớn một tiếng, chấp tay mà mất. Môn nhân đệ tử là châu mục Lê Kiếm(8) và phòng át sứ Hán Đinh làm lễ trà tỳ, thu xá lợi, dựng tháp đúc tượng để hương khói.

60. THIN SƯ Pháp Dung3 (? - 1174)

Chùa Hương nghiêm, núi Ma ni4, phủ Thanh hóa. Người Bối lý1, họ Lê, là hậu duệ của châu mục Ái châu Lê Lương đời Đường2, trải qua 15 đời là một danh tộc của châu đó. cha là Huyền Ngưng, đạo

1 Niên hiệu Đại Thuận, chỉĐại Việt sử lược ghi lại, còn Toàn thưvà tất cả các sử khác của ta gọi là Thiên Thuận, là của Lý Thần Tôn kéo dài từ năm 1128-1132. Như vậy, tất không thể nào có chuyện "năm Đại Thuận thứ 8" được. Chúng tôi nghi năm Đại Thuận "thứ 8" chắc là một viết sai của năm Đại Thuận thứ hai hoặc thứ ba. Nhưng trong khoảng Đại Thuận, cảĐại Việt sử lược lẫn Toàn thưkhông ghi một nạn dịch lớn nào xảy ra cả, nên không thể quyết đoán được. Do thế, chúng tôi vẫn để nguyên như nguyên văn

đã có. Có thể năm Đại Thuận thứ 8 là một chép lộn của năm Đại Định thứ 8, nhưng trong khoảng Đại Định, các sử vẫn không thấy ghi một nạn dịch nào lớn cả.

2 Tức cháu nội của châu mục Phong châu Lê Thuận Tôn và công chúa Kim Thành và là anh của Thiền sư Trí Nhàn ở dưới đây. Cứ

truyện Trí Nhàn, thì Kiếm giữ chức Châu mục của Phong châu, chứ không phải một nơi nào khác.

3 Theo bia chùa Hương nghiêm do Hoàng Xuân Hãn phát hiện và dẫn trong Lý Thường Kiệt tr.453-461 thì Dung đúng ra phải có tên

Đạo Dung "nhưng những bản nay còn đều chép hiệu sư là Pháp Dung. Ấy vì đời Trần, kiêng húy Trần Hưng Đạo". Thiền uyển tập anh, như một tác phẩm đời Trần, như vậy chắc đổi chữĐạo thành chữ Pháp.

4 Chùa Hương nghiêm nay vẫn còn ở xã Phủ lý, huyện Đông sơn, tỉnh Thanh hóa. Chính tại nơi đây, mà ta tìm tấm bia dựng vào năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 5 Giáp thìn (1124) kể lại sự tích chùa và sự tích sưĐạo Dung. "Chùa này hoàn toàn mới, các vật trong chùa đều mới, trừ quả chuông đúc đời Gia Long. Trong vườn không thấy có tháp cổ. Còn có hồ". Tấm bia chùa này còn đọc rõ

được là nhờ một nhà Sư tên Lê văn Nghị trú trì chùa đó đã thuê thợđúc lại theo nét chữ xưa vào năm Lê Bảo Thái thứ 7 (1726). "Ngày nay làng Phủ lý không có núi cao. Núi Càn ni chép ở bia, có lẽ chỉ là mô đất cao hơn cánh đồng chung quanh". Đấy là ý kiến của Hoàng Xuân Hãn. Núi Càn ni ở bên chùa Hương nghiêm, tức núi Ma ni ởđây, vì chữ Càn là húy đời Trần. Toàn thư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B6 tờ 30a2-3 nói: "Cửa Cần trước đổi là Càn vì tránh húy nên gọi làm Cần. Càn ni, do thế bị tác giảThiền uyển tập anhđổi thành Ma ni.

hiệu Tăng phán3. Sư hình dung tú dị, ăn nói thanh cao. Đối vơi kinh vàng kệ ngọc, không gì là không đọc tụng. Nhỏ theo Tăng thống Nguyễn Khánh Hỷ xuất gia4. Hỷ thấy, lấy làm lạ, bèn trao (63b1) pháp ấn5. Từđó, Sư buông chí núi sông, chẳng ngại chỗ tới. Đến lúc phải đi hóa đạo, Sư bèn trác tích tại chùa Khai giác núi Thứu Phong, dạy dỗ học trò6, người học đầy nhà. Sau Sư trở về núi Ma ni, dựng chùa để dưỡng lão.

Ngày mồng 15 tháng 2 năm Giáp ngọ Thiên Cảm Chí Bảo thứ nhất (1174)7, Sư không bệnh mà hóa. Môn nhơn Đạo Lâm v.v... làm lễ hỏa táng ở núi đó và dựng tháp để thờ.

1 Tức xã Phủ lý, huyện Đông sơn, tỉnh Thanh hóa ngày nay, bởi vì không những ngày nay xã đó đang có chùa Hương nghiêm, trái lại còn về phía tây xã hiện có hai làng Viên quang và Hồđàm, đất của giáp Viên đàm, mà bia chùa Hương nghiêm nói tới là đã có sự tranh chấp đất đai với Giáp bối lý. Đất Giáp bối lý có lẽ phải bao gồm cả những đất của làng Nhân lý và Mỹ lý nữa.

2 Theo bia chùa Hương nghiêm thì Lê Lương là người đầu tiên dựng chùa Hương nghiêm ở Giáp bối lý vào thời Hậu Đường (923- 937). "Ông thuộc một cự tộc ở quận Cửu chân, châu Ái. Ông làm đến chức Trấn quốc bộc xạ. Nhà ông giàu rất có thế lực trong xứ. Thóc ông trữđến 110 lẫm. Trong nhà ông nuôi 3000 người khách. Ông dốc một lòng thiện, rất sùng đạo Phật". Đến khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vào năm 968, ông được phong Ái châu Cửu chân đô oai quốc dịch sứ, hàm Kim tử quang lộc đại phu, phong

ấp. Ngoài chùa Hương nghiêm ra, bia còn nói ông có dựng chùa Trinh nghiêm và Minh nghiêm nữa, nhưng nay ta chưa tìm thấy chúng. Chúng có thểở hai làng Nhân lý hay Mỹ lý.

3 Theo bia chùa Hương nghiêm thì đến đời Lý, vua Lý Thái Tôn đi chơi về phương nam tới Ái châu có qua chùa ấy. Hoàng Xuân Hãn Sđd., tr. 456, dựa vào Đại Việt sử lược và Toàn thưgiả thiết Lý Thái Tôn đến chùa Hương nghiêm khoảng năm 1031. Nhưng chùa, trải mấy đời thờ cúng, rường cột đã đổ nát. Vua bèn sai sửa chữa lại. Vua lại ban cho cháu ông Bộc xạ, là Đạo Quang trưởng lão làm thiền chủ, cấp cho 5 tên giúp việc, và sai trụ trì ởđó". Cha của Đạo Dung theo bia như vậy là Đạo Quang trưởng lão, có lẽđây là một tên phong khác, ngoài Huyền Ngung và Tăng Phán.

4 Bia chùa Hương nghiêm: "Năm Bính thìn (1076), Sư bỏ gia hương đi tìm bạn. Cỡi thuyền ra bể, rồi tới Thăng long. Ởđó Thiền sư

gặp một vị tăng hiệu là Cao Tăng. Sư cảm phục, bèn theo học". Xem Lý Thường Kiệt tr. 457.

5 Bia chùa Hương nghiêm: "Đạo Dung hỏi: "Điều gì cốt yếu trong pháp?" Cao tăng trả lời: "Pháp vốn không phép, ta lấy gì mà bảo ngươi". Bỗng nghe Sư thấy trong lòng mở mang, bèn giác ngộ". Xem sđd., tr. 457.

6 Bia chùa Hương nghiêm: "Sư bèn ngược dòng sông Lô (Nhị Hà) trèo núi Thứu đài. Ngắm xem cảnh đẹp ấy, Sư dừng chân lại, cho là rất vừa ý. Sư sai thợ chọn hướng, ghép đá làm nền, mà dựng nên chùa. Đặt tên là chùa Khai giác". Xem sđd., tr. 458.

7 Hoàng Xuân Hãn, sđd, tr. 460, nhận xét: "Thiền uyển tập anh chép rằng: "Rồi Sư trở về nhà, dựng chùa đểởđến lúc già. Sư mất ngày mồng 5 tháng 2 năm Giáp ngọ 1174 đời Thiên Cảm Chí Báu". Chép như vậy chắc lầm, vì rằng năm 1076 Sưđã ra Thăng long. Nếu sống đến năm 1174, thì Sư phải ít nhất cũng một trăm hai mươi tuổi".

Cứ theo báo cáo của Hãn về cái bia chùa Hương nghiêm này, thì quả thực nó đưa ra khá nhiều vấn đề cho chúng ta về

niên đại của Đạo Dung, bởi vì theo nó thì năm 1076 Dung ra Thăng long gặp Khánh Hỷ, năm 1087 (Hãn sửa lại là năm1077) Dung trở về quê và yêu cầu tùng huyễnh Lưu Khánh Đàm sửa lại chùa Hương nghiêm, cùng năm này Dung được vua Lý Nhân Tôn mời ra Thăng long lập đạo tràng trong cung, rồi năm 1122 Dung trở về quê, lại sửa chùa Hương nghiêm đểở. Sửa xong, viết bia đó vào năm 1124. Đến lúc này, thế nào Dung cũng trên dưới 70 tuổi rồi. Không lẽ nào Dung còn sống thêm 50 năm nữa cho tới năm 1174 mới mất sao? Chúng tôi hiện chưa có nguyên văn cái bia chùa Hương nghiêm này, nên không thể bàn cãi gì thêm. Nhưng cũng cần lưu ý rằng năm Bính thìn 1076 cũng có thể là năm Đinh mão 1147, và năm Nhâm dần 1122 có thể là năm Canh dần 1170.

T hế H T h Mư ời S á u ( 3 n gư ời )

61. THIN SƯ Trí Nhàn (Mt tên là Tĩnh L)1

Am Phù môn, núi Cao dã, Yên lãng2. Người Phong châu3, họ Lê, tên Thước là miêu duệ của Ngự Man Vương triều Lê4. Oâng nội là Thuận Tôn làm quan với triều Lý đến chức Trung thưđại liêu ban, lấy công chúa Kim Thành5. Cha là Đạc, làm quan đến chức Minh tự. Anh là Kiếm, xa nhận chức Tam nguyên đô tuần kiểm cùng được bổ làm Châu mục6. Sư sớm lo việc học hành, thi đậu tiến sĩ, sung làm Cung hầu thư gia7.

Năm 27 tuổi, một hôm (64a1) theo anh dẫn tới trường giảng của Giới Không, nghe giảng kinh Kim cang đến câu "Tất cả pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt bóng, như sương cũng như chớp, nên quán sát như thế"8. Sư bỗng nhiên cảm ngộ than rằng: "Năm lời của Như Lai đâu có điêu ngoa1. Các

1 Cả hai bản in đời Lê lẫn bản in đời Nguyễn đều có "Trí thiền sư". Nhưng Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 16a7-8 và Đại nam

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 136 - 157)