THIỀN SƯ Đạo Hạnh (? 1117)

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 116 - 123)

Chùa Thiên phúc3, núi Phật tích4, họ Từ, tên Lộ. Cha là Vinh, làm quan tới chức Tăng quan đô án, thường đi học tại làng An lãng1. Lấy một người con gái họ Tăng rồi theo quê vợ. Sư là con nàng Tăng Thị vậy.

"Thiên tử" và chuyện sét đánh thành văn thôi. Còn chuyện sâu ăn cây đa chùa Song lâm thì bây giờ không thấy cuốn sử nào ghi tới. Nó chắc đã bị các tác giả sau Lê Văn Hưu tước bỏ.

1 Làng An trinh, phủ Thiên đức này chúng tôi hiện chưa khảo được đích xác là làng nào thuộc huyện nào của tỉnh Bắc ninh ngày nay. Bắc thành địa dư chí lục 2 có ghi một làng tên An trinh thuộc tổng Văn thai, huyện Cẩm giàng, trấn Hải dương. Chúng tôi chắc làng An trinh này không phải là làng An trinh của Định Huệởđây, nhưng cứ ghi ra, bởi vì huyện Cẩm giàng theo Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hải dương, mục Kiến trí diên cách thì huyện Cẩm giàng "đời thuộc Minh thuộc vào châu Thượng hồng, phủ

Lạng giang".

2 Tức thuộc phần đất tỉnh Vĩnh phú ngày nay. Xem chú thích (6) truyện Pháp Hiền. Về Cẩm điền, bảng danh sách các tổng xã của hai tỉnh Sơn tây và Vĩnh yên trong Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục Tục khảo, không có tổng xã nào tên Cẩm điền cả. Nhưng một số làng hai huyện Tam dương và Yên lạc có những tên bắt đầu bằng chữ "cẩm" hay chữ "điền", hay kết thúc bằng chữ "điền". Đấy là xã Điền trù của tổng Bình hòa, xã Cẩm trạch của tổng Đạo tú và xã Đại điền của tổng Quan ngoại thuộc huyện Tam dương, và những xã Cẩm la, Cẩm trạch và Cẩm viên của tổng Nhật chiếu thuộc huyện Yên lạc. Chúng tôi nghĩ Cẩm điền có lẽ

gồm phần đất của hai tổng Đạo tú và Quan ngoại vừa thấy.

3Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục Tự quan, viết: "Chùa Thiên phúc tại xã Sài tây, huyện Yên sơn, xưa gọi là am Hương giang (nên đọc hải, Lê Mạnh Thát chú) lại gọi là viện Phổđà. Chùa bên trái thờ Từ thiền sư bên phải thờ tượng Lý Thần Tôn, ở

giữa thờ tượng Phật. Thiền sư họ Từ tên Lộ, tựĐạo Hạnh, người An lãng huyện Vĩnh thuận, tỉnh Hà nội, là bậc cao tăng của thời

đó đến trác tích ởđây. Lý Nhân Tôn tuổi đã cao mà chưa có con nối dõi. Em vua là Sùng Hiền Hầu cũng chưa có con, cùng với

Đạo Hạnh nói việc cầu tự. Đạo Hạnh hẹn ngày kia khi phu nhân sắp sanh thì nên báo trước cho biết. Sau đó, khi phu nhân sắp sinh, bèn đi báo. Đạo Hạnh tức khắc thay quần áo tắm rửa, vào trong động mà thi giải. Phu nhân liền sinh một người con trai ấy là Thần Tôn. Người làng cho đó là điều lạ, đem thây bỏ vào trong khám mà thờ. Mỗi năm đến ngày 7 tháng 3, tục truyền đó là ngày kỵ của Sư, sĩ nữ tụ họp đông đảo, làm thành một chỗ du ngoạn đẹp đẽ của địa phương. Văn nhân danh sĩ phần nhiều có làm thơ vịnh. Thâycủa Sưđến khoảng Minh Vĩnh Lạc thì bị người Minh đốt cháy. Người làng lại đúc tượng Sư mà thờ. Trong khoảng Lê Quang Thuận, cha của Hoàng hậu Trường Lạc là Nguyễn Đức Trung đi cầu tự cho hậu ở trong động chùa đó thì có một mảnh đá bay tới. Bèn cầm về tạc thành một tượng Phật mà thờ. Khi đã làm vậy, thì sau đó hậu mộng thấy rồng vàng vào sườn bên trái, bèn sinh ra Hiến Tôn. Trong khoảng Cảnh Thống, bàn lập bia am Hiển thụy khắc vào đá nay còn. Triều ta phong thần Từ Đạo Hạnh đại thiền sư ".

4Lịch triều hiến chương loại chí 3 tờ 8a6b1 viết: "Núi (Nguyên văn viết chùa, Lê Mạnh Thát sửa) Phật tích ở xã Thủy khê, huyện Yên sơn, một tên là Sài sơn, lại gọi là Cổ sài. Cảnh núi đẹp đẽ trông ngang xuống mặt hồ trên núi có hang sâu là chỗ TừĐạo Hạnh thi giải. Vách hang đang còn có dấu đầu và dấu chân. Trên đó có am Hương hải và viện Phổđà đều do Từ Công dựng nên, nay là chùa Thiên phúc".

Kiến văn tiểu lục 6 tờ 2a7-3a1 viết: "Sài sơn của huyện Yên sơn, đời Lý gọi là núi Phổđà lạc, đời Trần gọi là núi Phật tích. Trên núi có chùa và tiên động các nơi. Trong động có tám chỗ lõm, như dấu đầu người va vào, lại có dấu chân như của người khổng lồ. Dưới núi có chùa Thiên phúc, trước có hồ lớn, sau có lầu chuông, có chuông do Thiền sư Vạn Hạnh đúc thành, vào năm Long Phù Nguyên Hoá thứ 9 (1109) triều Lý, đệ tử Huệ Hưng soạn ký, trước tác lang Nghiêm Thường khắc chữ. Trên chuông có khắc hình cây bồ lao, dùng dây sắt mà treo. Đấy là vật xưa 700 năm đến nay. Dưới lời ký có khắc sắc chỉ của Vua Trần Anh Tôn cấp ruộng thờ cúngvào năm Hưng Long thứ 12 (1304). Bên cạnh có Hiển thụy dựng trong khoảng Cảnh Thống, có bia ký do Thượng thư Nguyễn Bảo soạn. Xét An nam chí có nói rằng: Núi Phật tích có một tảng đá, trên có dấu chân người khổng lồ. Dưới chân núi có hồ, chu vi hơn ba dặm. Hai bên hồ và núi có dựng nhà thủy tạ. Tháng 5 tháng 6 hoa sen nởđầy hồ, mùi thơm sặc cả

người. Trên núi có chùa Thiên phúc, sơn phết rực rỡ, thực là danh thắng một phương, chỉ nói trên núi Phật tích có chùa Tư phúc, có am Biện tài và am Cực lạc. Người của châu và những con em của phường du lịch thường mỗi năm vào tháng 3 đến dạo chơi xem l, đèn nhang chất đống, xe ngựa dập dìu, văn nhân danh sĩ phần nhiều đều có đề thơ vịnh cảnh. Tức là núi đó".

Lúc nhỏ, Sư ham chơi, tính tình hào hiệp, có chí lớn, lại có hành động nói năng người đời không thể lường được. Sư thường kết bạn với nhà nho Phí Sinh, đạo sĩ Lê Toàn Nghĩa2 và nghệ sĩ phường chèo Vi Ất. Đêm, Sư khổ công đọc sách, ngày thì thổi sáo, đánh cầu, đánh bạc làm vui. Thân phụ thường trách Sư biếng nhác.

Một hôm, ông lén vào phòng ngủ của Sưđể rình xem, thấy ngọn đèn đã tàn, sách vở chất đống, Sưđang dựa án mà ngủ, tay chưa rời quyển sách, tàn đèn rơi đầy mặt bàn.

Từđấy ông cụ không lo nữa.

Sau đó ứng thi điện thí tăng quan đỗ khoa Bạch liên3. Chẳng bao lâu cha Sư là Vinh dùng tà thuật làm mất lòng Diên Thành Hầu4. Hầu nhờ pháp sưĐại Điên5 dùng phép đánh chết (54a1), ném xác

1 Làng Yên lãng đây tức là làng Yên lãng thuộc huyện Vĩnh thuận của Bắc thành địa dư chí lục 1 và Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục Từ miếu và Tự quán, tức làng Láng ở gần phía tây Thủđô Hà nội ngày nay. Làng này hiện có chùa thờĐạo Hạnh, tục gọi là chùa Láng. Bắc thành địa dư chí lục 1 chép chuyện đấy vào thế kỷ 19 như sau: "Chùa Yên lãng tại trại Yên lãng, huyện Vĩnh thuận, thế truyền là chỗ tu hành của Thiền sư TừĐạo Hạnh triều Lý. Thiền sư là kẻ có thù với Thiền sưĐại Điên xã Dịch vọng. Đạo Hạnh sau đó đi Tây vực học đạo, trở về giết Đại Điên, nên lệ chùa Yên lãng mỗi năm vào tháng 3 phải rước thần qua chùa hai xã Yên quyết và Dịch vọng, đốt pháo múa gậy, giống như có việc đánh nhau, để diễn lại chuyện đó. Nay chùa Yên lãng có một hòm gỗ trong đựng một miếng đồng có chữ phạn viết bằng son. Đó là di tích của Sư. Sau Đạo Hạnh đến tu đạo tại Sài sơn, tỉnh Sơn tây, rồi đầu thai làm Lý Thần Tôn".

Đây như vậy chỉ nói tên cha và trú quán, nhưng không nói tên mẹ và nguyên quán của TừĐạo Hạnh. Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục từ miếu, nhân viết vềđến TừĐạo Hạnh Thiền sưở chân núi Sài sơn huyện Yên sơn, nói: Xét trong

đền thì bên trái thờ tượng TừĐạo Hạnh, bên phải thờ tượng Lý Thần Tôn, ở giữa thờ tượng Phật. Một thuyết nói rằng Đạo Hạnh là người thôn Đồng bụt, huyện Yên sơn, cha là Từ Vinh mẹ là Tăng thị Loan. Nay tương truyền ởĐồng bụt có nền cũ nhà họ Từ, trước chùa có 70 mẫu ruộng là ruộng họ Từ, nay đem làm tựđiền cho thôn ấy".

Cứđây thì nguyên quán của Đạo Hạnh là thôn Đồng bụt, huyện Yên sơn tỉnh Sơn tây. Truyện Đạo Hạnh ởđây nói rõ Yên lãng là trú quán của Hạnh, nên ta khỏi phải đặt nghi vấn về chuyện đâu là quê quán của Hạnh, nhưĐại nam nhất thống chíđã làm.

2Đại Việt sử lược 2 tờ 16a10 viết: "Năm Quảng Hựu thứ 7 (1091) kiến quan Lê Toàn Nghĩa dâng rùa năm sắc". Toàn thưB3 tờ

12a9 cũng ghi chuyện này, nhưng không ghi chức quan của Nghĩa.

3 Truyện TừĐạo Hạnh trong Lĩnh nam trích quái truyện tờ 28-31 chép hoàn toàn giống truyện TừĐạo Hạnh ởđây, nhưng sau câu "hậu ứng tăng quan ngự thí trúng", nó lại thêm 7 chữ "Bạch liên khoa, vị cơ phụ Vinh", trước khi viết tiếp "dĩ tà thuật ngỗ Diên Thành Hầu". Truyện Đạo Hạnh ởđây, sau câu "hậu ứng tăng quan ngự thí trúng", lại bỏ trống một đoạn đúng chỗ cho 7 chữ, rồi viết tiếp "dĩ tà thuật ngỗ Diên Thành Hầu". Chúng tôi nghĩ rằng khoảng trống 7 chữđây đúng là chỗ của 7 chữ hiện còn chép trong Lĩnh nam trích quái mà để bản của bản in Thiền uyển tập anh năm 1715 đã bị rách hay mọt ăn mất, nên người hiệu đính cho bản in đây đã để trống đúng 7 chỗ cho những chữ mất đó. Đây là một ưu điểm lớn của bản in năm 1715 giữa những ưu điểm khác của nó. Bản in đời Nguyễn không để một khoảng trống nào cả, nên dù có bản của Lĩnh nam trích quái chăng nữa, ta cũng không thể nào nhận ra khoảng đấy thiếu mấy chữ. Chúng tôi do thếđề nghị thêm 7 chữ trên vào chỗ trống ở tờ 53b10 của Thiền uyển tập anh, để cho ý nghĩa của câu "hậu ứng tăng quan ngự thí trúng... " và câu "dĩ tà thuật ngỗ Diên Thành Hầu" ở trước và sau khoảng trống đấy được rõ hơn. Nếu chấp nhận, hai câu ấy bây giờđọc: "Hậu ứng tăng quan thí trúng Bạch liên khoa. Vị cơ

phụ Vinh dĩ tà thuật ngỗ Diên Thành Hầu", mà ta có thể dịch thành: "Sau đó Sưứng thi điện thí tăng quan, trúng khoa Bạch liên. Chẳng bao lâu, cha Sư là Vinh dùng tà thuật làm mích lòng Diên Thành Hầu ..."

Khoa Bạch liên là khoa gì vào thời Lý, chúng tôi hiện chưa thể khảo được.

4 Diên thành hầu (? - 1117) là con của Lý Thánh Tôn và em của Nhân Tôn. Tính tình của vị hầu này chắc nóng nảy lắm. Đại Việt sử

lược 2 tờ 20a3 ghi lại một chứng sau: "Năm Long Phù Nguyên Hóa thứ 4 (1104), mùa thu tháng 9 ngày mồng một. Diên Thành Hầu lấy hốt đánh Trung Nghĩa Hầu ởđiện Thiên an". Trung Nghĩa Hầu (? - 1117) cũng là con của Thánh Tôn và chắc là em của Diên Thành, và điện Thiên an là nơi thị triều của vua. Thế mà, giữa mặt bá quan văn võ, Diên Thành đã lấy hốt đánh Trung Nghĩa.

5 Tức Nguyễn Đại Điên, mà truyện Thần Nghi tờ 40a11 nói tới nhưđại biểu cho một Thiền phái thứ 4 của thời Lý. Cứ vào truyện

Đạo Hạnh ởđây, ta có thểđoán Đại Điên bịĐạo Hạnh đánh chết vào khoảng năm 1110 bởi vì cuối truyện có chua câu: "Giác Hoàng, hoặc có người nói là Đại Điên ấy vậy". Mà Giác Hoàng theo Đại Việt sử lược 2 tờ 21a4, thì vào năm Hội Tường Đại Khánh thứ 3 (1112) là đã 3 tuổi rồi. Vậy Hoàng phải sinh năm 1110. Bấy giờ, nếu bảo Giác Hoàng là Đại Điên thì đương nhiên Điên phải chết vào năm Hoàng sinh, tức năm 1110 ấy, mới đầu thai thành Hoàng được, tối thiểu là bằng vào sự tin tưởng huyền thuật

đương thời. Cho nên, việc liên hệĐại Điên với sự sinh của Giác Hoàng phải giả thiết rằng Điên chết vào năm Hoàng sinh. Về nguyên quán của Điên, Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục Tăng thích, có ghi một vị sư tên Nguyễn Đạo Hạnh và nói: "Sư người huyện Tiên phong là miêu duệ của Thiền sư Thái Điên, bình sanh cùng sư Nguyễn Minh Không và TừĐạo Hạnh làm bạn, học thuật tu luyện, sau hóa thân ở xã Chiêu nhân thổ nhân bèn lập đền thờ". Thái Điên đây, chúng tôi nghi cũng là Đại

Điên, bởi vì Việt sử tiêu án 1 tờ 108b9 dẫn Ngoại truyện nói: "Cha Đạo Hạnh là Từ Vinh vì pháp thuật bị sư Thái Điên đánh giết". Như vậy quê hương của Đại Điên là vùng đất huyện Tiên phong, tức huyện Quảng oai, tỉnh Sơn tây bây giờ. Kiến văn tiểu lục 9 tờ

16a1 17a2 viết rất là dài về cuộc đời nhà sư Nguyễn Đạo Hạnh đây và nói: "Ông người xã Vịnh phệ, huyện Tiên phong". Nếu vậy

xuống sông Tô lịch1. Xác trôi đến cầu Quyết2 là chỗ nhà Hầu, bỗng đứng thẳng lên mà chỉ tay vào nhà, suốt ngày không đi. Hầu sợ, đi báo cho Đại Điên. Đại Điên đến nơi, đọc một câu kệ: " Tăng giận không cách đêm". Đọc xong, xác đáp lại trôi đi.

Sư nghĩ cách phục thù cho cha, nhưng tìm kế không ra. Một hôm, Sư rình Điên đi khỏi nhà, muốn đánh lén, chợt nghe trên không có tiếng la: "Đừng, đừng! Sư sợ hãi vứt cây mà chạy. Sư muốn sang Ấn độ, tìm học phép linh dịđể chống lại Đại Điên. Đi đến xứ Mọi răng vàng3, đường xá hiểm trở, Sư bèn trở vềẩn tại núi ấy, hằng ngày chuyên tụng chú Đại bi tâm đà la ni đủ 10 vạn 8 ngàn biến. Một hôm Sư thấy thần nhân đến trước mặt mình nói: "Đệ tử là Tứ trấn Thiên vương4, cảm công đức trì xứ của Sư, nên đến đây xin hầu để Sư sai bảo". Sư biết đạo pháp của mình đã thành, có thể trả thù cha nên mới đến bến Quyết, cầm gậy, thử ném xuống dòng nước chảy xiết, gậy trôi ngược dòng như con rồng, đến cầu Tây dương5 dừng lại. Sư mừng (54b1) nói: "Pháp ta thắng rồi". Bèn đến thẳng chỗĐại Điên. Điên thấy nói:

Cuối cùng, về ngôi chùa trú trì của Điên, Bắc thành địa dư chí lục 1 nhân viết về chùa Yên lãng dẫn trước nói "Đạo Hạnh có thù với Thiền sưĐại Điên xã Dịch vọng". Như thế, vào thế kỷ thứ 19 người ta coi Điên sống ở xã Dịch vọng. Làng Dịch vọng này, Toàn thưB3 tờ 3a3-8 nói là nơi có chùa Thánh chúa. Ởđây đã có vị sư dạy Nguyễn Bông cái thuật đầu thai thành Lý Nhân Tôn. Dã sử về thần tích của _ Lan nói rõ ra vị sư chùa Thánh chúa, đấy không ai khác hơn là Đại Điên. Từđó, ngôi chùa Đại Điên

ở chắc không chùa nào khác hơn là Thánh chúa, làng Dịch vọng, huyện Từ liêm ngày trước, tức huyện Hoài đức, tỉnh Hà đông ngày nay. Sự việc Nguyễn Bông xảy ra vào năm 1063. Thế thì, Điên sống tại chùa đấy vào khoảng từ năm đó.

1Bắc thành địa dư chí lục 1 viết: "Sông Tô lịch ở phía đông của thành (Hà nội) phân lưu từ sông Nhị, theo thành từ phía Bắc mà chảy qua phía tây gặp sông Hà liu và sông Nhuệ, hai sông cùng chảy đổ vào. Sông này, mùa đông và xuân thì khô cạn, mùa thu và hạ thì thuyền đi được... Quốc sử của Ngô Sĩ Liên nói: "Sông này hễ khi có mưa lớn thì nước đầy ứ mà chảy ngược. Họ Ngô nói: "Sông Tô lịch chảy đi ra từ sông Nhị bắt đầu từ phường Hà khẩu chảy qua Tây hồ, Thụy Chương, Yên hoa và Yên quyết thì cạn thuyền đi không được, vì dân ở hai bên sông cứđể ngói đá lấp đầy, khi mưa to nước ứ lại không chảy được, nên phải chảy ngược

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 116 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)