THIỀN SƯ Chân Huyền

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 156 - 157)

83. THÁI PHÓ Đỗ Thường1

{Ba vị trên đều thừa kếĐỗĐô hoặc có nơi nói thừa kế Thiền sư Tịnh Giới phái Kiến sơ2

T hế H T h Năm ( 4 n gư ời )

(72b1)

84. THIN SƯ Hi Tnh3

85. HOÀNG ĐẾ Lý Cao

86. XƯỚNG NHI QUN GIÁP Nguyn Thc

{ba vị trên đều thừa kế Trương Tam Tạng}

87. Phng Ng Phm Đẳng

{Thừa kế Chân Huyền, hoặc lại nói thừa kếĐỗ Thái phó}

1Đại Việt sử lược 3 tờ 24a6 nói trong lần lánh nạn năm 1112, Lý Huệ Tôn "đã đến nhà của Đại liêu ban Đỗ Thường ởĐông ngạn".

Đại liêu ban dĩ nhiên là một tên gọi khác của Thái phó. Do sắc lịnh năm Đại định thứ 20 (1159) của Lý Anh Tôn thiết định, mà Đại Việt sử lược 3 tờ 6b3 đã ghi lại. Do đó Đại liêu ban Đỗ Thường cũng là Thái phó Đỗ Thường. Chỉ có vấn đề là chữ thường của Đại liêu ban Đỗ Thường, thông thường thì vẫn có thểđọc như chữ thường, nhưng cũng có thểđọc thành chữ thưởng. Vì vậy, Đại liêu ban Đỗ Thường rất có thể là Đại liêu ban Đỗ Thưởng chứ không phải Thái phó Đỗ Thường. Dầu sao đi nữa, chúng tôi vẫn nghĩ Đại liêu ban Đỗ Thường hay Thưởng là Thái phó Đỗ Thường ởđây. Thế hệ này, nguyên bản ghi có bốn người, nhưng chỉ liệt kê tên của ba người

2 Nguyên văn: Tự Kiến sơ Tịnh ... thiền sư. Như vậy ta chỉ biết "nối dõi Thiền sư Tịnh... của phái Kiến sơ". Chúng tôi ghi thêm là Tịnh Giới, bởi nghĩ rằng thế hệ của Đỗ Thường còn có những người như Trương Tam Tạng được coi là đệ tử của Định Giác, tức Giác Hải của phái Kiến sơ. Cho nên nếu bảo Thường là một đệ tử của một Tịnh gì đấy của phái Kiến sơ thì có lẽ không sai mấy khi ta đi tìm trong thế hệ của Giác Hải có một người nào tên Tịnh gì đấy không. Nhưng thế hệ Giác Hải có đến ba người có tên bắt

đầu bằng chữ Tịnh, đấy là Tịnh Không(1091-1170), Tịnh Lực (1112 - 1175) và Tịnh Giới (1140?- 1207). Chúng tôi chọn Tịnh Giới, không những vì Giới có một đời sống phù phép không kém gì Không Lộ và Giác Hải, mà còn vì truyện Tịnh Giới nói "Có nơi nói Giới ở chùa Quốc thanh, Hải thanh", nghĩa là Giới đến từ một chùa và một vùng với Không Lộ và Giác Hải.

3Đạo giáo nguyên lưu quyển thượng tờ 15b5-6 dưới mục Tuyết đậu truyền pháp, viết: "Kinh đô Thăng long, chùa Khai quốc Đại sư

Thảo Đường, từđó truyền tôn phái Tuyết đậu làm đời thứ nhất. Đời thứ hai truyền cho Bát Nhã. Đời thứ ba truyền cho Hoằng Minh. Đời thứ tư truyền cho cho bốn vị tổ, danh hiệu chưa rõ. Đời thứ năm truyền cho Chân Huyền. Đời thứ sáu truyền cho Hải Tịnh".

Nói như thế, chứng tỏ rằng khi An Thiền viết và in xong Đạo giáo nguyên lưu khoảng năm 1845, ông chưa có "Cựu bản chùa Tiêu sơn" của Thiền uyển tập anh, mà sau này vào năm 1859 ông đã in thành quyển thượng của bộĐại nam Thiền uyển truyền đăng của ông. Thế thứ lưu truyền của phái Thảo Đường do ông liệt, do thế có thể rút từ những tài liệu khác với Thiền uyển tập anhởđây và vì vậy có một giá trị kiểm chứng nào đó.

THIỀN UYỂN TẬP ANH XONG QUYỂN Hạ

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 156 - 157)