THIỀN SƯ Huyền Quang (? 1221)

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 90 - 93)

Núi Yên Tử5, người Kinh sư, họ Lê, tên Thuần. Là người có tiếng nói dịu dàng, dung mạo đẹp đẽ, mồ côi từ bé trải nhiều gian khổ.

Năm vừa 11 tuổi, Thường Chiếu chùa Lục tổ thấy đem về nuôi, cho làm đệ tử. Sư học vấn thông tuệ, mỗi ngày học hàng vạn chữ, không đầy 10 năm, gồm thông Tam học. Nhưng tôn chỉ môn thiền Sư chưa kịp suy cứu thì Thường Chiếu đã qui tịch. Về sau, cùng người biện luận (41b1) tâm yếu tất bị bắt bẻ. Sư thường tự trách mình rằng: "Ta đây ví như con nhà giàu, lúc cha mẹ còn sống, ăn chơi lêu lổng,

1 Tức khoảng địa phận quanh làng Phù cầm, huyện Từ sơn, tỉnh Hà bắc hiện nay. Về bàn cãi xem chú thích (3) truyện Định Hương.

2 Mãi quỷ, một tên khác của chim đỗ nguyên hay chim cuốc.

3 Tội ngũ nghịch tức năm tội trọng, đấy là giết cha, giết mẹ, giết A la hán, gây đỗ máu nơi thân Phật, phá hoại sự hòa hợp của chúng tăng.

Tội thất già tức bảy trọng tội không cho phép của một người được thọ giới Bồ tát, đấy là: "Gây đổ máu nơi thân Phật, giết cha, giết mẹ, giết Hòa thượng, giết A xà lê, phá yết ma chuyển pháp luân, giết thánh nhân". Xem Phạm võng kinh quyển hạ tờ

1008.

4 Phi nhân: tức loài quỷ thần thông không phải là loài người.

5 Bắc thành địa dư chí lục 2 viết: "Núi Yên tửở tại xã Nam mẫu huyện Đông triều, một tên là Tượng sơn. Long mạch chi tả bổ

xuống làm tổ các núi ở Hải dương. CứĐồ kinh thì núi ở hương Cấn. Mạch Quyết nói: "Nó nở như sen, nó bay như diều, hai cái không đều, sinh nhiều ngỗ nghịch". Hải nhạc danh sơn đồđời Tống cho núi này là một trong bốn đất phúc. Xưa, An Kỳ Sinh đời Hán tu luyện ởđấy. Trên núi (Tiên) có chùa gọi Hoa yên, gọi Tử tiêu, lại có khe tên Giải oan, tên Long hàm, khéo léo thanh vắng, thật là một bồng đảo của thiên nhiên...". Xem thêm Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hải dương, mục sơn xuyên.

đến khi cha mẹ chết thì mờ mịt ngu muội, không biết châu báu trong nhà nằm ởđâu, đến nỗi cuối cùng thành nghèo thiếu".1

Từđó, Sư dạo khắp tòng lâm, tham học các hàng tri thức, gặp Trí Thông chùa Thánh quả dạy cho một câu, Sư chợt rõ tâm địa của mình, bèn ở lại đấy hầu hạ Thông. Sau vì nhân sự cúng dường của công chúa Hoa Dương2 mà tiếng đời phỉ báng nổi lên như ong. Sư nghe được, nói: "Phàm được người thế tục ngưỡng mộ tất không tránh khỏi bị hủy nhục. Nay ta là như thế sao? Vả, con đường Bồ tát thì rộng lớn, còn pháp Phật thì vô lượng, kẻ sĩ giữđạo trung dung còn nhiều khi phải buồn tẻ khóc thầm3. Nếu như không dõng mãnh tự xét, dùng sự nhẫn nhục làm giáp trụ, lấy việc tinh tấn làm khí giới, thì làm sao tránh được ma quân, phá được phiền não, cầu được giác ngộ vô thượng?"

Rồi Sư vào thẳng trong núi Uyên trừng, phủ Nghệ an, theo Thiền sư Pháp Giới thọ giới Cụ túc. Một hôm, Sư thấy thị giả dâng cơm, sẩy tay làm đổ xuống đất. Sợ quá, thị giả lấy tay hốt cơm lộn đất (42a1), Sư tự hối nói: "Ta sống vô ích cho người, chỉ nhọc cho họ cúng cấp đểđến nỗi như thế kia".

Từđấy bèn mặc áo lá, thôi nhận lương, trải hơn 10 năm. Lúc sắp tìm chỗ riêng để an dưỡng tuổi già, Sư bèn vào sâu trong núi ấy, kết cỏ làm am mà ở. Mỗi khi xuống núi kinh hành, Sư tất dùng gậy quảy một đẫy vải4. Đến ngồi nằm nơi nào, thú rừng trông thấy không con nào là không thuần phục.

Lý Huệ Tôn khâm phục đời sống cao thượng của Sư, đã nhiều lần lần sắp lễđi đón. Sư lánh mặt, sai thị giả bảo lại với sứ giả rằng: "Bần đạo sinh trên đất vua, ăn lộc vua, ở trong núi thờ Phật trải đã nhiều năm, mà công đức chưa thành, rất lấy làm thẹn. Nay nếu về thăm vua thì không những không có ích gì cho việc trị an, mà lại bị chúng sinh bài báng. Huống chi bây giờ Phật pháp đang thịnh hành, Sư trưởng trong đạo đã nhóm cấm túc ở gác điện Vũ nghi5 thì sao phải chiếu cố một ông thầy tu thô hèn gởi mình trong núi đến thế?". Từđó, Sư quyết không xuống núi nữa.

Có vị Tăng hỏi: "Hoà thượng ở trong núi bấy lâu làm được những việc gì" (42b1) Sưđáp: "Dùng đức Hứa Do6ấy

Sao biết đời mấy xuân Vô vi sống đồng rộng Tự tại người thênh thang"

Mùa xuân năm Tân tỵ Kiến Gia thứ 11 (1221), khi sắp thị tịch, Sư ngồi trên một tảng đá nói kệ: Pháp huyễn đều là huyễn,

Tu huyễn cũng là huyễn,

1 Chuyện người cùng tử trong kinh Pháp hoa, sau một thời gian trôi giạt gặp bất ngờ cha mình trong cảnh giàu sang tột bực, nhưng không nhận ra đó là cha, mà chỉ bằng lòng nhận thân phận nô dịch. Xem Diệu pháp liên hoan kinh tờ 16b25.

2Đại Việt sử lược 3 tờ 10a11: "Trinh Phù năm thứ 5 (1180) mùa đông cho thủ lãnh châu Vị long Hà Công Phụ cưới công chúa Hoa Dương". Công chúa Hoa Dương như vậy là con của Lý Anh Tôn.

3 Nguyên văn: Khấp kỳ. Từ lấy ra ở thiên Nghi tợ của Lã thị xuân thu 22 tờ 21b12-13 về việc "Mặc tử thấy đường rẽ mà khóc". Thiên Thuyết lâm của Hoài nam tử 17 tờ 13b13-14 giải rõ hơn: "Dương tử thấy đường rẽ mà khóc vì nó có thểđi về nam hay bắc".

4 BốĐại hòa thượng (...) thường dùng một cây gậy quảy một túi vải trên vai, viên tịch đời Lương, niên hiệu Trinh Minh thứ hai (916). Xem Truyền đăng lục 27 tờ 434a19.

5 Các sư tăng có lệ cấm túc, giới hạn trong một khu vực, trong một thời gian không ra khỏi giới hạn đó. Cuộc cấm túc này có lẽ xảy ra vào năm 1212, mà Đại Việt sử lược 3 tờ 24a10 ghi lại việc Lý Huệ Tôn cùng thái hậu đến trước Phật thệ rằng: "Trẫm đem sức mọn mà trộm nối ngôi quí, đến nỗi phải gặp loạn ly, sắp đổ sự nghiệp trước, thậm chí cung giá phải dời đổi nhiều lần. Nay muốn lãnh ngôi trời để nhường cho người hiền đức" nói xong, vua lấy dao muốn cắt tóc thì (Trần) Tự Khánh đốt sạch cung điện nhưĐại Việt sử lược 3 tờ 26b4 ghi. Điện Vũ nghi không thấy tên trong sử.

6 Hứa Do là tên nhà cao sĩđời thượng cổ Trung quốc, trước ởẩn tại Bãi trạch, vua Nghiêu đem thiên hạ nhường cho, bèn không nhận, rồi trốn đến dưới núi Cơở Dĩnh thuỷ cày ruộng. Vua Nghiêu lại mời làm Cửu chân trưởng. Hứa Do không muốn nghe, bèn

Chẳng là hai huyễn ấy Tức trừđược mọi huyễn".

Nói xong, Sư an nhiên mà tịch. Môn đồĐại Viên sắm đủ lễ an táng Sư trong hang núi. {Lại Tự ngu tập1 nói Sư mất, không biết ởđâu}

T hế H T h Mư ời Lăm ( C ó 7 n gư ời , đâ y c h c ó 1 n gư ời )

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)