Lý Thái Tôn

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 46 - 48)

Lúc bấy giờ vua Lý Thái Tôn thường đến thăm vấn thiền chỉ với Thiền Lão3 núi Thiên phúc. Kim chùy4 vừa giáng thì đầu óc đều thông. Những lúc rảnh rỗi việc nước, vua lấy thiền duyệt làm vui, nhân đó, cùng với các bậc kỳ túc [19a1] khắp nơi giảng cứu chỗ dịđồng. Vua bảo trước: "Trẫm nghĩđến nguồn tâm của Phật tổ, từ xưa Thánh hiền chưa khỏi bị chê bai, huống gì người hậu họ! Nay, Trẫm muốn cùng các đại đức, sơ tỏ ý mình, mỗi vị thuật một bài kệ, để xem chỗ dụng tâm ra làm sao". Tất cả đều bái tạ nhận lệnh.

Trong lúc mọi người đang tìm ý, vua đã làm xong bài kệ rằng:

1Kiến văn tiểu lục 4 tờ 13a9-b2: Vãn Quảng Trí Thiền sư thi: Lâm loan hồi thủđộn kinh thành

Phất tụ cao sơn viễn cánh sinh Kỷ nguyện tịnh cân xu trượng tịch Hốt văn di lý đả thiền khuyễnh Trai đình u điểu không đề nguyệt Mộ tháp thùy nhân vị tác minh Đạo lữ bất tu thương vĩnh biệt Viện tiền sơn thủy thị chân hình.

2 Lý Thái Tôn (1001-1054), tên thực là Lý Đức Chính, con của Lý Công Uẩn, nối ngôi Uẩn năm 1028 đến năm1054 thì mất. Xem Đại Việt sử lược 2, Toàn thưB2.

3 Cứ Lược dẫn thiền phái đồ in vào đầu Thượng sĩ ngữ lục tờ 5b6-7a6 thì thế thứ truyền thừa và vai trò của Lý Thái Tôn như sau: "Từ thuởđức Đại thánh ta là Phật Thích Ca Mâu Ni đem Chính pháp nhãn tạng niết bàn diệu tâm trao cho Tôn giả Ma Ha Ca Diếp, lần lượt truyền thọ phàm 28 đời thì đến Đại sưĐạt Ma. Đạt Ma vào Đông độ, truyền cho Đại sư Thần Quang. Thần Quang truyền xuống phàm sáu đời thì đến Đại sư Thần Hội. Chính vào lúc đó, chính pháp mới truyền vào đất nước ta. Không biết người nhận

được trước là ai. Hãy ghi từ Thiền sư Thiền Nguyệt truyền cho Nguyễn Thái Tôn, tiếp đến Trưởng lão Định Hương, Thiền sư Viên Chiếu, Thiền sưĐạo Huệ tiếp nhau truyền thọ, tên họẩn hiện, khó tìm manh mối, phân làm ba tôn:

(a) Tôn môn ta đã liệt ra ở bản đồ, không phiền chép đủ.

(b) Thiền sư Vương Chí Nhàn truyền cho Hoà thượng Nhiệm Tạng. Hoà thượng Nhiệm Tạng truyền cho Cư sĩ Nhiệm Túc,

đến nay chìm mất, không rõ thừa kế.

(c) Hoà thượng Nhật Thiển được pháp với ai đó, truyền cho Chân Đạo đại Vương, đến nay tôn này rồi cũng chìm mất. Lại có cư sĩ

Thiên Phong từ Chương tuyền đến, cùng với Ứng Thuận đồng thời, tự xưng thuộc tôn Lâm Tế, truyền cho quốc sưĐại Đăng và Hoà thượng Nan Tư . Đại Đăng truyền cho hoàng đế Thánh Tôn ta và các ngài Liu Minh quốc sư, Thường Cung, Huyền sách, Huyền Sách truyền cho Phả Trắc v.v ... nay cũng mờ dần không rực rỡ lắm. Ôi, Thiền tôn thạnh suy, há nói xiết sao. Nay lược kể

các phái Thiền để lưu lại về sau, hầu bậc học giả biết Thiền có tôn đáng học, chứ chẳng phải chuyện tự bịa đặt bày ra, ấy vậy". Sau lời tự dẫn này mới chính là bản đồ truyền thừa của Thiền phái Trúc lâm, mà người viết lời tự dẫn vừa dịch tự xưng là tôn mình. Cái gọi là Lược dẫn thiền phái đồđây chắc chắn là do một tác giả thuộc phái Trúc lâm viết ra, bởi vì nó không những xưng Trần Thánh Tôn là "Hoàng đế Thánh Tôn ta" và Lý Thái Tôn là Nguyễn Thái Tôn, mà còn vì trong bản đồ của phái Trúc lâm, nó liệt đến ba người đệ tử của Pháp Loa là hết. Thêm vào đó, thật lục của Trần Nhân Tôn trong Thánh đăng lục tờ 40a2 khi nói đến những người đệ tử nối dòng của Nhân Tôn, nó viết: "Đệ tử nối pháp đã liệt kê đầy đủ trong Tuệ trung Thượng sĩ ngữ lục đồ tinh dẫn." Cái gọi là "Tuệ trungThượng sĩ ngữ lục đồ tinh dẫn" này tức là Lược dẫn thiền phái đồ vừa dịch. Như vậy, bản lược đồđấy phải viết sau khi Nhân Tôn mất, tức sau năm 1308, để cho Thật lục có thể dẫn. Nó do ai viết? Chắc phải là một trong những người đệ tử của Pháp Loa, mà chính bản đồ của Lược dẫn ghi gồm ba người, đấy là Huyền Quang, Cảnh Huy và QuếĐường. Một trong ba người này hay là thị giả cao đệ của họđã ghi lại.

Bấy giờ, cứ bản Lược dẫn thiền phái đồ thì thầy của Lý Thái Tôn là Thiền sư Thiền Nguyệt. Thiền uyển tập anh nói vua "tham vấn thiền chỉ với Thiền Lão". Thiền Lão như vậy đúng ra phải có tên là Thiền Nguyệt mà vì tôn trọng phải gọi thành Thiền Lão, như

trường hợp Thông Thiền đã gọi thành Thông sư. Ứng Thuận gọi thành Ứng vương, để khỏi phạm húy của thầy. Do đó Thiền Lão từđây nó phải là Thiền Nguyệt.

Đọc lời tự dẫn của bản Lược dẫn thiền phái đồ trên, ta có thể chắc chắn nó phải viết ra trước năm 1337 khi tác giảThiền uyển tập anh hoàn thành tác phẩm của mình, bởi vì nếu có Thiền uyển tập anh người viết lời tự dẫn đã không phải nói"không biết người

đắc pháp về trước Thiền Nguyệt là ai". Rất có thể tác giả lời tự dẫn trên đây cũng là tác giả của Thiền uyển tập anh. Xem những bàn cãi trong phần nghiên cứu.

4 Châm chùy, hoặc nói là kiếm chùy, chỉ cho sựđào luyện khó nhọc của Thiền gia. Phổ Chiếu, Bích nham lục tự: "Bỉnh phanh Phật

Bát nhã thật không tôn Nhân không, ngã cũng không Quá, hiện vị lai Phật

Pháp tính bản lai đồng.1

Mọi người đều phục sự nhanh trí của nhà vua.

T hế H T h T á m ( 6 n gư ời , t h iếu 3 n gư ời )

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 46 - 48)