THIỀN SƯ Vạn Hạnh (?-1025)

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 110 - 116)

Chùa Lục tổ, làng Dịch bảng, phủ Thiên đức. Người Cổ pháp, họ Nguyễn. Gia đình đời đời thờ Phật.

Thuở nhỏ Sưđã khác thường, gồm thông ba học nghiên cứu trăm luận2, xem thường công danh. Năm 21 tuổi xuất gia, cùng với Định Huệ thờ Thiền Ông chùa Lục tổ làm thầy. Ngoài lúc hầu hạ, Sư học tập quên cả mệt mỏi.

Sau khi Thiền Ông viên tịch, Sư chuyên tập pháp môn Tổng trì tam ma địa3, lấy đó làm việc riêng mình. Bấy giờ Sư nói ra (52a1) lời nào thiên hạđều cho là phù sấm. Hoàng đế Lê Đại Hành hết lòng tôn kính Sư.

Năm Thiên Phúc thứ 1 (980) tướng Tống là Hầu Nhân Bảo kéo quân sang cướp nước ta, đóng quân tại Cương giáp, Lãng sơn4. Vua mời Sưđến, đem chuyện thắng bại ra hỏi, Sưđáp:

"Trong vòng 3, 7 ngày giặc phải lui". Sau quả nhiên như thế.

Đến khi vua muốn đánh Chiêm thành, việc bàn định chưa dứt khoát5, Sư tâu: "Xin mau cất binh, nếu không, ắt mất cơ hội". Sau đánh quả nhiên thắng trận.

Thường có kẻ gian là Đỗ Ngân, muốn mưu hại Sư. Khi việc chưa phát, Sư biết trước, đưa cho y một bài thơ:

"Cây đất sinh nhau bạc với vàng6

Cớ sao thù địch mãi cưu mang Bấy giờ năm miệng hồn thu dứt1

1 Ly vy là một từ lấy từ phẩm Ly vy thể tịnh của Bảo tạng luận và nó được định nghĩa thế này: "Sở dĩ nói là Ly, vì bản thể chẳng phải hợp nhất với sự vật, cũng chẳng tách rời sự vật. Ví như gương sáng soi ảnh của mọi vật, nhưng gương sáng ấy không hiệp nhất với ảnh cũng không tách rời nó. Lại như hư không hiệp nhập hết thảy, nhưng không bị ô nhim. Năm sắc không thể làm nhớp năm âm không thể làm loạn, muôn vật không thể buộc vào, phong phú không thể làm lộn. Cho nên gọi là Ly. Sở dĩ nó là vy, vì bản thể mầu nhiệm, không hình, không sắc, không tướng, ứng dụng muôn ngõ mà không thể thấy, lắng không thể nghe, nhưng có hằng sa muôn đức, không thường, không đoạn, không rời, không tan, cho nên gọi là vy. Vì thế, hai chữ ly vy bao trùm hết yếu lý của đạo xem Bảo tạng luận tờ 146a7-15.

2 Ba học là giới, định, tuệ của giáo dục Phật giáo. Trăm luận chỉ các tác phẩm của Bách gia chư tử trong nền giáo dục truyền thống của nước ta.

3 Tổng trì tam ta địa, cũng gọi đà la ni tam muội, Phạn: Dhàrani-samàdhi, một lối thiền định thực hiện bằng cách đọc các khẩu quyết Phạn ngữ. Kinh Đại phẩm bát nhã viết: "Sao gọi là đà la ni tam muội? Vì trụ trong tam muội đó thì có thể giữ hết những tam muội, nên gọi đà la ni tam muội". Luận Đại trí độ viết: "Đàụ la ni tam muội vì được sức của tam muội đó thì các đà la ni văn và trì đều tự nhiên mà được". Xem Đại trí độ luận 40 tờ 398b24 và 401c27-28.

4Đại Việt sử lược 1 tờ 19a8-9: Thiên phúc năm thứ nhất, mùa xuân tháng ba, quân Hầu Nhân Bảo đến Lãng sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây kết, Lưu Trừng đến Bạch đằng giang". Toàn thư B1 tờ 14a1-3: "Thiên Phúc năm thứ 2 mùa xuân tháng 3, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộđến Tây kết, Lưu Trừng đến Bạch Đằng Giang".

5Đại Việt sử lược 1 tờ 19b1-3: "Thiên phúc năm thứ 2, vua sai Từ Mục v.v...đi sứ Chiêm thành, bị Chiêm thành bắt. Vua nổi giận, tự

làm tướng đem quân đi đánh, chém đầu vua Chiêm là Bề Mi Thuế tại trận, xẻo tai không thể kể xiết, bắt kỹ nữ trong cung Chiêm vài trăm người, dời trọng khí của Chiêm, thu lấy vàng bạc và đồ quý tới số muôn, phá tan thành trì Chiêm". Toàn thưB1 tờ 16a2- 6: "Thiên Phúc năm thứ 3, vua thân chinh Chiêm thành, thắng. Trước đó, vua sai Từ Mục và Ngô Tử Canh đi sứ Chiêm thành, bị

Chiêm thành bắt, vua nổi giận, đóng chiến thuyền, đúc khí giới, tự làm tướng đem quân đi đánh, chém đầu Bề Mi Thuế tại trận, Chiêm thành đại bại, bắt giết sĩ tốt không thể kể xiết, bắt kỹ nữ trong cung Chiêm trăm người và thầy tu Ấn độ một người, dời trọng khí của Chiêm, thu lấy vàng bạc và đồ quý tới số muôn, phá tan thành trì Chiêm".

6 Nguyên văn: Thổ mộc tương sinh ngân bạn kim. Đọc theo lối chiết tự thì Thổ mộc là chữĐỗ. Nguyên câu này chỉĐỗ Ngân. Đỗ

Thật đến về sau chẳng hận lòng".

Ngân sợ liền thôi. Ấy, tài tiên tri vãng giám của Sưđại loại như thế.

Bấy giờ Ngọa Triều bạo ngược, trời người oán ghét. Lý Thái Tổ khi ấy giữ chức Thân vệ, chưa lên ngôi. Trong khoảng thời gian này, những điều tốt xấu đều xuất hiện lẫn lộn nhau. Như viện Hàm toại chùa Ứng thiên tâm, châu Cổ pháp, có con chó trắng, lông trên lưng kết thành chữ "Thiên tử"2. Sét đánh vào cây bông gạo (52b1) để lại dấu chữ3. Ngôi mộ Hiển Khánh đại vương, bốn bềđêm nghe có tiếng đọc

1 Nguyên văn: Đương thời ngụ khẩu thu tâm tuyệt. Đọc theo lối chiết tự, ngũ với khẩu là chữ ngô là "ta", thu với tâm là chữ sầu. Bồ ĐềĐạt Ma tiên đoán cho Thái thú Dương Huyền về sự mình bịđầu độc sau này với những câu:

Giang tra phần ngọc lãng Quản cự khai kim toả

Ngũ khẩu tương cọng thành Cửu thập vô bỉ ngã. Xem Truyền đăng lục 6 tờ 220a.

2Đại Việt sử lược 2 tờ 2b5-7: "Nguyên trước đó chùa Ứng thiên làng Cổ pháp sinh một con chó trắng, trên lưng mọc lông đen thành chữ "Thiên tử", đến lúc ấy vua sinh nhằm năm Giáp tuất". Toàn thưB2 tờ 1b 6-2a1: "Nguyên trước đó viện Cảm tuyển chùa

Ứng thiên tâm, châu Cổ pháp sinh một con chó trắng có lông đen viền thành hai chữ "Thiên tử". Người biết việc nói rằng bởi đó là cái điềm của người sinh nhằm năm Tuất. Đến lúc ấy Vua sinh nhằm năm Giáp tuất mà làm Thiên tử, nên điều ấy quảđúng". Việt sử tiêu án 1 tờ 77a9-b1 nói chuyện này xảy ra tại chùa Thiên tâm.

3Đại Việt sử lược 2 tờ 1a9-b3: "Trong làng vua ở có một cây bông gạo bị sét đánh, dấu để lại thành văn rằng: Gốc cây nhiều công

Cơn lá xanh xanh Hòa đao mộc rụng Thập bát tử thành Cung chấn trời hiện Cung đoài sao chênh Trong sáu bảy ngày Thiên hạ thái bình

Vạn Hạnh bèn gọi vua bảo: "Tôi gần đây thấy sự lạ của sấm, biết nhà Lê đương mất, nhà Nguyễn đương lên. Họ Nguyễn không ai là có sự nhân từ, khoan thứ rất được lòng người như ông. Tôi tuổi 70 hơn rồi, chỉ sợ không kịp thay sự thịnh trị mà lấy làm hận". Toàn thư, tờ 31a7-32a5: "Trước đó, cây bông gạo làng Diên uẩn, châu Cổ pháp bị sét đánh. Người trong làng thấy rõ dấu sét có văn rằng: Gốc cây thăm thẳm Cơn lá xanh xanh Hoà đao mộc rụng Thập bát tử thành Đông a vào đất Cây khác tái sanh Cung chấn trời hiện Cung đoài sao chênh Khoảng sáu bảy năm Thiên hạ thái bình.

Thầy Vạn Hạnh riêng tự mình bình rằng: "Gốc cây thăm thẳm, gốc là cái cội thì giống như vua vậy. Diểu là âm đồng với chữ yểu, nên viết chữ yểu. Một biểu thanh thanh, biểu là ngọn mà ngọn thì giống như bề tôi, còn thanh và thiên, âm chúng gần nhau, nên viết chữ thiên có nghĩa là thịnh vượng. Hòa đao mộc là chữ Lê, Thập bát tử là chữ Lý. Đông a là họ Trần. Vào đất là người phương bắc vào ăn cướp. Cây khác tái sinh là họ Lê lại sinh ra. Cung chấn trời hiện, chấn chỉ phương đông, hiện là ra, trời tức là thiên tử vậy. Cung đoài sao chênh, đoài chỉ phương tây, chênh cũng như mất đi, sao thì giống như dân thường. Cả bài trên muốn nói vua yểu, tôi thịnh, Lê rụng, Lý thành, phương đông Thiên tử ra đời, phương tây thứ dân chìm mất đi, trải khoảng sáu bảy năm thiên hạ thái bình vậy". Bèn gọi Lý Công Uẩn nói rằng: "Gần đây, tôi thấy sự lạ của phù sấm, biết họ Lý tráng thịnh thì việc dấy nghiệp là một chắc chắn vậy. Nay xem thiên hạ họ Lý rất nhiều nhưng không có ai khoan từ nhân thứ, rất được lòng người mà tay nắm binh quyền như Thân vệ. Làm tôn chủ muôn dân, mà bỏ Thân vệ thì ai sẽ cáng đáng cho. Tôi nay tuổi hơn 70, mong sao cho

đừng mau chết, để thấy được sựđức hóa ra sao thì thật là sự may ngàn năm một lần vậy".

Việt sử tiêu án 1 tờ 75a-76b cũng chép sự việc và bài thơ nhưToàn thư nhưng rút ngắn lời bàn của Vạn Hạnh lại thành: "Gần đây, tôi xét phù sấm, thì họ Lý đang lên, mà không có ai như Thân vệ cả". Song lại thêm một lời bàn khá dài nói: "Xét một cơn sét đánh thành văn chỉ bốn chục chữ, mà trong khoảng 1100 năm, sự phế hưng của các đời, tên họđều bao gồm gần hết. Trời có nói gì đâu. Đó là bởi Vạn Hạnh giỏi việc xét bói, nhân sét đánh cây bông gạo, thác văn vào đó để tỏ ra thần dị, Lý Nhân Tôn tặng thơ nói:

Thật hiệp sấm trời xưa Quê hương tên Cổ pháp Chống gậy trấn kinh vua

Xem mấy câu bình văn trên cây ở trước, biện bạch rõ ràng không sai việc. Hạnh bình luận cả bài cho tới câu"Dị mộc tái sinh" thì sự biện luận đó rõ ràng không sai. Từ câu "Chấn cung... " trở xuống, lời văn hàm hồ, riêng có ý sâu huyền diệu, không chịu tỏ

tụng1. Cây đa chùa Song lâm sâu ăn vỏ, thành nét chữ "Quốc"2. Ấy đại khái những việc mà tùy theo chỗ tai nghe mắt thấy Sưđã xét bàn thì mỗi mỗi phù hợp với điềm Lê diệt, Lý hưng. Vì vậy, ngày Lý Thái Tổ lên ngôi, Sưở tại chùa Lục tổđã biết trước, bảo với người bác và người chú của vua3 rằng:

"Thiên tửđã băng, Lý thân vệ hiện đang ở nhà, tay chân họ Lý túc trực trong thành lên tới số ngàn. Trong trưa này, Thân vệắt được lên ngôi". Rồi yết bảng ởđường cái nói rằng:

"Tật Lê chìm bể Bắc Hạt Lý mọc trời Nam4

Bốn phương gươm giáo dẹp Tám cõi mừng bình an".

Hai vương nghe nói rất sợ sai người đi hỏi tin tức, quảđúng như lời Sư nói.

Đến ngày 15 tháng 5 năm Thuận Thiên thứ 16 (1025)5, Sư không bệnh, nói kệ bài: "Thân như bóng chớp có rồi không

Cây cỏ xuân tươi thu héo hon Tùy vận thịnh suy không hãi sợ Thịnh suy đầu cỏ có phơi sương".6

Rồi Sư dạy đệ tử rằng: "Các con muốn đi đâu? Thầy không lấy chỗ trụđể trụ, không (53a1) nương vào chỗ không trụ để trụ".

hết. Gần đây, có kẻ hiếu sự, riêng đem ý mình suy din, mê hoặc trí người, đến nỗi thứ gian phu dối toan làm việc phi phận, binh loạn không thôi. Cái hại của sấm cũng thật mãnh liệt thay".

1 Mộ Hiển Khánh đại vương tức mộ của cha Lý Công Uẩn. Khi lên ngôi, Uẩn truy phong cho cha mình là Hiển Khánh Vương. Xem

Đại Việt sử lược 2 tờ 2a1 và Toàn thưB1 tờ 34a6. Về những tiếng đọc tụng xung quanh mộ này, xem nguyên chú ở cuối truyện

đây.

2 Chùa Song lâm đây tức là chùa Song lâm, làng Phù ninh phủ Thiên đức, nơi ở chính thức của Thiền ông, thầy của Vạn Hạnh

3Đại Việt sử lược 2 tờ 2b3 nói: "Tháng 11 nguyên niên (1009) vua lên ngôi... lấy anh vua Mỗ làm Vũ Uy Vương, em vua là Dực Thánh Vương". Toàn thưB1 tờ 34b5-6 viết: "... lấy Hoàng huyễnh làm Vũ Uy Vương, Hoàng thúc làm VũĐạo Vương, con của Vũ

Uy Vương là Trưng Hiển làm Thái úy, con của Dực Thánh Vương là Phó làm Tổng quản". Cương mục chính biên 2 tờ 8a4-7 chép lại Toàn thưthấy rõ Dực Thánh Vương không biết là ai, mà con cũng được phong làm Tổng quản, nên đã chua thêm là: "Thiên nam trung nghĩa lục của Phạm Phi Hiển nói Dực Thánh Vương là con thứ của Thái Tổ". Nhưng rõ ràng theo Đại Việt sử lược thì Dực Thánh Vương là em của Lý Công Uẩn.

Cứ vào truyện Vạn Hạnh đây thì Lý Công Uẩn còn có chú và bác, và đều được phong vương. Bằng vào những dẫn chứng trên, thì chỉToàn thưvà những sử chép theo nó mới ghi phong hiệu của người chú của Uẩn, đây là VũĐạo Vương, còn trong đây thì không thấy nói. Đoạn sử khoảng này của nhà Lý có nhiều ám muội chưa rõ.

4 Tật Lê và hạt Lý là ý muốn chỉ họ Lê và họ Lý.

5 Cả hai bản đời Lê lẫn bản đời Nguyễn đều ghi Vạn Hạnh mất vào ngày 15 tháng 5 năm Thiên Ứng thứ 9, tức năm 1002. Nhưng

đây dĩ nhiên là một khắc sai, bởi vì với một cuộc đời như vừa đọc, Vạn Hạnh tất không thể chết, trước khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào năm 1010 được. Do thế, một số tác giả như Trần Văn Giáp (Le Bouddhisme en Annam, BEFEO XXXII (1932) 239 và Lược truyện các tác giả Việt Nam, nhà xuất bản Sử học, Hà nội, 1962, tr. 183) đã sửa Ứng Thiên thứ 9 thành năm Thuận Thiên thứ 9 và nói Vạn Hạnh mất vào năm 1018. Song sửa như thế là chưa chính xác cho lắm, bởi vì năm mất của Vạn Hạnh các bộ sử khác ghi rất kỹ và nó nhất định không phải năm Thuận Thiên thứ 9. Trái lại, cứĐại Việt sử lược 2 tờ 4a7 và Toàn thưB2 tờ 10a3-4 thì "năm Thuận Thiên thứ 16 thầy Vạn Hạnh hóa thân". Như vậy, Vạn Hạnh mất năm 1025, chứ không phải năm 1018, như từ trước tới nay thường chép. Từđó, Ứng Thiên cửu niên là một chép sai của Thuận Thiên thập lục niên. Chữ thuận bịđoán lộn thành chữ ứng, còn chữ thập lục bịđọc rút thành cửu.

6Việt sử tiêu án 1 tờ 83a7-b1, nhân ghi "thầy Vạn Hạnh chết", viết: "Vạn Hạnh không bệnh mà chết. Người bây giờ gọi đó là hóa thân. Vạn Hạnh thường có thơ.

Thân nhưđiện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Tùy vận thạnh suy hưu bốủy Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Nói xong giây lát thì tịch. Vua và sĩ thứ làm lễ trà tỳ, lượm cốt dựng tháp để thờ. Lý Nhân Tông thường có bài kệ truy tặng rằng:

"Vạn Hạnh dung ba cõi Thật hiệp lời sấm xưa Quê hương tên Cổ pháp Chống gậy trấn kinh đô"1

Về chuyện mộĐại vương Hiền Khánh thì ban đêm thường vào lúc Sư thiền định bố phía mộđều có tiếng:

Tiếng phía đông nói:

Khánh vạn Tường nham với Quế phong Ruột dê, rồng thế, phụ nhau vờn Triều tôn, Đông liệt ba trăm thế Sáu tuất tới đây nhắm Thiên bồng2. Tiếng phía nam nói:

Nam hướng Phù ninh thần giữ nhà Đời tươi trai gái lắm người ra Thiên đức giàu sang đầy nhà cửa

1Kiến văn tiểu lục 4 tờ 13a4-5 và Việt sử tiêu án 1 tờ 76b2-3 chép nguyên bài thơ. Tam tế, mà đây dịch là "ba cõi", tức chỉ cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Xem Kiến văn tiểu lục 9 tờ 12a6-7 về chữ Tam tế. Vạn Hạnh dung tam tế, có nghĩa Vạn Hạnh thấu suốt tất cả sự việc của quá khứ, thời hiện tại và thời vị lai.

2 Nguyên văn:

"Khánh vạn tường nham dự Quế Phong Dương trường long thế dực tương tùng Đông liệt triều tôn thế tam bách Lục tuất (thiếu hai chữ) đối thiên bồng".

Khánh vạn, Tường nham và Quế phong, chúng tôi nghi là ba tên đất. Đại Việt lịch triều đăng khoa lục 2 có ghi một làng tên Khánh

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)