THIỀN SƯ Tịnh Lực (1112 1175)

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 70 - 71)

Am Việt vương trì, Tỉnh Cương, Vũ ninh1 người Cát lăng, Vũ bình2 họ Ngô, tên Trạm. Thuở nhỏ Sư thông minh, biện tài, sở trướng nghề văn, thể chữ càng giỏi. Trong khi du học, được gặp Đạo Huệ, núi Tiên du, bèn quyến luyến nhau, như cây kim hạt cải, nên gửi lòng đất Phatả, mặc áo cỏ, ăn cây lá, phước huệ cùng tu, trải mấy tinh sương, lòng càng bền chặt. Đạo Huệ thường bảo: "Tâm ấn Chư Phật, người đã có sẵn, không cần theo ai mà được."

Sư thưa: "Đã được thầy chỉ dạy, nhưng nay nên trụ nơi nào?"

Đạo Huệ bảo: "Chẳng cần đi đâu xa, ở tại Vũ ninh là tốt" (30b1). Sư thẳng lên núi, cất am cỏ, ở tu. Trong 12 thời, Sư lễ Phật sám hối, thâm nhập được pháp môn niệm Phật tam muội3 nên âm thanh trong trẻo như tiếng Phạm thiên. Thường giảng kinh Viên giác, nghĩa lý nếu có chỗ nào chưa ổn, Sưđích thân cải chính. Người bấy giờ bảo trong miệng Sư hùng hoàng4.

1Đại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc ninh, mục Sơn xuyên, trong khi viết về Trâu sơn, nói: "Trâu sơn, một tên là núi Vũ ninh", rồi dẫn

An nam chí rằng: "Núi Vũ ninh ở châu Vũ ninh, có Tỉnh cương và có Thạch xà gọi là Ngọc kinh tử, lại có mộ của Việt Vương. Tỉnh cương như vậy là một cái gò trên núi Trâu hiện nay. Cái gò này vì có một cái giếng, nên gọi là gò Giếng hay Tỉnh cương. Bên cạnh gò có lẽ có một cái đầm và vì nó gần mộ của Việt Vương, nên gọi là Việt Vương trì hay Vương trì. Còn Vũ ninh, cái tên đặt ra từ thời Tôn Ngô, đến thời Lý vẫn còn dùng để gọi một châu. Đại Việt sử lược 2 tờ 11a8 nói: "Năm Long Thụy Thái Bình thứ 6 (1059) vua dựng chùa Sùng nghiêm báo đức ở châu Vũ ninh" Đất châu này ngày nay thuộc địa phận hai huyện Quế

dương và Vũ Giang tỉnh Bắc ninh.

2 Theo Cương mục tiền biên 3 tờ15a1-4 thì "Vũ bình vốn đất huyện Phong khê, khoảng đầu đời Ngô đặt ra, gồm có 7 huyện. Đời Tùy bỏ quận, đổi làm huyện Long bình, đời Đường đổi làm huyện Vũ bình, sau đó lại đặt làm Đằng châu. Đời Đinh và Lê lấy làm hai phủ Tiên hưng và Khoái châu, nay là đất tỉnh Hưng yên vậy".

Đại nam nhất thống chí tỉnh Hưng Yên, mục phần dã cũng có một ý kiến tương tợ, đấy là đặt Đằng châu và Khoái châu làm tên cho quậnVũ bình đời Lương, rồi chú chép là "chép trong sử Lý Cao Tôn". Toàn thưB4 tờ 25a8 có ghi "Năm Trị Bình Long

Ứng thứ 5 (1209) mùa xuân tháng giêng Phạm Bỉnh Di đem người Đằng châu và Khoái châu đi đánh Phạm Du". Nhưng không nói gì đến chuyện đặt tên Đằng châu và Khoái châu cho Vũ Bình hết. Mà truyện Tịnh Lực ởđây xác nhận là cái tên Vũ bình cho tới thời Lý vẫn đang còn dùng.

Các sử sách Trung quốc thì Nguyên hòa quận huyện đồ chí 38 tờ 12b4-9 nói "huyện Vũ bình, từ huyện lỵđến phủ lỵ

(Giáo châu) phía tây nam 19 dặm, vốn là đất thành bọn mọi Phù nghiêm. Năm Kiến Hoạch thứ 3 (271) đời Qui Mạng Hầu nhà Ngô

đánh tan bọn mọi Phù nghiêm đặt quận Vũ bình, năm Khai Hoàng thứ 10 (590) bỏ quận, lập huyện Sùng bình thuộc Giao châu. Năm VũĐức thứ 4 (621) đổi tên là Vũ bình". Huyện Vũ Bình như vậy ở vào phía đông bắc của phủ trị Giao châu, mà vào thời Lý Cát Phủ viết Nguyên hoà quận huyện đồ chí, tức những năm 806-820, thì đã ở tại phần đất của thủđô Hà nội ngày nay. Cứ vào mô tảđó thì huyện Vũ bình có thểở vào địa phận tỉnh Hưng yên lắm.

Thái bình hoàn vũ ký 17tờ 8b9-9a3 cũng có những mô tả tương tự. Nó viết: "Huyện Vũ bình, nhà Ngô đặt quận Vũ bình, nhà Tùy đổi thành huyện. Nó vốn là huyện Phong Khê thời Hán. Khoảng đầu năm Kiến Vũ, người con gái huyện Mê linh tên Trưng Trắc làm phản, đánh hãm Giao chỉ. Mã Viện đem quân tới đánh, ba năm mới bình. Vũđế bèn đặt thêm hai huyện Vọng hải và Phong khê. Phong khê tức huyện này. Đời Tuỳ gọi nó là Long bình. Đường VũĐức năm thứ 4 (621) đổi nó làm huyện Vũ bình". Những mẫu tin của Nhạc sửởđây đều chép lại Nguyên văn của phần địa lý về huyện Vũ bình trong Cựu đường thư 41 tờ 43a8- 11, Tân Đường thư 43 thượng tờ 10a1 cũng không có một điểm gì mới lạ.

Chúng tôi nghĩ rằng, cứ vào những tài liệu Trung quốc vừa dẫn thì huyện Vũ bình đời Đường cho đến đời Lý vẫn là một

địa phận với những thêm bớt cắt xén nào đó. Vũ bình thời nhà Lý rất có thể là tên một quận hay một châu, và nó nằm tại phần

đất tỉnh Hưng yên ngày nay. Bắc thành địa dư chí lục 3 tờ 18b2 và 19a2 có kê một tổng xã tên Cát dương thuộc huyện Phù dung và một tổng xã tên Cát lăng thuộc huyện Tiên lữ, phủ Khoái châu. Cát lăng quê hương của Tịnh Lực ởđây có thể gồm địa phận các tổng Cát dương và Cát lăng vừa nói.

3 Niệm Phật tam muội, Phạn: Buddhànusmrti-samàdhi. phương pháp Thiền định bằng cách nhớ nghĩđến Phật. Sự nhớ nghĩ này hoặc bằng một lòng quán tưởng những nét đẹp của xác thân Phật hay thật tướng của pháp thân Phật thì gọi là quán tưởng niệm Phật, hoặc bằng một lòng đọc tụng tên Phật thì gọi là danh xưng niệm Phật. Đây là nhân hành của việc niệm Phật. Đến khi vào thiền định mà thấy được chính Phật hiện ra trước mắt hay thấy được pháp thân Phật, thì đấy là kết quả của việc niệm Phật tam muội. Xem Quán vô lượng thọ kinh ĐTK 365 và Niệm phật tam muội kinh 7 ĐTK 1996.

4 Hùng hoàng theo Thần nông bản thảo kinh là một loại đá có thể làm cho người ta "nhẹ người thần tiên" và chống lại được bệnh do tà ma quỉ quái tạo ra. Ngô Phổ giải thích nó là thứ hùng của các loại đan nên gọi là hùng hoàng. Xem Thần nông bản thảo kinh 2 tờ 2b1-11 và Bản thảo cương mục 9 tờ 21b9-28b1. Đặc biệt đây là chất người Trung quốc thường dùng để bôi xoá những chữ

Vào một tháng nào đó của năm Thiên Cảm thứ 2 (1175)1, Sư cáo bệnh gọi môn đồđến dạy: "Các ngươi hết thảy đều là kẻ học đạo. Lòng siêng cúng dường Phật, không ngoài việc chỉ nhằm khiến dứt trừ các ác nghiệp. Tâm và miệng niệm tụng phải tin, hiểu, nghe, biết. ở chỗ vắng vẻ yên lặng, gần gũi thiện tri thức, mở lời hoà vui, nói năng đúng lúc, trong không sợ khiếp, hiểu rõ nghĩa lý, xa lìa ngu mê, an trụ bất động, xem hết mọi pháp vô thường vô ngã, vô tác vô vi, ở chỗ lìa phân biệt. Đó là người học đạo. Ta nay hoá duyên đã xong".

Rồi Sư nói bài kệ sau:

"Trước tuy nói cát sau nói hung Từđấy theo xưa huý chẳng tùng Vì gặp thấy rồng làm con Phật 2

Chợt trông chuột hiện lặng vô cùng".3

Nói xong Sư ngồi ngay ngắn [31a1] thị tịch, thọ 64 tuổi.

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 70 - 71)