THIỀN SƯ Chân Không (1046-1100)

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 141 - 143)

Chùa Chúc thánh, núi Phổ lại, Phù lan1. Người Phù đổng, Tiên du, họ Vương, tên Hải Thiềm, xuất thân từ vọng tộc. Khi mẹ mang thai, cha mộng thấy một tăng sĩ trao cho tích trượng, nhân đó có được Sư.

Thuở nhỏ, Sư mồ côi, khổ công đọc sách, không thích việc vặt. Năm 15 tuổi rộng hiểu sách vở. Đến năm 18 Sư dạo khắp thiền lâm đi tìm ấn chứng. Nhân đó đến hội giảng của Thảo Nhất tại chùa Tịnh lự, núi Đông cứu2 nghe giảng kinh Pháp hoa, Sư bỗng nhiên tỏ ngộ.

Từđó, cơ duyên hòa hợp, rùa gỗ gặp nhau3. Nhập thất sáu năm, học hỏi nghiên cứu mỗi ngày một thêm tiến bộ. Sau nhận được tâm ấn. Sư liền đến ở núi ấy theo luật mà tự phòng hộ, không rời khỏi núi, trải qua 20 năm tiếng khen đồn khắp.

Vua Lý Nhân Tôn nghe được, xuống chiếu mời Sư vào đại nội để giảng kinh Pháp hoa, thính giả tìm đến tấp nập. Bấy giờ thái uý Nguyễn Thường Kiệt, thứ sử Lạng châu là tướng quốc Thân Công4 càng thêm kính trọng, thường bỏ của riêng ra cúng dường Sư. Sưđược những gì đều đem sửa chùa xây tháp (65b1) và đúc hồng chung để lưu lại ở trấn.

Một lần, có một vị Tăng hỏi: "Thế nào là đạo mầu?" Sưđáp: "Giác ngộ rồi mới biết"

Tăng hỏi thêm: "Đối với giáo chỉ của người xưa thì người học này chưa hiểu. Nay dạy như vậy làm sao hiểu được?"

1Lịch triều hiến chương loại chí 3 tờ 2a7-b1 viết: "Núi Phổ lại tại xã Phổ lại, huyện Quế dương, núi đá rất cao, ngó xuống dòng sông Lục đầu, cảnh trí khoáng đãng. Trên núi có chùa Chúc thánh, đó là nơi tu hành luyện tinh của Thiền sư Không lộ. Thời Trần, vua quan thường hay đến đó ngâm vịnh... .". Xem thêm Đại nam nhất thống chí tỉnh Bắc ninh, mục Sơn xuyên. Nay là núi Phả lại tại xã Phả lại, huyện Quế dương, tỉnh Hà bắc.

Một khi đã xác định vị trí của núi Phả lại như thế thì vị trí của chùa Phù lan tất không thể giới hạn theo Cương mục chính biên 1 tờ 27a4 được, bởi vì theo nó thì "Phù lan là tên một trại, nay là xã Phù vệ thuộc huyện Đường hào, tỉnh Hải dương". Đất của trại Phù lan đời Lê và Lý, ngoài huyện Đường hào ra, còn phải ăn thâm lên một phần nào đất huyện Quế dương và có thể là huyện Chí linh nữa.

2Đại Việt sử lược 2 tờ 10b3-4 viết: "Năm Long Thụy Thái Bình thứ hai (1055) dựng chùa Tĩnh lựở núi Đông cứu". Lịch triều hiến chương loại chí 3 tờ 6a1 viết: "Núi Đông cứu tại huyện Gia định gồm nhiều ngọn núi đứng thẳng, ngó xuống dòng sông. Trên núi có chùa Thiên thai, cảnh trí cũng đẹp. Trịnh Dụ Tổ thường đến chơi nơi ấy... ". Huyện Gia định năm Minh mạng thứ 1 (1820) đổi làm huyện Gia bình, nên Đại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc ninh, mục Sơn xuyên nói: "Núi Thiên thai tại tây bắc huyện Gia bình 5 dặm, một ngọn đứng cao chót vót, đá đất lẫn lộn, bên cạnh có những ngọn khác ngó xuống dòng sông. Trên núi có chùa, có thể

gọi là đẹp đẽ. Nó một tên là núi Đông cứu một tên là núi Đông cao".

Vị sư Thảo Nhất của chùa này, mà truyện Chân Không đây nói tới, ta hiện không biết một tí gì.

3 Qui mộc tương giao. Điển rút từ kinh Tạp a hàm: "Trong biển lớn có một con rùa đui, sống lâu vô lượng kiếp, cứ trăm năm thì ló

đầu lên một lần. Lại có một khúc gỗ nổi chỉ có một lỗ hổng, trôi dạt theo sóng biển, tùy gió mà trôi đông hay trôi tây. Con rùa mù một trăm năm ló đầu một lần mà gặp lỗ hổng của khúc gỗđó, thật là khó thay". Xem Tạp a hàm kinh 16. Xem thêm kinh Niết bàn: "Sinh ra đời làm người là một chuyện khó. Gặp được thời cũng khó. Giống như con rùa mù trong biển lớn gặp được một lỗ

hổng trên khúc cây". Xem Đại bát niết bàn kinh 2.

4 Tức phải chỉ Thân Đạo Nguyên, con của Thân Thiện Thái và công chúa Bình Dương, bởi vì không những Nguyên đồng thời với Lý Thường Kiệt, mà còn vì vợ của Nguyên là công chúa Thiên Thành dưới đây cũng đến cúng dường Chân Không. Theo Đại Việt sử

lược 2 tờ 11a7-8 và 15a2 thì Nguyên cũng có tên là Thân Cảnh Nguyên, được Lý Thánh Tôn chọn làm phò mã năm 1059 và 1066 thì chính thức cưới công chúa Thiên Thành. Tục tư trị thông giám trường biên 279 tờ 11a gọi Nguyên là Thân Cảnh Phúc, còn Mộng khê bút đàm 2 thì gọi là Thân Cảnh Long. Ta chưa hiểu rõ tại sao lại có nhiều sai chạy như vậy. Dẫu sao , Nguyên là một trong những vị tướng lãnh có công đầu trong trận chống quân xâm lược Tống năm 1075.

Sưđáp:

"Nếu đến nhà tiên trong động thẳm Thuốc đan đổi cốt được đem về" Hỏi: "Thế nào là viên thuốc đan?" Sưđáp:

"Nhiều kiếp ngu si không biết rõ Sáng nay chợt ngộđược tỏ bày" Hỏi: "Thế nào là tỏ bày?"

Sưđáp: "Tỏ bày chiếu khắp cõi Ta bà Tất cả chúng sinh cùng một nhà".

Lại hỏi: "Tuy không giải đích xác nơi nơi đều gặp y1. Cái nào là y?" Sưđáp: "Lửa kiếp2 lẫy lừng thiêu rụi hết

Núi xanh như cũ trắng mây bay". Lại hỏi: "Sắc thân tan rã rồi thì sao?" Sưđáp: "Xuân đến xuân đi nghi xuân hết Hoa rơi hoa nở chỉ là xuân"

Tăng ngẫm nghĩ, Sư quát: "Đồng bằng sau cơn lửa Cây cối mỗi tươi thơm" Tăng vái lạy.

Tuổi già, Sư về quận mình, dựng lại chùa Bảo (66a1) cảm. Đến ngày 01 tháng 11 năm Hội Phong thứ 9 (1100), khi sắp tịch, Sư nói bài kệ:

"Trống vắng gốc mầu sáng rực ra Gió hòa nổi dậy khắp Ta bà Người người thảy biết vô vi sướng Nếu được vô vi mới phải nhà". Vào nửa đêm hôm đó, Sư lại nói:

1 Thiền sưĐộng Sơn Lương Giới, khi bước qua dòng nước thấy cái bóng mình mà ngộđạo, bèn làm bài thơ: "Thiết kỵ tùng tha mích Thiều thiều dữ ngã cư Ngã kim độc tự vãng Xứ xứ phùng đắc cừ". (Rất kỵ tìm nơi khác Cùng ta nó luôn đi Ta nay riêng tựđến Nơi nơi đều gặp y)

Xem Truyền đăng lục 15 tờ 321c19. Khái niệm "nơi nơi đều gặp y" là rút từ bài thơ vừa dẫn.

2 Kiếp hỏa. Thế mạt luận Phật giáo nói vào lúc hủy diệt, thế giới sẽ bị thiêu rụi bởi một ngọn lửa có sức nóng bằng bảy mặt trời. Ngọn lửa đấy gọi là kiếp hỏa hay lửa kiếp. Xem A tỳđạt ma câu xá luận 12. Quan niệm thế mạt đó sau này Thiền tôn mượn để đặt thành công án. Công án thứ 29 của Bích nham lục đặt vấn đề thế này: "Khi lửa kiếp lẫy lừng, vũ trụ thiêu hoại, thì cái gì hoại, cái gì không hoại?". Xem Bích nham lục 3 tờ 169a 17-18.

"Đạo tâm đã thành Giáo ta đã hành Ta theo biến hóa".

Rồi ngồi kiết già mà mất, thọ 55 tuổi đời, 36 tuổi hạ1, hoàng thái hậu và công chúa Thiên Thành2, cùng đệ tử Ni sư Diệu Nhân3đều đem dâng lễ vật. Qua hai ngày sau, đại sư Nghĩa Hải chùa Đại minh và sa môn được ban ấn tín Pháp Thành đem đồ chúng và sắm sửa lễ vật đến chôn Sư, xây tháp ở ngoài trai đường. Học sĩ Nguyễn Văn Cử phụng chiếu soạn bài minh cho tháp, công bộ thượng thưĐoàn Văn Khâm có thơ truy điệu rằng:

"Triều đình thôn dã nức cao phong Gậy chống như mây gặp hội rồng Kinh hãi nhà nhân, cây huệ gẫy Than dài rừng đạo, đọt tùng buông Cỏ biếc vây mồ thêm tháp mới

Núi xanh soi nước thấy hình vương (66b1) Cửa thiền vắng vẻ nào ai gõ

Qua đấy chuông chiều vẳng tiếng buồn"4

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Thiền Uyển Tập Anh docx (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)